ThaiBinh Seed nấu cơm từ một loại gạo mới mời nông dân dùng thử và cái kết “nức lòng”
Công ty TNHH ThaiBinh Seed miền Trung – Tây Nguyên có nấu cơm TBR97 mời bà con dùng thử để đánh giá chất lượng gạo.
Những bát cơm TBR97 được chuyền đến từng nông dân, bát cơm đi đến đâu mùi thơm tỏa đến đó, ăn vào thấy gạo mềm, thơm, vị đậm, hạt cơm trắng trông rất bắt mắt.
Bộ giống lúa của Tập đoàn ThaiBinh Seed trong vụ đông xuân 2021-2022 đã khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi từ 3 vụ sang còn sản xuất 2 vụ lúa/năm trên vùng đất Bình Định, khiến nông dân rất hài lòng về năng suất lẫn việc kháng bệnh.
Vụ đông xuân 2021 – 2022, để có thêm sự lựa chọn cho nông dân trong sản xuất lúa, Công ty TNHH ThaiBinh Seed miền Trung – Tây Nguyên đã phối hợp với ngành chức năng và UBND xã Cát Minh, vùng đất khó của huyện Phù Cát (Bình Định) xây dựng mô hình trình diễn giống lúa TBR97 với quy mô 0,3 ha tại thôn Trung Chánh.
Lần đầu tiên giống lúa này có mặt trên đồng đất Cát Minh đã cho thấy sự vượt trội so với những giống lúa đang sản xuất đại trà trên địa bàn.
Nông dân Nguyễn Văn Thuật, 1 trong 7 hộ dân ở thôn Trung Chánh (xã Cát Minh) lần đầu sản xuất giống lúa TBR 97 và đã ngay lập tức mê mẩn bởi những đặc tính nổi trội của giống lúa này.
Ông Thuật cho biết, vụ đông xuân 2021 – 2022, ông tham gia mô hình sản xuất trình diễn sản xuất giống TBR97 với 2 sào lúa (500m2/sào).
Trong quá trình sản xuất, từ cây lúa non đến lúa trỗ cây lúa không hề phát sinh sâu bệnh. Thời tiết trên địa bàn trong vụ đông xuân 2021 – 2022 rất bất thuận, hết nắng nóng kéo dài đến không khí lạnh tràn về, tiếp đến cây lúa bị ảnh hưởng gió mùa đông bắc nhưng lúa trỗ rất ổn định.
Giống lúa TBR97 có chiều cao cây trung bình khoảng 90 – 100cm, chống đổ ngã rất tốt, đẻ nhánh khoẻ, trỗ bông tập trung, tỷ lệ hạt chắc rất cao. Ảnh: TB.
“Lúc lúa sắp trỗ, tôi sợ thời tiết bất thuận sẽ khiến lúa trỗ không đều, tôi định mua thuốc kích thích về phun hỗ trợ để lúa trỗ nhanh, thế nhưng khi mua thuốc về tôi thấy lúa đã trỗ mạnh và đều nên thôi. Ngành chức năng khuyến cáo tôi phun thuốc phòng bệnh khô vằn, nhưng vì thấy lúa khỏe nên không phun, vậy mà lúa vẫn trỗ rất ngọt, sáng trưng. Từ đầu đến cuối vụ, tôi chỉ phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông theo khuyến cáo của ngành chức năng chứ không phun thêm một loại thuốc BVTV nào khác mà cây lúa vẫn phát triển tốt”, ông Thuật cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo ông Thuật, mô hình sản xuất trình diễn lúa TBR97 tại xã Cát Minh gieo sạ vào ngày 11 – 12/12/2021, cây lúa sinh trưởng, phát triển rất tốt và sạch bệnh, đặc biệt giống chống chịu rất tốt với bệnh đạo ôn.
Giống lúa TBR97 có chiều cao cây trung bình khoảng 90 – 100cm, chống đổ ngã rất tốt, đẻ nhánh khoẻ, trỗ bông tập trung, tỷ lệ hạt chắc rất cao, thời gian sinh trưởng trong vụ đông xuân từ 105 – 108 ngày.
“Vừa rồi chúng tôi thu hoạch thí điểm thì giống lúa TBR97 cho thấy tiềm năng năng suất rất cao, 1m2 cho 1,2kg lúa tươi”, ông Thuật nói.
Sau buổi tham quan, Công ty TNHH ThaiBinh Seed miền Trung – Tây Nguyên có nấu cơm TBR97 mời đại biểu và bà con dùng thử để đánh giá chất lượng gạo.
Những bát cơm TBR97 được chuyền đến từng nông dân, bát cơm đi đến đâu mùi thơm tỏa đến đó, ăn vào thấy gạo mềm, thơm, vị đậm, hạt cơm trắng trông rất bắt mắt.
BC15 làm nông dân nức lòng
Ngoài ra, vụ đông xuân 2021 – 2022, xã Cát Minh (huyện Phù Cát) bắt đầu chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ 3 vụ sang còn sản xuất 2 vụ lúa/năm. Lần đầu tiên thực hiện chuyển đổi, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã rất “đau đầu” trong việc chọn giống lúa để đưa vào sản xuất.
Bởi lẽ, vận động nông dân đồng thuận thực hiện chuyển đổi đã “mướt mồ hôi”, nếu chọn giống lúa không hiệu quả thì sẽ bị mất lòng tin với bà con. Thế nhưng giống lúa BC15 mới có tích hợp gen kháng đạo ôn của Tập đoàn ThaiBinh Seed đã làm nông dân nức lòng.
Ông Lương Văn Khoa, Phó Trưởng phòng Phòng NNPTNT huyện Phù Cát cho biết, xã Cát Minh và Cát Tài là 2 địa phương chuyển đổi cuối cùng tại huyện Phù Cát.
Bí thư Huyện ủy chỉ đạo cho chính quyền 2 địa phương nói trên phải thực hiện chuyển đổi, Bí thư Đảng ủy xã ra nghị quyết chuyên đề và cả hệ thống chính trị phải vào cuộc vận động, tuyên truyền nông dân mới đồng thuận chuyển đổi.
“Nông dân lo lắng làm 2 vụ/năm sẽ không đủ lúa ăn. Chúng tôi phải tuyên truyền là làm 2 vụ/năm, sử dụng giống cho năng suất cao, sản lượng lúa làm 2 vụ không chênh lệch mấy so với làm 3 vụ/năm, lại không phải mất khoản chi phí đầu vào và công lao động.
Thêm vào đó, nông dân có thời gian nông nhàn có thể đi làm việc khác kiếm thêm thu nhập, đến khi ấy nông dân mới nghe theo. May là giống lúa BC15 mới có gen kháng đạo ôn cho năng suất rất cao, lại chống chịu được sâu bệnh nên đã tạo được lòng tin trong nông dân”, ông Lương Văn Khoa nói.
Năng suất giống lúa TBR97 đạt khoảng 450kg lúa khô/sào (500m2) trong vụ đông xuân 2021 – 2022. Ảnh: TB.
Ông Cao Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Minh cho rằng, vụ đông xuân 2021 – 2022, địa phương này sản xuất đến 200 ha giống lúa BC15 mới có gen kháng đạo ôn trong diện tích chuyển đổi.
Lúa BC15 gieo sạ tập trung từ ngày 10 – 20/12/2021, đến nay một số trà sớm đã sắp thu hoạch. Với mã lúa cực đẹp, hứa hẹn sẽ cho năng suất cao. Dự kiến cánh đồng BC15 sẽ cho thu hoạch trà sớm vào 5/4/2022.
Ngoài ra, giống BC15 mới có gen kháng đạo ôn có nhiều ưu điểm nổi bật. Đây là giống lúa đẻ nhánh rất khoẻ, tái sinh rất mạnh, nếu đầu vụ gieo sạ bị ngập nước cũng không phải lo, vì sau đó lúa phục hồi rất nhanh, lượng giống gieo sạ chỉ khoảng 80 – 90kg/ha.
Tuy nhiên do vụ đầu tiên chuyển đổi nên nông dân lo lắng, còn sạ dày với lượng giống 6 – 8 kg/sào (500m2), tương đương khoảng 120 – 160kg giống/ha nên cây lúa phát triển chưa như ý.
Bộ giống lúa của Tập đoàn ThaiBinh Seed trong vụ đông xuân 2021-2022 đã khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi từ 3 vụ sang còn sản xuất 2 vụ lúa/năm trên vùng đất Bình Định. Ảnh: TB.
Năng suất lúa BC15 có gen kháng đạo ôn dự kiến cho năng suất khá cao, bình quân đạt 70 – 75 tạ/ha, những diện tích thâm canh tốt cho năng suất đến trên 90 tạ/ha.
“Sản xuất giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn đã bước đầu giúp bà con nông dân từng bước thay đổi tập quán về mật độ gieo sạ, dẫn tới ít phát sinh sâu bệnh, giảm chi phí thuốc BVTV và công chăm sóc.
Mô hình cánh đồng lớn sản xuất giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn từng bước đem lại hiệu quả cao cho nông dân về năng suất lúa, bổ sung thêm giống tốt cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp”, ông Cao Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Minh kỳ vọng.
Quảng Nam: Trồng giống ngô nếp thơm dẻo, cứ 1 sào nông dân đút túi 6 triệu đồng
Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed vừa phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp và Hội Nông dân xã Đại Thắng (Đại Lộc - Quảng Nam) tổ chức thăm đồng, hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất hạt lai F1 giống bắp (ngô) nếp TBM18 vụ đông xuân 2021 - 2022.
Vụ đông xuân năm nay, Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên (trực thuộc Tập đoàn ThaiBinh Seed) cùng Hợp tác xã Nông nghiệp và Hội Nông dân xã Đại Thắng tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ 17 hộ nông dân ở địa phương liên kết sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 với quy mô 2ha.
Giống ngô nếp TBM18 của ThaiBinh Seed cho năng suất khoảng 150 - 170kg/sào. Ảnh: T.H.
Tại hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất, Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thắng và nông dân cho biết, thời gian sinh trưởng của cây ngô vào khoảng 105-110 ngày, sinh trưởng khỏe; dễ thâm canh chăm sóc, độ đồng đều ngô cao, tỷ lệ ngô kết hạt rất tốt, đạt 80-90%.
Qua theo dõi thấy, mặc dù thời tiết diễn biến bất lợi nhưng thời gian qua hầu hết ruộng ngô nếp TBM18 sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao cây ngô trung bình và nhờ cứng cây nên khả năng chống đổ ngã tốt.
Bình quân 1 sào sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 cho thu nhập khoảng 5,5 - 6,3 triệu đồng. Ảnh: T.H.
Theo dự tính, năng suất bình quân của mô hình sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 đạt khoảng 150 - 170kg/sào.
Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên thu mua sản phẩm theo phương thức bao tiêu toàn bộ đầu ra với mức giá 37.000 đồng/kg, theo đó trung bình mỗi sào đạt giá trị từ 5,5 - 6,3 triệu đồng, cao gấp 2 - 3 lần so với trước đây.
Nông dân Lê Văn Tuấn ở thôn Phú Long, xã Đại Thắng cho biết, vụ này gia đình ông trồng 2 sào (mỗi sào 500m2) giống ngô nếp TBM18. Năm nay thời tiết thuận lợi, ngô phát triển tốt. Giống ngô nếp TBM18 chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính, chịu hạn và chịu rét trung bình.
Hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 tại xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: T.H.
"Qua sản xuất vụ đầu, tôi thấy đây là giống ngô rất phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng tại đây, mỗi sào cho năng suất ngô tươi đạt trung bình 150-170kg/sao, đặc biệt có hộ thâm canh cao có thể đạt năng suất 200 kg/sào. Vụ tới chắc chắn tôi sẽ mở rộng thêm diện tích sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 để nâng cao thu nhập cho gia đình...", ông Lê Văn Tuấn phấn khởi.
Ông Hoàng Trung Hùng - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thắng mong muốn Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên tiếp tục liên kết với nông dân địa phương, mở rộng thêm diện tích liên kết sản xuất hạt lai F1 giống ngô nếp TBM18 trong vụ đông xuân 2022 - 2023, nhằm nâng cao giá trị kinh tế, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân.
Nông dân Thanh Hóa mua lúa giống bất ngờ trúng thưởng xe máy Bà Lục Thị Khanh - một nông dân ở thôn 2, xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bất ngờ trúng thưởng xe mô tô Honda LEAD, trị giá 40 triệu đồng khi mua lúa giống. Bà Lục Thị Khanh cho biết, sau khi mua bao lúa giống Thái Xuyên 111 để gieo cấy vụ chiêm xuân 2022, bà mang về...