Thăm bảo tàng sinh vật biển lớn nhất Việt Nam
Tại bảo tàng Hải dương học Việt Nam, bạn có thể khám phá thế giới đại dương kỳ thú với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt.
Bảo tàng Hải dương học Việt Nam thuộc Viện Hải dương học được thành lập từ năm 1922, là trung tâm lưu giữ, trưng bày giới thiệu nhiều sinh vật biển quý hiếm nằm tại Nha Trang. Nơi đây gồm nhiều khu vực tham quan như: Bể nuôi sinh vật biển, sinh vật trong bể nuôi ngoài trời, sinh vật sống trong các bể kính, bảo tàng đa dạng sinh học, các mẫu vật lớn, các mẫu vật nhỏ.
Viện Hải dương học nhìn từ trên cao .
Mặt tiền viện Hải dương học.
Đến đây, khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới. Những loài cá có hình thù kỳ dị và nhiều sắc màu tung tăng bơi lội trong các hồ nuôi lớn nhỏ khác nhau.
Cá mao tiên đẹp nhưng rất độc.
Đó là cá mao tiên với những tia vây sặc sỡ nhưng đầy độc tố, những con sam biển kích thước rất lớn với những gai nhọn có nọc độc có thể làm chết người, đủ loại cá nóc với nhiều hình dáng khác nhau, từ loại nguy hiểm khi con người ăn phải và cả những loại cá nóc có thể ăn được, những chú sao biển nhiều màu sắc hiền lành nằm trong hồ dành riêng cho thiếu nhi… Trong hồ nuôi cá lớn có cả những chú cá mập có kích thước gần 2m, bể nuôi hải cẩu…
Bảo tàng có hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới.
Ở những hồ nuôi cá nhỏ là những con chình thiên long rất dài và đẹp, cá ngát với đặc tính luôn bơi lội theo đàn, hải quỳ ống đủ màu sắc, các loại san hô như những đóa hoa nở dưới nước. Có những loài tên của chúng gắn liền với hình dáng hay các đặc tính như tôm bác sĩ sống cộng sinh với cá mó vệ sinh, đặc tính của chúng là ăn những chất bám vào vết thương của sinh vật khác; những chú cá chim cờ có vây như hình cây phướn trên lưng; những chú cá ngựa luôn bơi đứng và con đực mang thai giúp vợ…
Loài tôm có màu sắc độc đáo.
Video đang HOT
Những chú cá mặt quỷ nằm im lìm gần như không cử động, nếu nhìn không kỹ có thể tưởng nhầm là đá hay san hô, thế nhưng một chú cá nhỏ ngờ nghệch nào đó bơi qua sẽ là miếng mồi ngon cho chúng. Điều thú vị là bạn có thể nhìn rõ những hoa văn trên mình các sinh vật sống dưới nước mà không một hình ảnh nào có thể ghi lại rõ ràng hơn.
Cá mặt quỷ.
Tại phòng trưng bày mẫu vật lớn bạn sẽ được thấy một bộ xương cá voi lưng gù dài 18 m, nặng 18 tấn (được khai quật tại tỉnh Nam Hà năm 1994); bộ xương nàng tiên cá (Dugong ) khai quật tháng 11/1997 tại bãi Lò Vôi (Côn Đảo), loài này đang bị nguy cơ tuyệt chủng, những chú cá mập, những con cá nạng… có kích thước rất lớn.
Bộ xương cá voi lưng gù được trưng bày tại viện.
Khu trưng bày mẫu sinh vật biển có đến 22.000 mẫu vật (được tích lũy trong 90 năm hoạt động của Viện Hải dương học), trong đó có nhiều vật lạ như hải miên, san hô đỏ, trai khổng lồ, cá anh vũ, mực bay khổng lồ, cá tầm, cá heo, hải cẩu… Những mẫu sinh vật độc hại gây chết người sẽ là bài học để con người có biện pháp phòng tránh.
Khu trưng bày mẫu sinh vật biển.
Tại khu trưng bày sinh thái biển, bạn sẽ có dịp tìm hiểu về những mẫu đá trầm tích, đá vôi, san hô… được khai thác từ nhiều vùng khác nhau ở những độ sâu cả ngàn mét dưới lòng đất. Lý thú hơn cả là những tấm bản đồ Việt Nam ở thế kỷ 18, những cuốn sách có kích thước lớn được in ấn từ những năm 1700 hay những thiết bị rất cổ xưa dùng trong nghiên cứu biển. Bạn sẽ biết thế nào là cái nơm, cái trúm, cái lớp, cái bóng, lờ, sò hôm, mô hình lưới giã cào, mô hình khai thác yến sào…
Buồng điều hòa áp suất.
Mô hình rừng ngập mặn.
Tháng 6/2011, Viện Hải Dương học Nha Trang đã khánh thành Phòng trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa nằm trong hệ thống hầm xuyên lòng núi phía sau Viện, thuộc khu vực Bảo tàng. Phòng trưng bày có chiều dài 80 m, ngang 12 m, ngoài việc giới thiệu nhiều tài liệu về Hoàng Sa và Trường Sa, còn có hàng trăm mẫu sinh vật, địa chất, các loài sinh vật sống tiêu biểu của vùng biển thuộc hai quần đảo trên. Số mẫu vật được thu thập qua nhiều chuyến đi khảo sát, nghiên cứu thực tế của Viện Hải dương học tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Khu trưng bày về Hoàng Sa và Trường Sa ở viện.
Không chỉ khám phá thế giới đại dương kỳ thú, đến tham quan Bảo tàng Hải dương học Việt Nam, du khách còn có được cái nhìn tổng thể về biển như: khoa học công nghệ biển, nguồn lợi tài nguyên, ý thức bảo vệ môi trường…
Theo Zing
Dừng hình trước khoảnh khắc đẹp kỳ ảo của sứa biển
Dưới góc chụp của nhiếp ảnh gia Alexander Semenov, loài sứa xuất hiện trong ý nghĩ của con người như những sinh vật ngoài hành tinh đẹp kỳ ảo.
Nổi tiếng với các bức ảnh sinh vật biển chân thực và sống động tới từng pixel, nhà sinh vật học hàng hải kiêm nhiếp ảnh gia người Nga Alexander Semenov luôn đem đến cho người xem cảm giác mới lạ hơn về thế giới đại dương bao la. Mới đây, anh đã quay trở lại với loạt ảnh mới về các loàisứa biển được mệnh danh là sinh vật ngoài hành tinh.
Loài sứa dường như đẹp hơn dưới góc chụp của nhiếp ảnh gia Alexander Semenov.
Hiện anh Alexander đang là trưởng nhóm của đoàn viễn chinh Aquatilis - một dự án khoa học kéo dài 3 năm chuyên sâu vào nghiên cứu thế giới đại dương. Mục đích của dự án này nhằm mở ra bức màn bí mật về loài sứa biển sống ẩn sâu ở dưới đáy đại dương.
Thân mình của loài sứa có thể tan ra nếu gặp phải dù chỉ là một cái chạm nhẹ của con người nên các nhà khoa học không thể nghiên cứu tại phòng thí nghiệm cũng như công viên thủy sinh. Vì vậy, họ buộc phải sử dụng các thiết bị tân tiến, thậm chí cả robot để ghi lại được hình ảnh của loài sứa.
Những hình ảnh đẹp hút hồn khác trong bộ sưu tập:
TheoChi Mai / Trí Thức Trẻ
Bò biển chết gần đảo Phú Quốc, chuyện gì đã xảy ra? Ngày 23-10, các cán bộ Việt Sinh thái học miền Nam đã đến tìm hiểu về cái chết của con Dugong dugong (tên địa phương còn gọi là Cá cúi, Dugong hay bò biển). Hình ảnh xác con Dugong chụp lúc 9g40 ngày 23-10-2014 - tại Khu bảo tồn Cỏ Biển (Phú Quốc, Kiên Giang). Xác bò biển được ngư dân tìm thấy...