Thảm án giết bạn bị tật nguyền, dìm xác cướp 235 tờ vé số
Không muốn là gánh nặng cho gia đình, nên dù bị dị tật một nửa cơ thể, lại thêm căn bệnh động kinh quái ác, Hải vẫn hàng ngày cuốc bộ hàng chục km để mưu sinh.
Hiện trường vụ việc. Ảnh: M.Vân
Nghị lực và bản lĩnh sống vượt lên nghịch cảnh của anh Hải đã khiến nhiều người dân xã Ea Hu, huyện Cư Kuin (Đắc Lắc) cảm thương, nể phục. Thế nhưng sự đời cũng thật trớ trêu, ai đâu ngờ rằng chỉ vì cần tiền tiêu xài mà bạn của Hải đã nỡ tước đi mạng sống của người bạn tàn tật đáng thương, rồi dìm xuống sông để cướp… 235 tờ vé số.
Cái chết đầy tức tưởi
Chúng tôi có mặt tại căn nhà nhỏ của gia đình anh Hải (thôn 2, xã Ea Hu) vào đúng ngày gia đình đang làm lễ mở cửa mả cho anh Hải. Dù đã mấy ngày trôi qua sau thảm án đau lòng, nhưng vẫn có đến hàng trăm người dân (đa phần là bà con hàng xóm và những người hằng ngày đi bán hàng rong, vé số cùng Hải) đến chia sẻ, động viên gia đình người bạn đồng nghiệp xấu số đáng thương. Không khí đau thương, tang tóc bao trùm lên căn nhà nhỏ cùng tiếng khóc nức nở của người mẹ tội nghiệp, khiến không gian càng thêm ảm đạm.
Kể từ hôm nhận tin sét đánh đến giờ, bà Nguyễn Thị Thu Vân (mẹ anh Hải) như vẫn chưa tin vào sự thật. Bà đã ngất xỉu không biết bao nhiêu lần bên quan tài và di ảnh đứa con trai út bất hạnh. Phút giây tỉnh táo, bà Vân ngồi trầm ngâm trước bàn thờ con, rồi gạt nước mắt, chậm rãi kể: Buổi chiều ngày 29/4, vào khoảng 17h, con trai bà là Nguyễn Phú Hải (27 tuổi) đi bán vé số về, vào nhà tắm rửa, giặt giũ bình thường như mọi ngày. Sau khi giặt đồ xong, thấy cúp nước, Hải xách xô đi múc nước về để gia đình sinh hoạt. Đến khoảng 19h30 cùng ngày, Hải chào gia đình rồi tiếp tục đi bán vé số. Trước khi đi, bà Vân còn dặn Hải: “Nhớ về sớm chuẩn bị đồ đạc để mai còn thay mẹ đi ăn cưới” .
Đến 22h khuya, thấy con chưa về, bà Vân bắt đầu thấy nóng ruột, đứng ngồi không yên, bởi từ trước đến nay, chưa bao giờ Hải về muộn đến thế. Bà Vân nghĩ bụng, nếu trường hợp Hải có ở lại ngủ nhà ai đó thì nhất định cũng gọi điện báo cho bà biết chừng. Bằng linh cảm của người mẹ, bà Vân đã thoáng nghĩ chắc có chuyện chẳng lành xảy đến với con mình. Đợi chờ con trong lo lắng, đến nửa đêm, bà Vân trở mình và chợt thấy người mình lạnh toát, mồ hôi vã khắp người. Bất chợt bà nghĩ, hay con trai mình đã bị ai đó giết chết rồi, nên bà bật dậy ngồi khóc suốt đêm.
Sáng sớm hôm sau (30/4), bà Vân chạy đi đập cửa từng nhà, nhờ từng người chạy vào các khu nghĩa trang, rẫy cà phê để tìm Hải nhưng không ai thấy. Tìm không thấy con trai đâu, bà Vân về nhà ngồi thẫn thờ trước bàn thờ tổ tiên, cầu khấn cho đứa con tật nguyền tai qua nạn khỏi, gặp dữ hóa lành. Trong lúc ngồi ngóng tin con, bà Vân nghe tiếng bước chân chạy dồn dập trên đường, sau đó có người thanh niên chạy đến trước mặt bà Vân rồi hỏi gấp gáp: “Có phải bà có người con tật nguyền bán vé số không? Có phải anh mất tích từ ngày hôm qua không? Ở ngoài cầu suối đá, chúng tôi thấy có xác người chết đấy, bà nhanh ra nhận mặt con đi”. Nghe đến đấy, chân tay bà Vân như muốn rụng rời. Bà khóc òa lên, rồi cố chạy từng bước nặng nhọc ra hiện trường nhận dạng con.
Video đang HOT
Lúc này tại suối đá, xác anh Hải đã được những người đánh cá đưa lên bờ. Bà Vân như không tin vào mắt vào tai mình nữa, khi trước mặt bà bây giờ đúng là đứa con trai tật nguyền tội nghiệp nằm trên phiến đá lạnh lẽo. Bà chạy ào đến quỳ xuống, rồi đưa 2 bàn tay ra bế con trai vào lòng. Bà xoa người, lay con rồi thét to trong đau đớn tột cùng khi biết con trai mình đã tắt thở từ lúc nào. Hàng trăm người dân có mặt tại hiện trường cũng không cầm được nước mắt khi chứng kiến nỗi đau của người mẹ mất con. “Lúc phát hiện xác con, tôi thấy trên cơ thể nó bị bầm dập với nhiều vết thương như bị đánh. Lúc chết, Hải chỉ nhắm một mắt, còn một mắt mở. Bên cạnh con trai tôi còn có một túi đựng vé số, bên trong chỉ có 5.000 đồng và 1 cuốn sổ dò kết quả xổ số”, bà Vân cho hay.
Bà Vân khóc ròng khi kể về số phận đáng thương của con trai. Ảnh: M.Vân
Tiếc thương chàng trai hiếu thảo tật nguyền
Ngồi bệt giữa căn bàn thờ vừa mới lập, bà Vân thắp nén nhang cho con trai, rồi nặng nhọc tâm sự về tuổi thơ bất hạnh của Hải. Theo đó, bà và người chồng cũ có tất cả 6 người con (4 gái, 2 trai), Hải là con út và là người kém may mắn nhất. Khi sinh ra, Hải bị tật một nửa người, một tay co quắp, một chân què quặt đi đứng không vững. Lớn lên chút nữa, Hải còn mang thêm căn bệnh động kinh quái ác. Đã nhiều lần, Hải suýt chết khi lên cơn do uất ức, cũng vì lý do này mà Hải chỉ học đến lớp 9 thì nghỉ.
Ở nhà, Hải sống với mẹ, cơm nước đều có bà Vân lo. Hằng ngày, dù tàn tật nhưng chàng thanh niên hiếu thảo luôn phụ mẹ buôn bán, hay sửa các thiết bị điện tử hư hỏng trong gia đình. Rồi những năm tiếp theo, thấy ở nhà buồn, Hải xin mẹ cho đi bán vé số nhưng bà Vân không cho. Biết tin con trai không có sức khoẻ và bị tật nhưng đòi đi làm, ông Nguyễn Linh (cha ruột của Hải, sau khi ly dị vợ, sống ở tỉnh Gia Lai – PV), đã gọi điện lên “mắng” con rằng: “Nếu con không thích ở với mẹ thì về đây ở với ba, chứ không đi làm vì con không có sức khỏe, lại mang bệnh”.
Bố mẹ cương quyết như thế, nhưng khi nghe con giải thích rằng: “Cả đời con bệnh tật, thua thiệt người ta, mẹ để con đi bán vé số để con có việc làm, để con chứng minh con không cần lệ thuộc vào ai. Dù con tàn phế, nhưng con vẫn phải đi làm, con phải tự sống bằng đôi chân của con, công sức của con, xin mẹ để con sống với suy nghĩ con không phải là ghánh nặng của gia đình”, thì bà Vân và chồng cũ đành phải gật đầu đồng ý cho Hải đi bán vé số.
Những ngày Hải chuẩn bị đi làm, bà Vân rất đỗi tự hào: “Từ lúc đi bán vé số, Hải trở nên vui vẻ, yêu đời hơn. Hàng ngày, cứ khoảng 6h sáng đến 18h, Hải rảo bước khắp các quán cà phê, quán nhậu để bán vé số. Tối về, Hải ăn cơm, rồi tranh thủ đi bán thêm vé số để kiếm thêm thu nhập. Vòng quay cuộc sống đều đặn cứ như thế trôi đi. Số tiền đi bán về, Hải đưa cho mẹ để phụ ăn uống, sinh hoạt gia đình. “Dù trời mưa hay nắng gì nó cũng đi bán vé số, nó bán không chỉ kiếm tiền mà muốn chứng minh rằng nó “tàn nhưng không phế”, rằng nó có thể tự nuôi sống bản thân nó. Có những buổi đi làm, nó dồn lại từng đồng tiền lẻ rồi mua quà cho mẹ, mua đồ chơi cho em, thi thoảng mời cả nhà đi ăn. Tội lắm!”, bà Vân nghẹn ngào khi nhắc về con trai.
Hai năm đi bán vé số là chừng đó thời gian, Hải khiến nhiều người dân phải cảm động, xót thương và nể phục bởi nghị lực lớn lao vươn lên cuộc sống. Ông Lê Phúc Tư, trưởng thôn 2, xã Ea Hu, nhận xét: “Hải là người thật thà, hiền lành, sống trong thôn xóm không hề mất lòng ai. Hải bị bệnh, người lại bị tật, sức khỏe yếu, đi đứng khó khăn nhưng không chịu đầu hàng trước số phận. Hàng ngày, với đôi tay co quắp, đôi chân bước đi khập khễnh, Hải vẫn cuốc bộ mấy chục km để bán vé số. Chúng tôi thấy thương và thầm khâm phục Hải lắm!”.
Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng công an đã xuống hiện trường điều tra và xác định hung thủ là Võ Quang Lộc (31 tuổi, trú thôn 3, xã Ea Hu). Đối tượng Lộc có quan hệ bạn bè với Hải. “Trước đó, thấy con tôi hiền lành, thật thà, nó (Lộc -PV) tìm cách làm quen kết bạn, rồi sau đó lợi dụng tình thân giết con tôi cướp tài sản”, bà Vân đau đớn nói. Về phía gia đình hung thủ, bà Vân cho biết, bố mẹ Lộc đã hai lần qua nhà để xin lỗi và muốn bồi thường, nhưng “tôi chỉ mong pháp luật xử đúng người đúng tội, kẻ gây ác phải chịu hình phạt thích đáng trước pháp luật”.
Bắt gọn hung thủ sau 5 giờ phát hiện vụ việc Ông Cao Tiến Phu, Phó trưởng công an huyện Cư Kuin cho biết:”Kể từ lúc phát hiện xác chết của anh Nguyễn Phú Hải (lúc 14h 30′ ngày 30/4), thì khoảng 5 tiếng sau, bằng các nghiệp vụ, công an huyện Cư Kuin đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục, trong đó có 235 tờ vé số (loại vé 10.000 đồng) của người bị hại được tìm thấy trong giường ngủ của Võ Quang Lộc (31 tuổi, trú tại thôn 3, xã Ea Hu) khiến đối tượng nhanh chóng cúi đầu nhận tội”. Tại cơ quan điều tra, Lộc khai nhận đã giết Hải vào khoảng 22h tối ngày 29/4, sau đó lấy 235 tờ vé số mang về nhà. Hiện công an huyện Cư Kuin đang hoàn tất hồ sơ ban đầu để chuyển lên công an tỉnh Đắk Lắk, tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo xahoi
"Mánh khóe" giành giật cả bát cơm của người mù
Cuộc sống vốn đã không dễ dàng đối với bất kỳ ai, với những người khuyết tật nói chung và người mù nói riêng lại càng khó khăn hơn.
Một cơ sở tẩm quất được cho là gắn mác người mù dởm
Thế nhưng, những con người lành lặn, mắt sáng quắc lại giả mù để giành giật miếng cơm của những người không may mắn ấy...
Bị giành giật từ ngoài phố...
Thanh Hoá xưa nay vốn được mệnh danh là "thủ phủ" của giới ăn mày. Hàng ngày đội quân ăn xin toả đi khắp nơi để kiếm kế sinh nhai. Chẳng ai bảo ai, vào thời điểm nông nhàn là họ dắt díu nhau đi. Nhất là người dân các xã vùng bãi ngang huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia. Khi đi khất thực, nếu không phải người già, trẻ nhỏ thì họ phải giả dạng là người khuyết tật. Không liệt chân, liệt tay thì là người mù. Song hành cùng đối tượng mù dởm này là đứa trẻ con lem luốc. Trong bộ dạng ấy họ lang thang khắp ngõ ngách phố phường để cầu xin lòng thương hại của bàn dân, thiên hạ. Chẳng rõ họ có biết tủi hổ là gì không nhưng tôi dám chắc một điều trong đội quân ấy có những người có nhà 2, 3 tầng ở dưới quê. Rõ ràng so những người lươn lẹo, mánh khoé đó thì người mù trở nên yếu thế.
Dường như ý thức được việc xin xỏ chẳng hay ho gì, người mù dần từ bỏ để lao động chân chính. Họ dùng tiếng hát, tiếng sáo, tiếng kèn để đi phục vụ bà con cô bác. Mong người nghe sau khi đã lỗ tai sẽ trả công tương xứng. Nhưng công việc này cũng chẳng kéo dài được lâu. Đội quân choai choai, khuyên tai, tóc đỏ với âm ly, loa máy nhanh chóng tham gia, chiếm lĩnh hè phố. Đâu đâu cũng thấy một đám lâu nhâu hát hò inh ỏi rồi vào xin tiền, bán kẹo kéo. So với hội này thì người mù quá thất thế, không còn đất để kiếm cơm.
Ảnh minh họa
... trong nhà cũng chẳng yên
Không chịu bó tay ngồi ăn bám, người mù chuyển vào nhà sản xuất, kinh doanh. Một bộ phận người mù được đưa vào các cơ sở làm tăm tre, chẻ đũa. Nhưng dịch vụ phổ biến nhất là tẩm quất cổ truyền. Nó trở thành nghề kiếm sống của một bộ phận người mù, người khiếm thị, được các tổ chức hội người mù đưa vào hoạt động nhằm nâng cao đời sống hội viên. Với thái độ phục vụ tận tình, đôi tay điêu luyện, họ đã phát huy được công dụng về liệu pháp chữa bệnh từ y học cổ truyền dân tộc.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, hàng năm, Hội người mù địa phương được cấp một khoản ngân sách nhất định để đào tạo nghề tẩm quất cho hội viên. Trung bình, mỗi suất học là 540 nghìn đồng/người/tháng bao gồm tiền ăn, tiền thuê giáo viên, tiền thuê địa điểm mở lớp... Chính vì thế mà tay nghề các hội viên Hội người mù ngày một nâng lên, khiến khách hàng rất hài lòng.
Tuy nhiên, trong thời buổi ngày nay việc bùng nổ các nhà nghỉ, khách sạn, tụ điểm ăn chơi "Massage - Xông hơi", "Tẩm quất cổ truyền"... tình trạng mại dâm trá hình, núp bóng massage, tẩm quất, xông hơi diễn ra ở hầu khắp các địa phương tạo nên sự hỗn tạp khó phân trắng đen. Người mù vẫn trung thành với nghề, phục vụ tận tình, chu đáo một cách văn hoá chứ không lao theo sự chộp giật, ăn xổi, bất chấp pháp luật. Tuy nhiên một số cơ sở tư nhân bên cạnh việc sử dụng các cô em mắt xanh, mỏ đỏ, váy ngắn chèo kéo khách còn dùng lao động là người mù như một thứ bình phong.
Theo ông Phạm Văn Quyết, Chủ tịch Hội người mù TP. Thanh Hoá cho hay: Tình trạng lôi kéo, dụ dỗ lao động là người mù của thành hội và các huyện hội xung quanh sang làm việc cho các chủ tư nhân đang diễn ra khá nhiều. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu tổ chức và tình hình kinh doanh của hội. Đáng nói hơn, một số cơ sở tư nhân lập lờ con đỏ, con đen đã gắn thêm cái mác "người mù", khiến nhiều khách hàng hiểu nhầm đây là cơ sở do hội người mù thành lập và quản lý.
Qua khảo sát, tại địa chỉ 220 Trần Hưng Đạo (phường Nam Ngạn) tấm biển in rõ hàng chữ "Người mù Thanh Hóa" được đặt ngay mặt tiền. Hay ở một cơ sở hành nghề tẩm quất khác trên đường Lê Lai (phường Đông Sơn) cũng quảng cáo với chiêu thức như vậy. Có nơi còn "treo đầu dê bán thịt chó" bằng cách gắn mác tẩm quất người mù, nhưng thực chất nhân viên toàn người bình thường. Miếng cơm, manh áo của người mù vì thế mà bị cạnh tranh một cách khốc liệt. Trong thời kỳ bão giá như hiện nay, người mù phải loay hoay duy trì cuộc sống hàng ngày. Việc lấy danh nghĩa người mù để hành nghề nhất là với các cơ sở không có chứng chỉ, giấy phép kinh doanh, đã gây nên sự lộn xộn trên thị trường, ảnh hưởng đến hoạt động, uy tín của các hội người mù và chính các hội viên.
Để bảo vệ quyền lợi của hội viên, thời gian qua Hội Người mù TP. Thanh Hóa đã tự khảo sát, tổng hợp danh sách những cơ sở tẩm quất sử dụng lao động là hội viên các hội người mù thuộc các hội huyện, thị trong tỉnh mà không có chứng chỉ, giấy phép kinh doanh, phát hiện có dấu hiệu nảy sinh tệ nạn xã hội, gây lộn xộn trong hoạt động các hội.
Đồng thời làm văn bản kiến nghị được gửi tới các cơ quan chức năng về tình hình lợi dụng danh nghĩa của Hội người mù để kinh doanh. Người mù mong muốn có được một môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Một nghề tốt về bản chất nhưng lại đang bị làm xấu đi vì các hoạt động trá hình. Nếu chỉ có người mù đơn độc trong cuộc chiến này thì quả thực không cân sức. Chính vì thế rất cần sự chung tay của cộng đồng để đấu tranh, lên án, bài trừ những hình thức núp bóng, giả danh người mù để kinh doanh.
Theo xahoi
Những kỳ tích được viết bằng... đôi chân Trước mặt tôi là Võ Văn Kiệt - một học sinh lớp 9 bị mất cả đôi tay. Nhưng Kiệt đã không đầu hàng số phận, em tập viết bằng chân, ngày ngày cần mẫn đến trường. Và bằng đôi chân ấy, Kiệt đã tạo nên những kỳ tích khi thi đậu bằng B tin học, vẽ tranh tặng Chủ tịch Nước Trương...