ThaiBinh Seed kỷ niệm 50 năm thành lập, đón nhận Danh hiệu Anh hùng và lời cám ơn của ông Chủ tịch Tập đoàn
Sau 50 năm thành lập, Tập đoàn ThaiBinh Seed đã trở thành doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất, thương mại giống cây trồng hàng đầu Việt Nam và hướng tới một tập đoàn đa ngành.
ThaiBinh Seed kỷ niệm 50 thành lập và đón nhận Danh hiệu Anh hùng
Mới đây (7/1), tại Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập ThaiBinh Seed (10/1/1972 – 10/1/2022), Tập đoàn vinh dự đón nhận Cờ Thi đua của Thủ tướng; đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho Chủ tịch Tập đoàn và khai trương Trung tâm thương mại ThaiBinh Seed, khách sạn Selegend.
Tập thể lãnh đạo Tập đoàn ThaiBinh Seed vinh dự đón nhận Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ.
Sự kiện được tổ chức tại toà nhà đa năng văn phòng kết hợp trung tâm thương mại và khách sạn đạt chuẩn 4 sao Quốc tế Selegend Hotel của ThaiBinh Seed, với sự tham dự của đông đảo các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành.
Ông Trần Mạnh Báo – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed chia sẻ, sự ra đời của ThaiBinh Seed gắn với sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Thái Bình, đó là vào năm 1966, Thái Bình đã lập nên một kỳ tích đạt năng suất lúa 5 tấn/ha.
Video đang HOT
Ngày 31/12/1966 – 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Thái Bình. Nói chuyện với cán bộ và nhân dân Thái Bình ngày 1/1/1967 Bác căn dặn “…đạt năng suất lúa 5 tấn/ha là một kỳ tích. Nhưng muốn có nhiều lúa gạo để góp phần đánh Mỹ thì phải tăng năng suất lúa. Mà muốn tăng năng suất lúa trước hết phải làm tốt thủy lợi, phải có nhiều phân bón… có đủ nước, nhiều phân bón rồi, lại phải chọn giống tốt cho nông dân…”.
Thực hiện lời dạy của Bác, năm 1967 tỉnh Thái Bình đã thành lập hệ thống cung cấp giống lúa trực thuộc Ủy Ban Nông nghiệp – nay là Sở NN-PTNT. Ngày 10/1/1972, Uỷ ban Hành chính tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định thành lập Công ty Giống lúa Thái Bình là tiền thân của Tập đoàn ThaiBinh Seed ngày nay – một trong những Công ty giống cây trồng được thành lập sớm nhất ở Việt Nam.
Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo chia sẻ, lĩnh vực giống cây trồng là hoạt động trọng tâm của Tập đoàn. ThaiBinh Seed sở hữu bản quyền 21 giống cây trồng được công nhận quốc gia. Bộ giống mới của ThaiBinh Seed đã góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới cơ cấu cây trồng Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung, đáp ứng 20% diện tích gieo trồng lúa cả nước, 85-90% diện tích lua của Thái Bình.
Chiến lược của ThaiBinh Seed trong giai đoạn tới là xây dựng “Tập đoàn kinh tế phát triển theo hướng đa ngành”. Trong đó ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu phát triển sản phẩm nông nghiệp mới; chọn tạo nhiều giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu và đặc biệt khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.
Xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp từ nghiên cứu đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ; nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái; trồng trọt gắn với chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn…
Tiếp tục xây dựng và bảo vệ thương hiệu “ Lúa giống Thái Bình”, xây dựng và phát triển thành công thương hiệu “Gạo Thái Bình”; phát triển thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường nước ngoài. Mở rộng liên kết sản xuất hàng hoá, tham gia xây dựng Nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Lời cám ơn của ông Chủ tịch tập đoàn Thaibinh Seed
Cũng trong dịp này, Anh hùng lao động – Chủ tịch tập đoàn Thaibinh Seed đã gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới các cấp lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các vị khách quý, các thế hệ người lao động Tập đoàn đã luôn kề vai sát cánh cùng ThaiBinh Seed trong suốt nửa thế kỷ qua.
Anh hùng lao động – Chủ tịch tập đoàn Thaibinh Seed đã gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới các cấp lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các vị khách quý, các thế hệ người lao động Tập đoàn đã luôn kề vai sát cánh cùng ThaiBinh Seed trong suốt nửa thế kỷ qua.
Cụ thể, chia sẻ với phóng viên Dân Việt, ông Trần Mạnh Báo- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed rưng rưng xúc động: ” Ngày 07/01/2022, Tập đoàn ThaiBinh Seed đã tổ chức thành công Lễ Kỷ niệm 50 ngày thành lập (10/01/1972-10/01/2022), đón nhận Cờ thi đua của Chính Phủ và Danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới cho Chủ tịch Tập đoàn. Nhân dịp này Tập đoàn ThaiBinh Seed cũng tổ chức gặp mặt các thế hệ người lao động qua các thời kỳ. Lễ kỉ niệm và buổi gặp mặt đã diễn ra trong không khí trang trọng, ấm áp yêu thương và có ý nghĩa sâu sắc, động viên toàn thể các thế hệ người lao động của ThaiBinh Seed nói chung và cá nhân tôi nói riêng.
Nhân dịp này Tập đoàn ThaiBinh Seed rất vinh dự và tự hào được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan Trung ương và địa phương; các đơn vị đối tác và bạn bè trong và ngoài nước; các vị lãnh đạo Công ty qua các thời kỳ, các thế hệ cán bộ, nhân viên, người lao động Tập đoàn. ThaiBinh Seed cũng vinh dự nhận được nhiều hoa, quà, thư của các cơ quan, tổ chức và cá nhân chúc mừng”.
Cũng nhân dịp này, ông Báo cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cấp lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các vị khách quý, các thế hệ người lao động Tập đoàn đã luôn kề vai sát cánh cùng ThaiBinh Seed trong suốt nửa thế kỷ qua.
Ngoài ra, do dịch bệnh covid – 19 đang diễn biến phức tạp và giới hạn về không gian, thời gian cũng như cơ sở vật chất nên cũng có những hạn chế nhất định. Vị lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn Thaibinh Seed nhấn mạnh: “Xin cảm ơn các quý vị đại biểu vì những lý do khác nhau không thể đến dự Lễ kỷ niệm và buổi gặp mặt nhưng đã dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho ThaiBinh Seed và cá nhân Tôi. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình chuẩn bị, tổ chức đón tiếp nhưng không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, Chúng tôi rất mong nhận được sự cảm thông và chia sẻ của Quý vị.”
Phụ nữ Thanh Hóa - tự tin sáng tạo, khởi nghiệp
Với sự hỗ trợ, tiếp sức của các cấp hội phụ nữ, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chị em phụ nữ từ miền núi đến miền xuôi đã khởi nghiệp thành công ở nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Các chị đã và đang trở thành những tấm gương sáng trong phong trào sáng tạo, khởi nghiệp của phụ nữ xứ Thanh, làm giàu cho mình và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Nhiều hội viên, phụ nữ xã Lâm Phú (Lang Chánh) khởi nghiệp bằng nghề dệt thổ cẩm.
Trở về quê hương sau nhiều năm làm ăn sinh sống tại Cộng hòa Séc, chị Nguyễn Thị Hoan, thôn Én Giang, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) đã quyết định đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ, tạo ra nhiều nông sản an toàn, giúp người lao động có thêm thu nhập. Năm 2018, chị Nguyễn Thị Hoan nhận thầu 2 ha ở khu vực Đồng Lái, xã Quảng Hợp để sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó, chị xây 8.000m2 nhà lưới trồng rau sạch và dưa Kim Hoàng Hậu. Hiện nay, sản phẩm dưa vàng của gia đình chị Hoan đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Các loại rau đều đạt tiêu chuẩn VietGAP. Để tăng hiệu quả sản xuất, chị Nguyễn Thị Hoan xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi mỗi lứa hàng nghìn con gà thịt, toàn bộ chất thải của gà được ủ mục để chăm bón cho cây. Ngoài ra, chị còn dành 200m2 để xây dựng các ô chuồng kiên cố nuôi giun quế phục vụ chăn nuôi và tạo nguồn phân bón hữu cơ cung cấp đủ cho cây trồng. Mỗi năm, trang trại của chị Hoan đã cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn dưa, 3.000 con gia cầm thịt cùng nhiều sản phẩm nông nghiệp khác...
Hơn 10 tuổi đã biết ngồi khung dệt, bà Phạm Thị Bảo, xã Cao Ngọc (Ngọc Lặc) luôn trăn trở, lo lắng một ngày không xa nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình sẽ bị mai một. Biến suy nghĩ thành hành động, bà Bảo quyết tâm khởi nghiệp từ nghề truyền thống của dân tộc mình và thành lập câu lạc bộ bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường xã Cao Ngọc, thu hút 36 thành viên tham gia. Ngoài sản phẩm trang phục váy Mường, bà Bảo còn học hỏi, sáng tạo, thiết kế thêm nhiều mẫu mã, sản phẩm mới để hướng dẫn cho các thành viên câu lạc bộ, nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường. Đồng thời, tìm kiếm cơ hội đưa sản phẩm thổ cẩm của mình đi đến nhiều nơi trong và ngoài tỉnh bằng nhiều hình thức quảng bá, giới thiệu trên mạng xã hội, giới thiệu qua bạn bè, các điểm du lịch... Đến nay, thu nhập bình quân của các thành viên đạt từ 3 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Từ yêu thích các phụ kiện thời trang, chị Lê Thị Giang, Chủ tịch Hội LHPN xã Thành Long (Thạch Thành) đã tự học hỏi làm các loại hoa cài áo bán cho các cửa hàng may trên địa bàn và thành lập tổ hợp tác làm nghề hoa cài handmade Linh Giang với 8 thành viên tham gia. Mỗi tháng, tổ hợp tác làm ra hàng nghìn sản phẩm hoa cài, đồng thời nhận thêu hoa, đính hạt cườm trên áo dài, váy, thu nhập mỗi thành viên đạt 5 triệu đồng/tháng trở lên. Chính sự không ngừng học hỏi, sáng tạo là điều kiện để các sản phẩm của tổ hợp tác handmade Linh Giang luôn được khách hàng nhiều tỉnh, thành trong cả nước đón nhận. Chị Lê Thị Giang chia sẻ: "Quá trình làm tôi luôn tìm mẫu mã mới, sáng tạo không ngừng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì thế hàng không bị tồn đọng và phát triển ổn định".
Sáng tạo, khởi nghiệp không còn là khái niệm mới mẻ đối với hội viên, phụ nữ các vùng miền trong toàn tỉnh. Các chị đã vượt lên chính mình, mạnh dạn nêu ý tưởng và nuôi dưỡng ý tưởng khởi nghiệp. Nhiều chị đã khẳng định được bản lĩnh khởi sự, khởi nghiệp thành công qua nhiều sản phẩm được thị trường đón nhận và được cơ quan quản lý Nhà nước chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, đạt các giải tham dự hội thi cấp tỉnh, Trung ương tổ chức. Qua đó, các chị được tiếp cận, giao lưu với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để có thêm kinh nghiệm và kỹ năng duy trì, phát triển sản xuất. Tiêu biểu như: Trạm xanh Fuwa3E của chị Bùi Thị Bích Ngọc, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Fuwa Biotech ở phường Đông Cương, TP Thanh Hóa (sản xuất thành công các sản phẩm nước tẩy rửa sinh học bao gồm: nước rửa chén, nước rửa tay, nước lau sàn, nước giặt, vệ sinh bồn cầu, nước ngâm rửa rau, củ, quả; xịt khử mùi); dầu lạc nguyên chất Linh Phương của chị Phạm Thị Thùy Linh, thôn Kim Sơn, xã Hà Đông (Hà Trung); chế phẩm sinh học EM của chị Lê Thị Quyên, HTX thương mại sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo (Hoằng Hóa); HTX sản xuất và chế biến nông sản do phụ nữ làm chủ thôn Văn Châu, xã Đông Văn (Đông Sơn); gạo tím An Nhiên của bà Ngô Thị Tương, thôn Thống Nhất, xã Minh Khôi (Nông Cống)...
Trong 5 năm qua, cùng với tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp và xây dựng các ý tưởng khởi nghiệp cho hàng nghìn hội viên phụ nữ, đã có trên 10.800 phụ nữ được các cấp hội hỗ trợ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, trong đó có 661 doanh nghiệp, 153 mô hình phát triển kinh tế tập thể do nữ làm chủ được thành lập. Hội LHPN tỉnh duy trì tổ chức "Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp" hàng năm và tổ chức theo chủ đề đáp ứng khát vọng khởi nghiệp, mở ra những cơ hội tiếp cận vốn, kiến thức, kinh nghiệm, kết nối cung cầu sản phẩm cho chị em phụ nữ. Các tổ chức hội cơ sở chủ động xây dựng các chương trình, đề án, dự án, các mô hình khởi nghiệp tạo điều kiện kích cầu cho hội viên, phụ nữ nuôi dưỡng, thực hiện khát vọng khởi nghiệp thành công và nhiệt tình tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, an sinh xã hội. Qua đó, các cấp hội đã làm tốt vai trò cầu nối, kết nối các nguồn lực xã hội hỗ trợ chị em khởi nghiệp, khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong thời kỳ mới.
Hải Dương: Tặng quà gia đình người có công, trợ cấp người khó khăn dịp Tết Nhâm Dần Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương vừa quyết định dành trên 49,4 tỷ đồng để thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người cao tuổi, một số đơn vị nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và trợ cấp khó khăn nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022. UBND tỉnh Hải Dương dành trên 49,4 tỷ...