Thảm án trong khu biệt thự xa hoa: Sự biến mất của chiếc xe sang
Năm nạn nhân đều bị bắn trước khi rơi xuống bể bơi, có người vẫn còn thoi thóp vào lúc đó nhưng cũng chết do đuối nước.
Cảnh sát nhận định đây là một vụ giết người còn đám cháy được tạo ra với mục đích đánh lạc hướng cơ quan điều tra
Ngày 19/10/1970, một khu biệt thự cao cấp rộng gần 4ha ở Santa Cruz ( California, Mỹ) bị cháy rụi. Sau khi những ngọn lửa được dập tắt, cảnh sát đã tới hiện trường điều tra và phát hiện ra một điều kinh hoàng hơn rất nhiều một vụ cháy nhà. Năm thi thể lần lượt được phát hiện dưới bể bơi, mở ra vụ án gây chấn động thị trấn yên bình.
Những phát súng oan nghiệt
Công tác khám nghiệm tử thi được tiến hành gấp rút. Tất cả 5 nạn nhân đều bị trói chặt trước khi chết, thậm chí Virginia còn bị nhét vải vào miệng. Các thám tử sau đó nhận định có khả năng có nhiều hơn một thủ phạm trong vụ thảm sát này bởi điều tra viên tìm thấy 2 mẫu đạn được bắn ra từ 2 khẩu súng ngắn.
Thi thể các nạn nhân lần lượt được đưa đi khám nghiệm.
Bác sĩ Victor bị bắn 2 phát đạn vào lưng và tay phải trong khi 4 người còn lại đều bị bắn 1 phát đạn chí mạng vào sau gáy. Kiểm tra phổi các nạn nhân, bác sĩ cho biết có nạn nhân vẫn còn sống khi bị đẩy xuống bể bơi và sau đó chết do đuối nước.
Gia đình Ohta còn có hai cô con gái là Taura, 18 tuổi và Lark Elizabeth, 15 tuổi đang đi du học. Hai cô may mắn thoát chết khi vừa rời nhà tới trường sau kỳ nghỉ.
Không có bằng chứng nào cho thấy đây là một vụ trộm cướp. Các vật dụng có giá trị trong biệt thự vẫn còn nguyên vẹn. Cuối cùng, các thám tử khẳng định đây đích thực là một vụ giết người còn đám cháy được tạo ra để đánh lạc hướng cơ quan điều tra.
Dù nhận định hung thủ không nhằm mục đích trộm cướp nhưng cảnh sát đã phát hiện ra một chi tiết quan trọng. Theo đó, chiếc xe Oldsmobile 1968 sang trọng màu xanh sẫm của Virginia Ohta đã biến mất. Thông tin nhanh chóng được thông báo tới các tổ tuần tra của cảnh sát trong khu vực. Trong khi đó, người dân được kêu gọi cung cấp cho cảnh sát bất kỳ thông tin gì mà họ thấy bất thường quanh khu vực trong ngày xảy ra vụ án mạng.
Nỗi lo sợ của cộng đồng
Vụ thảm sát khủng khiếp đã châm ngòi nổ cho những căng thẳng âm ỉ đã kéo dài ở Santa Cruz. Là một thị trấn ven biển, nơi đây thu hút một lượng lớn khách du lịch kéo theo nhiều thứ lộn xộn. Thêm vào đó, những người dân bản địa còn đổ lỗi cho chính quyền trong việc mở cửa cho người từ nơi khác đến cư trú. Giả thuyết về một số kẻ lang thang ra tay dã man với gia đình này chỉ để trả thù riêng cũng được tính tới.
Video đang HOT
Nhiều người dân trong vùng cảm thấy lo sợ rồi sẽ tới một lúc nào đó mình và gia đình vô tình trở thành nạn nhân của kẻ thủ ác. Họ đổ xô đi mua súng để phòng thân trong khi cơ quan chức năng treo số tiền thưởng 25.000 USD cho ai cung cấp thông tin về hung thủ.
Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vụ án và sức ảnh hưởng xấu của nó trong dư luận, chính quyền địa phương nhanh chóng đưa ra những lời chấn an nhằm ổn định tinh thần cho nhân dân trong vùng. Họ tìm cách thuyết phục người dân theo hướng phải bình tĩnh để xử lý vụ việc và rằng đây không phải một thảm họa.
Ngay cả cơ quan điều tra dù đã có trong tay một số manh mối nhưng do tính chất nghiêm trọng của vụ án, khi trả lời phỏng vấn của báo chí, đại diện cảnh sát chỉ nói rằng: “Cho tới thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn chưa thể tìm thấy bất cứ manh mối nào. Nghi can hay hung thủ cũng chưa được xác định…”.
Và rồi vào cuối ngày thứ 3, chiếc xe đang cháy dở của nạn nhân Virginia Ohta đã được tìm thấy gần Công viên tiểu bang Henry Cowell. Có thể kẻ thủ ác đã bỏ lại sau khi đốt cháy phi tang. Qua kiểm tra, chiếc xe này vẫn còn ấm chứng tỏ kẻ đó chưa rời đi xa.
Khoảng hơn 200 cảnh sát và lính cứu hỏa được gọi tới giúp đỡ. Phạm vi tìm kiếm ngày càng được mở rộng…mọi thiết bị được gọi là hiện đại nhất cũng được sử dụng với hi vọng sẽ tìm thấy nghi phạm.
Theo Danviet
Thư tuyệt mệnh có giúp người hạ sát vợ chồng em gái ở Thái Nguyên được giảm án?
Phân tích của chuyên gia tội phạm học, những vụ án giết người thảm khốc mà nạn nhân là người ruột thịt xuất phát từ mâu thuẫn về tài sản âm ỉ, không được giải quyết triệt để.
Bức thư tuyệt mệnh của đối tượng Bùi Xuân Hồng (63 tuổi, trú tại phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên) - kẻ đã đoạt mạng vợ chồng em gái mình (tên Hà) vì mâu thuẫn tiền bạc đang được truyền nhau đọc.
Những dòng viết tay nói về suy nghĩ uất ức khi vợ chồng đứa cháu (con bà Hà) vay tất cả số tiền tích cóp được (3,6 tỷ đồng), không chịu trả, mặc kệ cuộc sống nghèo khó của bác ruột.
Bùi Xuân Hồng
Cách đây ít ngày, tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng (Hà Nội) cũng xảy ra vụ thảm án đau lòng khi Nguyễn Văn Đông (SN 1966) ra tay sát hại 4 người trong gia đình em trai.
Nhìn nhận về những vụ án mạng thảm khốc xảy ra trong gia đình, Thượng tá Trịnh Kim Vân, nguyên điều tra viên cao cấp Công an TP Hà Nội phân tích: Vụ ở Thái Nguyên, ông bác tên Hồng thấy vợ chồng đứa cháu vẫn vui vẻ và khả năng có tiền nhưng không chịu trả nợ vì muốn chiếm đoạt, dẫn đến tâm lý bức bách, ức chế.
Đỉnh điểm của trạng thái cùng quẫn, ông này nảy sinh ý định phải giết chết bằng được.
Trong vụ án ở Đan Phượng (Hà Nội), biết người em chuẩn bị xây nhà nên người anh cũng nảy sinh ra ý nghĩ phải giết vợ chồng em, cháu để hả cơn tức giận.
Từ nguyên nhân của 2 vụ án, có thể thấy trạng thái, tâm lý của tội phạm được hình thành trong thời gian dài với các lý do va chạm trong cuộc sống, trong gia đình như vay mượn, tranh chấp tài sản...
"Nhận thức, ý chí của bản thân không làm chủ được mình và hậu quả đau thương đã xảy ra", Thượng tá Vân đánh giá.
Là điều tra viên trong nhiều năm, Thượng tá Vân nuối tiếc khi mâu thuẫn đã tồn tại trong suốt thời gian dài nhưng không được giải quyết.
Thượng tá Trịnh Kim Vân, nguyên điều tra viên cao cấp Công an TP Hà Nội
Cả 2 trường hợp này nếu được người thân, tổ chức đoàn thể ở địa phương khuyên can, động viên, phân tích kịp thời, giảm sự kích thích tâm lý tội phạm thì có thể hậu quả không xảy ra", Thượng tá Trịnh Kim Vân nói.
Đừng dồn người khác vào chân tường
Nhìn nhận một cách toàn diện về thảm án ở Thái Nguyên, Thượng tá Trịnh Kim Vân cho rằng, người bị hại (vợ chồng người cháu, em gái) cũng có lỗi. Không chỉ vay mượn không trả, mà họ cũng không có lời nói, cử chỉ làm cho người bác, người anh giảm sự ức chế ấp ủ lâu ngày.
Thạc sỹ luật học Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận: "Hiếm có vụ nào mà hung thủ lại nhận được sự cảm thông của dư luận như vụ này.
Nếu có đủ chứng cứ chứng minh hoạt động vay nợ của cháu rể là có thật, hành vi trốn nợ là có thật, có điều kiện chi trả mà không trả đó là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra cũng cần phải mở rộng điều tra.
Vì tình cảm gia đình, vì khó khăn có thực mà được ông Hồng cho vay tiền sau đó có ý định chiếm đoạt không trả: trốn tránh trách nhiệm trả nợ, tắt máy, bỏ trốn để không trả hoặc có điều kiện trả mất cố tình không trả.
Nếu hành vi gian dối để vay tiền có trước thì là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thậm chí hành vi phạm tội trước đó dẫn đến hành vi của ông Hồng sau này còn phải chịu tình tiết tăng nặng là gây hậu quả nghiêm trọng".
Thạc sỹ luật học cũng cho biết thêm, bức tâm thư được công an xác định là của ông Hồng viết thật, thì có cơ sở xác định ông Hồng đã bị dồn nén tâm tư, dằn vặt khổ tâm, tinh thần thể xác kiệt quệ dẫn tới kích động mạnh mà phạm tội, khung hình phạt sẽ thấp hơn.
Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) nhận định: "Về mặt tình, có sự thông cảm với ông Bùi Xuân Hồng khi khoản tiền tiết kiệm cả đời bị người cháu nợ đọng, không chịu trả nhưng về mặt lý thì không chấp nhận được vì ông có thể dùng nhiều phương thức khác để giải quyết như báo lên công an, kiện ra tòa... Không thể dùng hành động bạo lực, sát hại từng ấy con người vì lý do tiền bạc.
Tuy nhiên, vụ việc này, nạn nhân cũng là người có lỗi, do hành vi trái pháp luật, là tác nhân dẫn tới hậu quả tàn khốc. Đây cũng là tình tiết giảm nhẹ cho hung thủ.
Vụ việc này là bài học cho những kẻ vay không trả, chây ỳ, muốn chiếp đoạt".
Nhìn rộng ra, ông Đào Trung Hiếu đánh giá, rất nhiều mâu thuẫn trong gia đình Việt Nam liên quan tới tài sản. Người Việt hay xử lý vấn đề tài sản theo cảm tính, phong tục, thậm chí hủ tục.
Tranh chấp tài sản là nguồn cơn của nhiều vụ án mạng đau lòng. Ảnh minh họa
Nhiều nhà không chia tài sản cho con gái vì "nữ nhi ngoại tộc", chia tài sản không đều giữa các con, tài sản thừa kế không dưới dạng di chúc mà chỉ nói mồm... Đó chính là nguồn cơn trong việc tranh chấp tài sản của con cái.
Trước câu hỏi, vì sao ngày càng nhiều vụ án giết người tàn khốc, chuyên gia Đào Trung Hiếu nhận định: Xu thế xã hội hiện nay đề cao giá trị vật chất, lối sống thực dụng, sẵn sàng cướp đoạt, trang giành nhau vì lợi ích.
Trên nền tâm lý chung đó, lại gặp hàng loạt yếu tố bất lợi khác tác động lên tâm lý như: khó khăn về kinh tế, thất nghiệp, hố ngăn cách giàu ngheo, tiêu cực, tham nhũng, làm ăn bất chính... làm nghèo đi nguồn lực đất nước, xói mòn lòng tin... dẫn đến tâm lý đố kỵ, bị đè nén, không lối thoát, tiêu cực.
Con người bị đẩy vào trạng thái hoạt động cường độ cao để kiếm sống, dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, áp lực... cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ đánh nhau.
Bên cạnh đó, một số vấn đề xã hội phức tạp chưa được giải quyết triệt để, tiêu cực làm sa sút niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật. Vì vậy, khi nảy sinh mâu thuẫn bức xúc, họ có thiên hướng chọn giải pháp "tự xử", dùng bạo lực để giải quyết chứ không làm theo đòi hỏi của pháp luật.
Thành Huế
Theo vietnamnet
Người phụ nữ thoát chết duy nhất trong vụ thảm án ở Đan Phượng đã được xuất viện Sau nửa tháng điều trị tích cực tại Bệnh viện 19-8, chị Nhung - Người thoát chết duy nhất trong vụ thảm án ở Đan Phượng đã được xuất viện. Ngày 18/9, thông tin từ Đại tá bác sĩ chuyên khoa II Phạm Quốc Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện 19-8 vừa cho biết, sau 16 ngày điều trị, chị Đỗ Thị Hồng...