Thảm án ập đến gia đình triệu phú trên du thuyền
Cô bé 11 tuổi Terry bị bỏ rơi trên du thuyền đang chìm cùng xác của 4 người thân, trong khi “ thuyền trưởng sát thủ” về bờ khai báo với cảnh sát, dựng lên câu chuyện khác.
Ngày 8/11/1961, bác sĩ nhãn khoa Arthur Duperrault và gia đình thuê du thuyền Bluebelle của thuyền trưởng Julian Harvey, cựu phi công không lực Mỹ, để bắt đầu chuyến nghỉ dưỡng từ Florida tới Bahamas. Trên phi thuyền có vợ chồng ông cùng 3 đứa con và vợ chồng thuyền trưởng.
Suốt 4 ngày sau, Julian dẫn gia đình triệu phú đi vòng quanh quần đảo Bahamas. Họ thư giãn, lặn biển, bơi lội, nhặt vỏ sò trên bãi cát và chuẩn bị khép lại hành trình để trở về nhà trước Giáng sinh.
Khoảng 21h ngày 12/11/1961, cô bé Terry về giường ngủ trong cabin phía sau thuyền. Thông thường, em gái Rene cũng ngủ cùng chị nhưng đêm đó, cô bé 7 tuổi Rene lên boong tàu ngủ cùng anh trai và cha mẹ.
Nửa đêm, Terry giật mình vì tiếng hét thất thanh của anh trai: “Bố, cứu con”. Cô bé không biết chuyện gì xảy ra, chỉ nghe những âm thanh la hét và tiếng người chạy trên sàn. 5 phút sau, mọi thứ im bặt. Cô bé bò ra khỏi phòng mình và thấy cảnh tượng anh trai và mẹ nằm trong cabin chính, ban ngày là phòng bếp ăn vào, ban đêm trở thành phòng ngủ lớn.
Bác sĩ Arthur Duperrault cùng vợ và hai con chết trong vụ thảm án trên tàu. Ảnh: Vintage Everyday Photos
Terry vội lao trở về phòng ngủ thì bị ánh sáng rọi vào mặt và bóng hình của thuyền trưởng Julian xuất hiện. Khi Terry hỏi điều gì đã xảy ra, Julian tát mạnh vào mặt và xô ngã xuống sàn.
Trở về phòng, một lát sau Terry nghe thấy tiếng nước chảy, và nước bắt đầu tràn vào qua khe cửa. Rồi đột nhiên cả khung cửa lấp đầy hình ảnh của Julian. Thuyền trưởng đứng một hồi lâu nhìn vào Terry với một khẩu súng trường trên tay, trong khi cô bé co người vào tường và nín thở.
Nước bắt đầu tràn vào phòng của Terry và cô bé biết rằng mình không thể ở đây. Terry cần lấy hết can đảm để đi lên trên. Khi leo lên cao, em thấy một chiếc thuyền nhỏ đang nổi bên cạnh du thuyền và thuyền trưởng đã sẵn sàng rời đi. Terry đuổi theo và hỏi rằng: “Có phải con tàu đang chìm hay không?”. Julian xác nhận là đúng và nhảy xuống biển cùng chiếc xuồng nhỏ, để lại Terry trên con tàu đang chuẩn bị chìm dần cùng với những người thân đã qua đời.
Video đang HOT
Kiệt sức và cô độc, cô bé 11 tuổi cố gắng tìm kiếm bất cứ thứ gì để có thể níu vào khi con thuyền chìm. Cô bé nhớ đến một chiếc phao được treo ở gần cabin chính. Lội bì bõm qua vũng nước, Terry tìm đến căn phòng đó và bám lấy chiếc phao. Cô đã bị trôi dạt trong bốn ngày không có nước hay thức ăn và đã gần chết trước khi được giải cứu bởi một chiếc tàu chở hàng Hy Lạp ngày 16/11/1961.
Thuyền trưởng Julian được một tàu chở dầu cứu sống đưa về bờ và khai báo với cảnh sát rằng mình là người sống sót duy nhất, con tàu bị chìm vì gặp bão.
“Cô bé Terry mặc áo phao trôi trong nước và tôi kéo cô lên xuồng ba lá và cố gắng để hồi sinh cô nhưng không thành công. Tôi đã trôi dạt cả đêm với thi thể bé gái bên cạnh cho đến khi tàu chở dầu đến vớt tôi,” Julian khai.
Ông ta nói sau khi giải ngũ đã trở thành thuyền trưởng. Khi đang lái du thuyền Bluebelle chở gia đình một triệu phú trở về Florida sau một tuần rong ruổi khắp quần đảo Bahamas nhưng gặp một trận mưa đá. Động cơ chính bị hỏng, cột trụ đâm vào buồng tàu, phá vỡ các đường dẫn khí trong phòng máy khiến ngọn lửa bùng lên.
Julian Harvey khi phục vụ trong lực lượng không quân Mỹ, tháng 6/1953. Ảnh: AP
Giữa hàng loạt sự cố, chiếc tàu đã chìm dần và kéo theo những hành khách xấu số xuống đáy biển. Ông ta cho biết, 5 thành viên của gia đình ông Arthur cùng người vợ của mình đã bị cột trụ đè hoặc rơi xuống biển.
Cảnh sát ngay lập tức hoài nghi lời khai. Tại sao quan sát viên trong các ngọn hải đăng trong khu vực lại có thể bỏ sót ngọn lửa? Hơn nữa nếu Julian là một người lính kì cựu trong Thế chiến thứ hai và từng lái máy bay ném bom, tại sao ông ta không thể xoay sở với động cơ của tàu Bluebelle.
Julian đã làm tăng thêm sự nghi ngờ bằng cách đưa ra các chi tiết khác nhau trong mỗi lần kể. Ngay lập tức, cảnh sát điều tra về quá khứ của Julian và phát hiện hàng loạt cái chết bí ẩn liên quan.
Cô gái trên thuyền là người vợ thứ sáu của Julian. Cựu quân nhân nổi tiếng là người quen tán tỉnh, nhanh chóng kết hôn và cũng li dị bất ngờ. 12 năm trước đó, Julian sống sót sau một tai nạn xe hơi trong khi người vợ thứ năm và mẹ cô thì tử nạn.
Cảnh sát và thợ lặn điều tra vụ việc cho rằng, gã chắc chắn không thể nào thoát khỏi tai nạn trên thuyền mà không có sự chuẩn bị. Trước đó, hai con thuyền tên Torbatross và Valiant của gã cũng đã chìm một cách bí ẩn và điểm chung của cả 3 tai nạn trên là những khoản tiền bảo hiểm lớn chảy vào túi Julian.
Lần này cũng thế, sau khi người vợ qua đời, hắn sẽ hiển nhiên thụ hưởng số tiền bảo hiểm lên đến 20.000 USD, tương đương 180.000 USD ngày nay. Nhưng mọi thứ không đơn giản như thế.
Ngày16/11, trong lúc đang thẩm vấn Julian, cảnh sát nhận được tin bé Terry đã được cứu sống kỳ diệu và đã được trực thăng đưa đến bệnh viên ở Miami. “Ôi Chúa ơi”, Julian thốt lên trong phòng thẩm tra sau khi nghe tin bé Terry thoát nạn, nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, nói rằng “thật may mắn” rồi vội vã rời khỏi phòng.
Nhưng ngày hôm sau, truyền thông Mỹ sửng sốt đưa tin về “thuyền trưởng sống sót thần kỳ tự tử trong nhà nghỉ”. Người quản lý nhà nghỉ Sadman ở Miami gọi báo cảnh sát vì phát hiện có mùi lạ từ phòng tắm của phòng số 17. Cảnh sát phá cửa phòng và phát hiện thi thể của Julian.
Các thám tử cho biết Julian đã cắt tĩnh mạch ở chân và cứa vào cổ họng. Trong thư tuyệt mệnh, Julian viết: “Tôi hoàn toàn suy sụp và không thể nào sống tiếp”.
Bức ảnh chụp cô bé 11 tuổi Terry Jo được tìm thấy sau 4 ngày lênh đênh trên biển với chiếc phao gây chấn động nước mỹ thời điểm đó. Ảnh: Pinterest
Vài ngày sau, Terry thoát khỏi tình trạng hôn mê và bắt đầu kể cho cảnh sát nghe câu chuyện về thảm kịch trên du thuyền. Nó khác rất nhiều so với lời khai của Julian. Không có cây cột trụ nào gãy vỡ, không có cháy nổ, thậm chí biển còn rất lặng yên.
Qua điều tra, cảnh sát phát hiện rằng ông Julian đã toan tính giết vợ để đoạt số tiền bảo hiểm 20.000 USD. Không may, gia đình ông Arthur phát hiện ra việc phi tác xác xuống biển nên Julian gây thảm án để bịt đầu mối. Cảnh sát cũng cho rằng bởi vì Terry không ngủ trên cabin chính cùng với bố mẹ, anh trai và em gái mình nên có bé đã may mắn thoát chết. Julian chỉ có ý định bỏ rơi cô bé giữa biển nhưng không ngờ Terry lại may mắn sống sót
Sau vụ thảm sát trên du thuyền, Terry đã trở nên nổi tiếng toàn cầu với biệt danh “Cô bé mồ côi ở đại dương” và trở về Green Bay sống với nhà bác ruột. Đến tận bây giờ, hơn 60 năm sau thảm kịch kinh hoàng, Terry vẫn không thể nào quên được đêm dài khủng khiếp đó mà cô phải trải qua. Terry sau đó đổi tên và làm công việc liên quan đến môi trường biển. Cô ấy bây giờ đã về hưu và sống cuộc đời bình lặng ở Wisconsin.
Quan chức ngoại giao Ấn Độ thăm Guatemala, Jamaica và Bahamas
Ông V. Muraleedharan lần đầu tiên công du ba nước Guatemala, Jamaica và Bahamas với tư cách Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ.
Thông báo ngày 3/7 của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho hay, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao nước này V. Muraleedharan sẽ thăm chính thức ba nước Guatemala, Jamaica và Bahamas từ ngày 5-10/7 tới.
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ V. Muraleedharan sẽ thăm chính thức ba nước Guatemala, Jamaica và Bahamas vào tuần tới. (Nguồn: Print)
Chuyến thăm của Quốc vụ khanh Muraleedharan tới Guatemala từ ngày 5-6/7 sẽ tiếp nối chuyến thăm vào tháng 5/2018 của Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu. Chương trình dự kiến bao gồm cuộc gặp Bộ trưởng Kinh tế Guatemala, tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp và giao lưu với cộng đồng người Ấn Độ ở Guatemala.
Guatemala hiện là Chủ tịch tạm thời của hệ thống Hội nhập Trung Mỹ (SICA) mà Ấn Độ đã thiết lập một cơ chế tham gia.
Chặng dừng chân tiếp theo của ông Muraleedharan là Jamaica từ ngày 7-8/7. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ tới Jamaica sau 4 năm.
Ngoài các cam kết chính thức, ông Muraleedharan sẽ dự lễ khánh thành tượng Mahatma Gandhi tại thành phố May Pen và thăm Vịnh Old Harbour, nơi những người Ấn Độ đầu tiên đổ bộ vào Jamaica cách đây 175 năm.
Ông cũng sẽ giao lưu với nhiều tổ chức xã hội Jamaica, trong đó có các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các thành viên cộng đồng Ấn Độ.
Với sự hiện diện của ông Muraleedharan tại Bahamas từ ngày 9-10/7, đây là chuyến thăm cấp cao độc lập đầu tiên của Ấn Độ đến hòn đảo Caribe này.
Ngoài các cuộc họp chính thức, ông sẽ tiếp xúc với các tổ chức xã hội Bahamas, nhà lãnh đạo doanh nghiệp và thành viên cộng đồng Ấn Độ.
Chuyến thăm của Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ sẽ tạo cơ hội để xem xét những tiến bộ trong quan hệ song phương và tăng cường hơn nữa mối quan hệ nhiều mặt của Ấn Độ với 3 nước trên.
Du thuyền đầu tiên rời Mỹ sau hơn 15 tháng 'nằm im' vì dịch bệnh Ngày 26-6, sau hơn 15 tháng phải ngừng hoạt động do đại dịch COVID-19, chiếc du thuyền lớn đầu tiên đã rời bến cảng Mỹ. Chiếc tàu Celebrity Edge rời cảng Everglades ở Fort Lauderdale (Florida), hướng tới Mexico và Bahamas. Du thuyền Celebrity Edge rời cảng Everglades ở Fort Lauderdale, Florida sau hơn 15 tháng nằm im - Ảnh: CNN Theo Đài...