Thăm bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải ở Lai Châu
Bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Nơi đây cách thị trấn Tam Đường khoảng 7 km và cách thành phố Lai Châu khoảng 30 km.
Sì Thâu Chải thu hút du khách bởi vẻ yên bình, không gian thoáng đãng và nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao. Bản có hơn 60 hộ gia đình người Dao sinh sống qua nhiều thế hệ. Ảnh: Minh Meo
Độc giả Minh Meo, sống và làm việc tại Hà Nội, sau chuyến du lịch tại Sì Thâu Chải, chia sẻ “Bản này làm du lịch từ lâu nhưng mọi thứ vẫn mộc mạc, bình dị, giữ được nhiều nét văn hóa riêng”. Ảnh: Minh Meo
Theo độc giả Minh Meo, cuộc sống tại Sì Thâu Chải diễn ra chậm rãi. Người dân bản địa thường lên nương trồng trọt, thu hoạch hoặc làm các công việc chung của thôn. Những đứ.a tr.ẻ đến trường, còn người lớn gắn bó với nhau qua các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: Minh Meo
Video đang HOT
Con đường trong làng được xây dựng sạch sẽ, hai bên trồng nhiều hoa như hoa hồng, đào, ngũ sắc và bắp vàng phơi khô treo trước hiên nhà. Sì Thâu Chải còn là nơi lý tưởng để săn mây vào buổi sáng và ngắm hoàng hôn trên đường lên bản. Ảnh: Minh Meo
Trong làng vẫn còn nhiều ngôi nhà trình tường mang nét kiến trúc đặc trưng. Một số hộ dân xây dựng homestay để phục vụ du lịch với chi phí lưu trú khoảng 100.000 đồng/khách/đêm. Du khách cũng có thể đăng ký ăn uống và trải nghiệm cuộc sống cùng người dân địa phương với chi phí hợp lý. Ảnh: Minh Meo
Một điểm check-in không thể bỏ qua tại đây là thác Tác Tình, nơi thu hút nhiều du khách khám phá. Ảnh: Minh Meo
Từ bản, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn Tam Đường cùng khung cảnh núi rừng hùng vĩ. Ảnh: Minh Meo
Từ tháng 9 đến tháng 2 là thời điểm đẹp nhất để ghé thăm Sì Thâu Chải. Vào dịp này, bản tổ chức nhiều lễ hội độc đáo. Đặc biệt vào mùa Xuân, hoa đào và hoa cải khoe sắc, tạo nên cảnh quan thơ mộng, hấp dẫn du khách. Ảnh: Minh Meo
Khám phá bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, Lai Châu
Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, bản Sì Thâu Chải, huyện Tam Đường (Lai Châu) là một trong những bản làng đặc trưng về du lịch cộng đồng của dân tộc Dao vùng Tây Bắc.
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, hiếm thấy một bản làng đẹp còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán, giá trị văn hóa độc đáo như ở Sì Thâu Chải.
Sì Thâu Chải đẹp mơ màng
Bản Sì Thâu Chải cách thị trấn Tam Đường khoảng 6km, với hơn 60 hộ dân là người Dao sinh sống. Đứng từ bản, phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể nhìn được toàn cảnh thị trấn Tam Đường cùng khung cảnh của núi rừng bao la, hùng vĩ như một bức tranh thủy mặc. Ấn tượng với du khách lần đầu đến đây là không gian yên tĩnh, cảnh quan môi trường luôn xanh, sạch đẹp với hoa hồng, hoa địa lan, nhiều loại cây ăn quả đào, mận, lê trồng hai bên đường đi, trồng trong vườn, trên sườn núi. Con đường dẫn vào bản được lát đá, hai bên đường đi là những bức tường đá, hai bên đường đi là những ngôi gỗ đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao làm đơn giản nhưng lại đem lại ấn tượng với du khách, trong đó cổng mỗi gia đình làm du lịch cộng đồng được tạo dáng theo các kiểu dáng khác nhau.
Không chỉ có vậy, với đặc thù địa lý, ưu đãi của thiên nhiên đã tạo nên vùng đất với những cánh đồng rộng thênh thang, trải dài lượn mềm mại từ 4 bề lưng núi xuống thung lũng. Khí hậu nơi đây luôn mát mẻ, trong lành, con thác Tác Tình đổ trắng xóa khiến cho du khách luôn phải tò mò ngắm nhìn... Đặc biệt, vào thời điểm mùa Xuân, mùa Hạ nếu lên Sì Thâu Chải, du khách có thể đi vào những cánh rừng để thưởng thức, ngắm nhìn, thu vào ống kính những hình ảnh đẹp, rực rỡ của hoa mận, hoa đào.
Không chỉ thu hút du khách bởi cảnh đẹp của tạo hóa, bản Sì Thâu Chải còn là nơi lưu giữ nhiều phong tục tập quán độc đáo của người Dao. Tới đây, du khách sẽ được trải nghiệm cùng đồng bào Dao trong Lễ hội Cấp sắc, Lễ Nhảy lửa; thưởng thức ẩm thực của người vùng cao ngay trong chính không gian văn hóa cộng đồng, dưới những ngôi nhà gỗ hàng trăm tuổ.i. Đáng chú ý, đến đây vào mùa lúa chín vàng, khách thăm có thể tham gia trò chơi mạo hiểm, thú vị như dù lượn để trải nghiệm bay trên thung lũng Tam Đường dưới chân tuyệt đẹp. Không chỉ có vậy, khi đến đây du khách có thể trải qua những cung đường rừng vô cùng thú vị, đầy thử thách đến tham quan, chụp những tấm hình lưu niệm bên thác Tác Tình - nơi gắn với truyền thuyết về câu chuyện tình yêu của đôi trai gái người Dao.
Những ngày này gia đình anh Hoàng A Man đang tất bật làm nốt những khâu cuối cùng để hoàn thiện mái nhà bếp mới, phục vụ khách du khách đến homestay trải nghiệm. Anh Man cho biết, từ khi dịch Covid-19 được kiểm soát, du khách đến đây ngày càng đông trở lại. Homestay của gia đình anh có thể đón 50-60 người/ tuần, nhiều hôm du khách đến đông hơn khả năng tiếp đón của gia đình. Không chỉ có nhu cầu khám phá, ngủ lại qua đêm mà du khách rất thích những món ăn đặc sản địa phương được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có và cách chế biến rất riêng của vùng đất đất nơi đây. Để đáp ứng được nhu cầu của du khách, gia đình anh Man quyết định làm thêm một ngôi nhà bếp mới khang trang, sạch đẹp và có khả năng tiếp đón, phục vụ nhu cầu ăn ở của 30 du khách/ ngày. "Từ ngày gia đình làm du lịch thu nhập của gia đình tôi tăng lên rõ rệt so với làm nương, làm ruộng trước đây. Khách đến ngày càng đông nên gia đình tôi quyết định làm thêm nếp nhà bếp và thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nhà lưu trú để tăng khả năng tiếp đón du khách", anh Man chia sẻ.
Phát triển kinh tế từ du lịch
Anh Tẩn A Diêu, chủ một gia đình làm homestay của bản cho hay: "Tuần nào gia đình anh cũng đón 2-3 đoàn khách, thường lượng khách chủ yếu tập trung vào cuối tuần. Thêm việc phục vụ ăn uống cho khách nên thu nhập cũng tốt hơn nhiều so với những năm trước kia".
Ông Lù Văn Páo, Bí thư chi bộ bản Sì Thâu Chải cho biết, kể từ khi Covid-19 được khống chế, lượng khách du lịch đến lưu trú rất ổn định. Với mỗi người lưu trú, bà con thu 100.000 đồng/người/đêm; phục vụ ăn uống món ăn đặc sản địa phương tùy nhu cầu của người dân. Thường các món ăn được chế biến từ chính lợn, gà của người dân nuôi, các loại rau hái từ rừng hoặc do người dân trong bản tự trồng với cách chế biến, hương vị đặc trưng. Nhờ thế, kinh tế các hộ được cải thiện, chất lượng cuộc sống của nhiều bà con người Dao ở Sì Thâu Chải được nâng cao. Trong bản hiện có 10 hộ dân làm homestay, có khả năng đón tiếp khoảng 300 khách đến ngủ qua đêm. Kể từ khi đón khách du lịch, người Dao trên bản rất ý thức việc giữ gìn cảnh quan. Bên cạnh trồng các loại cây lâu năm như đào, lê, mận, các hộ gia đình còn trồng nhiều hoa hồng quanh nhà. "Chúng tôi đã có cuộc sống khấm khá hơn khi làm du lịch. Người Dao vẫn cố gắng giữ bản sắc, mặc trang phục truyền thống đón khách", Ông Lù Văn Páo nói
Chị Kiều Minh Trang, du khách từ Hà Nội lần đầu tiên đến Sì Thâu Chải cho biết, chị rất thích du lịch trải nghiệm và đã từng đến nhiều địa điểm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, chị đặc biệt ấn tượng với cảnh sắc, con người và nét văn hóa ở Sì Thâu Chải.
Hiện toàn tỉnh Lai Châu có 16 khu, điểm là làng văn hóa du lịch đã được UBND tỉnh công nhận. Bản Sin Suối Hồ được vinh danh là "Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu năm 2019". Thời gian gần đây, du khách trong và ngoài nước yêu thích trải nghiệm thường tìm đến điểm du lịch cộng đồng ở các xã Sin Suối Hồ (Phong Thổ), Sì Thâu Chải (Tam Đường), thị trấn Than Uyên (Than Uyên)... Lượng khách du lịch đến Lai Châu ngày càng được mở rộng. Ngoài thị trường khách nội địa thì thị trường khách quốc tế truyền thống tập trung ở các nước như: Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Bỉ... và thị trường khách mới như: Canada, Hà Lan, Hàn Quốc, Úc, Nhật... Ngành du lịch của tỉnh đang kỳ vọng đưa Lai Châu trở thành điểm đến mới được nhiều du khách lựa chọn làm điểm tham quan, trải nghiệm, từ đó sẽ tạo doanh thu và đóng góp vào GRDP của tỉnh trong giai đoạn 2020 - 2025.
Tìm thấy chính mình tại Sì Thâu Chải Nguyễn Linh đã tìm thấy ốc đảo bình yên giữa núi rừng Tây Bắc. Cô chia sẻ, nếu có thể, cô sẽ ở lại Sì Thâu Chải cả tuần để chữa lành những vết thương lòng và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Sì Thâu Ngải nằm ở độ cao 1.500m nên chỉ cần loanh quanh trong làng bạn cũng có...