Thái tử đối đầu tổng thống – Nhà báo mất tích và cuộc đua ở Trung Đông
Vụ mất tích của nhà báo người Saudi Arabia ở T hổ Nhĩ Kỳ hé lộ căng thẳng và toan tính của 2 người đàn ông muốn vẽ lại bản đồ của thế giới Hồi giáo.
“Đó là hai người nghĩ rằng họ quan trọng nhất thế giới Hồi giáo”, New York Times dẫn lời Steven A. Cook, học giả tại viện nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Mỹ), về Thái từ Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
“Ở cả hai phía, cái tôi đều đóng vai trò lớn”, ông nói.
Đó không chỉ là Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ, hai thế lực trong khu vực; đó còn là hai nhà lãnh đạo mạnh mẽ tin rằng họ sẽ là người nâng tầm ảnh hưởng của đất nước mình ở thế giới Hồi giáo. Giờ thì họ cùng vướng vào vụ mất tích bí ẩn của một nhà báo, nhà bất động chính kiến người Saudi Arabia giữa thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thái từ Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Getty.
Tổng thống Erdogan từ lâu đã xem mình là người bảo vệ cho các phong trào nổi dậy Mùa xuân Arab và những nhà hoạt động chính trị Hồi giáo của phong trào. Trong khi đó, Thái tử Salman là người đứng ở phía ngược lại, đàn áp các phong trào này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiếp tục quan hệ gần gũi với Qatar, đất nước đã bị hàng loạt nước Vùng Vịnh, đứng đầu là Saudi Arabia, cắt đứng quan hệ ngoại giao hồi năm 2017.
Hai nhà lãnh đạo, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia, với mục tiêu chung là sự ổn định, đến nay vẫn giữa mối quan hệ thân thiện. Thế nhưng, việc nhà báo người Saudi biến mất sau khi vào lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã đẩy quan hai nước đến bờ căng thẳng và hé lộ những bất đồng âm ỉ.
Ông Erdogan liên tục thách thức Saudi Arabia phải giải thích về sự biến mất của nhà báo, nhà bất đồng chính kiến người Saudi. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ liên tục cho rò rỉ thông tin rằng họ có video và băng ghi âm chứng tỏ nhà báo Jamal Khashoggi đã bị sát hại, ám chỉ rằng chính quyền Saudi đứng sau vụ việc. Thái tử Salman và Saudi Arabia kiến quyết rằng ông Khashoggi đã rời lãnh sự quán nhưng không đưa ra bằng chứng.
Đến cuối tuần này, có vẻ như cả ông Erdogan lẫn Salman đang cố tìm kiếm lối ra cho cuộc khủng hoảng. Văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ông Erdogan đã đồng ý với đề nghị từ phía Saudi lập một “nhóm làm việc” để điều tra việc ông Khashoggi biến mất.
New York Times nhận định hai người có quá nhiều thứ để mất.
Tổng thống Erdogan đang chật vật với kinh tế trong nước và việc sa lầy trong cuộc xung đột ở Syria. Ông giờ không thể cáng đáng thêm một cuộc chiến với Saudi Arabia, đất nước vẫn luôn giàu có. Đối với Thái tử Salman, vụ việc này có thể làm tổn hại hình ảnh mà ông dày công xây dựng lâu nay như nhà cải cách ôn hòa của vương triều Saudi.
Video đang HOT
Cải cách nửa vời
Từ khi lên nắm quyền đến nay, thái tử, với tham vọng đa dạng hoá nền kinh tế Saudi trước khi họ hết dầu, đã tìm đến Washington, Phố Wall, Thung lũng Silicon và cả Hollywood với lời hứa mở cửa và hiện đại hóa quốc gia này.
Người Saudi Arabia trong thời gian qua đã tích cực tiếp cận chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt thông qua con rể Jared Kushner của tổng thống. Ảnh: Getty.
Trước vụ việc lần này, Thái tử Salman vốn đã bị chỉ trích vì thúc đẩy cuộc chiến đang tàn phá đất nước Yemen, việc câu lưu thủ tướng Lebanon và giam hàng trăm doanh nhân với cáo buộc. Nếu ông bị phát hiện là người đứng sau sự biến mất, và có thể là cái chết, của ông Khashoggi, điều này có thể thúc đẩy những đối thủ trong nước ngăn chặn sự trỗi dậy của thái tử.
Ở bên ngoài Saudi Arabia, việc này làm tổn hại mối quan hệ ông dày công xây đắp với các nhà đầu tư và người thăm viếng từ phương Tây. Nhiều đại biểu đã tuyên bố rút khỏi hội thảo đầu tư, vốn được gọi là “Davos (Diễn đàn Kinh tế Thế giới) của Vùng Sa mạc”, mà thái tử chủ trì tháng này ở thủ đô Riyadh.
“Uy tín của ông ấy với phương Tây và tại Mỹ đang bị đem ra”, New York Times dẫn lời Kristian Coates Ulrichsen, nhà nghiên cứu tại Viện Baker về Chính sách Công tại Đại học Rice. “Khoảng cách uy tín sẽ lớn, và những người vận động cho Saudi ở Washington D.C. sẽ rơi vào thế khó nếu muốn tạo dựng hình ảnh mà họ đang cố tạo dựng”.
Các nghị sĩ từ hai đảng ở Washington đang dọa sẽ áp đặt trừng phạt lên Saudi và các lãnh đạo quốc gia Hồi giáo này có vẻ đã bất ngờ trước mức độ phản ứng của cộng đồng quốc tế trước số phận của một nhà bất đồng chính kiến lưu vong. Thái tử Salman phải hủy bỏ hoặc hoãn nhiều cuộc gặp với các nhà ngoại giao lẫn khách viếng thăm, Ngoại trưởng Adel al-Jubeir giữ im lặng.
“Cơm áo gạo tiền” hay uy tín?
Về phần Tổng thống Erdogan, ông chủ yếu chất vấn Saudi và dò xét xem mình có thể đổ lỗi cho sự biến mất của ông Khashoggi lên Riyadh mà không cần trực tiếp làm vậy không.
“Liệu có thể có chuyện một lãnh sự quán, đại sứ quán mà không có hệ thống camera không?”, ông nói. “Liệu có thể có chuyện không có hệ thống camera ở lãnh sự quán Saudi Arabia nơi vụ việc diễn ra không? Ý tôi là nếu một con chim, hoặc con muỗi bay qua, camera cũng sẽ thu lại được. Họ có những hệ thống tiên tiến nhất”.
“Không thể có chuyện chúng tôi im lặng trước một sự cố xảy ra trên đất nước mình”, ông nói.
Đại sứ quán Saudi Arabia tại Istanbul, nơi ông Khashoggi được nhìn thấy lần cuối. Ảnh: Reuters.
Quan ngại lớn nhất của ông Erdogan đến từ bên trong: nỗ lực vực dậy nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trong 15 năm qua đã khiến các công ty Thổ Nhĩ Kỳ lao đao trong khoản nợ nước ngoài lên đến hơn 200 tỷ USD. Đồng lira mất giá kéo theo lạm phát cao. Saudi Arabia đóng góp một phần trong các mối quan hệ kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và là nguồn cung khách du lịch.
“Thiệt hơn rất rõ ràng, vì vậy ông Erdogan sẽ kiềm chế”, theo Ozgur Unluhisarcikli, giám đốc văn phòng tại Ankara của Quỹ German Marshall, một viện nghiên cứu có trụ sở tại Washington D.C. “Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua thời kỳ kinh tế khó khăn, Saudi Arabia và Vùng Vịnh có khả năng mang lại cân bằng cho nền kinh tế nước này”.
Thế nhưng, sự biến mất của ông Khashoggi đe dọa một thứ mơ hồ hơn: tiếng tăm mà Thổ Nhĩ Kỳ đã vun đắp nên trong khu vực như một nơi trú chân của các chính trị gia và nhà tư tưởng Arab chịu áp lực từ chính quyền của họ.
“Vì Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành nơi lánh nạn cho những người Arab không còn cảm thấy an toàn bên trong đất nước của chính họ, ông Erdogan sẽ bị thiệt hại về uy tín”, theo Tamara Cofman Wittes, học giả tại Viện Brookings và là cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ.
Một số nhà phân tích nói rằng họ thấy dấu hiệu của việc ông Erdogan sẽ tìm kiếm một lối thoát không làm mất mặt đôi bên, chẳng hạn như cho phép thái tử Arab thừa nhận việc ông Khashoggi đã chết nhưng đổ lỗi cho nhóm cực đoan bên trong chính quyền Riyadh.
Việc thành lập nhóm “làm việc chung” là một nỗ lực cho mục đích đó, dù không chắc sẽ thành công trong bối cảnh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và thái tử Arab, trong nhiều năm, đã phải nỗ lực để gác sang một bên những khác biệt
Phương Thảo
Theo Zing/New York Times
Nhà báo Ả Rập Xê Út nghi bị giết ở Thổ Nhĩ Kỳ: Ankara công bố ảnh 'nhóm sát thủ'
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/10 đăng tải ảnh "nhóm sát thủ" 15 người Ả Rập Xê Út bị cáo buộc đến nước này để bắt cóc và sát hại nhà báo bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải hình ảnh và video về một "nhóm sát thủ" 15 người Ả Rập Xê Út với cáo buộc đến Istanbul bắt cóc và sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Nhóm người này đã sử dụng một chiếc xe van đen di chuyển khỏi lãnh sự quán Ả Rập Xê Út tại Istanbul, nơi cuối cùng nhìn thấy nhà báo Khashoggi xuất hiện. Ông Khashoggi được biết đến là nhà báo, nhà bình luận chính trị nổi tiếng thường xuyên chỉ trích các chính sách của Thái tử Mohammed bin Salman
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, "nhóm sát thủ" này đến Istanbul vào ngày 30/9, 2 ngày trước khi ông Khashoggi biến mất không dấu vết.
Bài báo "15 thành viên nhóm sát thủ" trên một tờ báo in của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/10. (Ảnh: AP)
Thông tin được tiết lộ càng gây áp lực lên Ả Rập Xê Út, một tuần sau khi ông Khashoggi biến mất khi đến lãnh sự quán ở Istanbul. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nhiều ngày qua đã luôn đưa ra cáo buộc ông đã bị thủ tiêu bởi một nhóm người Ả Rập Xê Út.
Trong khi đó, Ả Rập Xê Út nói các cáo buộc là vô căn cứ nhưng chưa cung cấp bằng chứng cho thấy ông Khashoggi đã rời khỏi lãnh sự quán. Nước này cũng không trả lời yêu cầu bình luận của AP ngày 10/10.
Ngày 10/10, Washinton Post - nơi ông Khashoggi viết nhiều bài phê bình, đăng tải bài về vợ chưa cưới của nhà báo - Hatice Cengiz. Bà thừa nhận ông Khashoggi lần đầu đến lãnh sự quán tại Istanbul ngày 28/9, sau đó ông có lịch hẹn quay lại ngày 2/10 để lấy những giấy tờ họ cần cho việc kết hôn của họ.
Video từ camera an ninh xuất hiện ngày 9/10 cho thấy ông Khashoggi đi vào lãnh sự quán Ả Rập Xê Út tại Istanbul ngày 2/10 và chưa có bằng chứng nào về việc ông rời lãnh sự quán được ông khai. Nhưng quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng chưa cung cấp được bằng chứng cho thấy ông bị bắt cóc hay bị giết.
Vợ chưa cưới của nhà báo kêu gọi Tổng thống Mỹ giúp làm sáng tỏ vụ việc, bên cạnh đó kêu gọi giới chức Ả Rập Xê Út công bố CCTV từ lãnh sự quán vào ngày ông Khashoggi tới làm việc. "Dù sự cố này có thể châm ngòi khủng hoảng chính trị giữa hai quốc gia, chúng ta không nên bỏ qua phương diện con người và quyền công dân với những gì đã xảy ra" - bà nói.
Nhà báo Khashoggi đã và đang tìm cách trở thành công dân Mỹ sau khi sống lưu vong từ năm 2017, lo sợ hậu quả từ những chỉ trích của ông đối với thái tử Ả Rập Xê Út, bà Cengiz cho biết.
(Nguồn: AP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Thổ Nhĩ Kỳ - Saudi Arabia đấu khẩu vụ nhà báo Jamal mất tích Vụ mất tích bí ẩn của nhà báo Khashoggi - biên tập viên của một tờ báo có tiếng ở Saudi Arabia - làm dấy lên mối quan ngại trên toàn cầu, đặc biệt sau khi hồi cuối tuần qua các nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ cho biết giới chức nước này cho rằng ông Khashoggi đã bị sát hại bên trong lãnh...