Thai to vượt tuổi phải làm thế nào
Tôi 34 tuổi, mang thai lần thứ 2, thai được 31 tuần. Khi khám thai lúc 31 tuần 1 ngày kết quả siêu âm thai nhi cân nặng đến 2.130 gram. Xét nghiệm có đường trong nước tiểu.
Lúc mang thai 3 tháng đầu tôi có xét nghiệm đường huyết thì không bị tiểu đường. Thời gian gần đây tôi thường ăn nhiều đồ ngọt. Có phải do chế độ ăn uống đã ảnh hưởng làm tăng lượng đường trong nước tiểu không ạ? Bác sĩ nói thai quá to, cân nặng tuổi thai tương đương 33 tuần.
Tôi sợ thai nhi lớn quá sẽ không tốt cho sự phát triển trí não bé. Qua 31 tuần mang thai tôi đã tăng cân 10 kg. Tôi cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào để thai nhi phát triển bình thường mà bé sinh ra khỏe mạnh. Xin cảm ơn bác sĩ. (Ngọc Hương)
Ảnh: acuhealthcare
Trả lời:
Bạn Ngọc Hương thân mến,
Video đang HOT
Tăng cân trung bình của thai phụ trong suốt thai kỳ là từ 12 đến 14 kg. Tăng cân này cũng tùy thuộc vào chỉ số BMI. Nếu người mẹ thuộc loại gầy thì tăng cân nhiều hơn, có thể 15-18 cân. Nếu người mẹ thuộc loại người dư cân mập mạp thì tăng khoảng 8-11 kg là vừa. Không có thông tin cân nặng và chiều cao của bạn trước khi mang thai là bao nhiêu. Tăng cân 10 kg thời điểm 31 tuần tuổi thai có thể là bình thường nếu trước khi mang thai bạn thuộc tạng người gầy, nhưng là nhiều nếu bạn thuộc nhóm dư cân.
Cân nặng ước tính thai nhi 2.130 g ở tuổi thai 31 tuần là có to hơn so với tuổi thai. Trong nước tiểu của bạn có đường, bạn lại ăn nhiều đồ ngọt. Như vậy bạn có những yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Cho dù trong 3 tháng đầu thai kỳ, xét nghiệm đường huyết bạn bình thường, nhưng vì những yếu tố nguy cơ trên, bạn nên kiểm tra lại đường huyết khi đói và 2 giờ sau ăn để thăm dò bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bạn nên khám thai và dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể bạn nhé. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi cử động thai trong ngày bạn nhé.
BMI = cân nặng (kg)/ bình phương chiều cao (m2). BMI nhỏ hơn 19,8 kg/m2: gầy, nhẹ cân, suy dinh dưỡng. BMI lớn hơn 26kg/m2: dư cân, mập mạp.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà _Phó trưởng khoa Sản A, BV Từ Dũ
Theo VNE
Nên sử dụng bột ngọt thế nào là đủ?
Ngày nay, bột ngọt được sử dụng rông rãi trong chế biến món ăn tại gia đình và trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Vậy trong chế biến món ăn hàng ngày, chúng ta sử dụng bao nhiều là đủ?
Bột ngọt hay các gia vị khác vẫn thường được sử dụng phổ biến trong nấu ăn vì chúng giúp món ăn thêm ngon và đậm đà hơn. Đặc biệt, bột ngọt lại là một gia vị giúp mang đến vị umami ngon ngọt nên nó còn được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm nói chung.
Vào năm 1972, Ủy ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) đưa ra liều dùng hàng ngày của bột ngọt là từ 0-120mg/kg thê trọng. Điều này có nghĩa với người bình thường có thể trọng trung bình 50kg thì mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 6g bột ngọt. Tuy nhiên, đây là khuyên cáo đã cũ và không còn chính xác.
Tiếp đó, vào năm 1987, dựa trên những nghiên cứu khoa học uy tín, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức với sự hiện diện của nhiêu nhà khoa học trong lĩnh vực độc học, hóa học, sinh học...Tại đây, tổ chức JECFA đã chính thức xác nhận tính an toàn của bột ngọt và công bố Liều dùng hàng ngày của bột ngọt là không xác định (ADI not specified).
Tương tự như JECFA, năm 1991, Ủy ban Khoa học vê Thực phâm của Công đông chung Châu Âu (EC/SCF) cũng đã kêt luân rằng bôt ngọt là môt phụ gia thực phâm an toàn với liêu dùng hàng ngày không xác định.
Thạc sỹ - Bác sỹ Lưu Thị Mỹ Thục - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, như vậy, không có quy định mỗi người chỉ được ăn bao nhiêu gam bột ngọt một ngày. Có thể nêm nếm bột ngọt trong nấu nướng đến khi vừa miệng, tùy theo khẩu vị của từng người, sao cho phù hợp và cân đối. Không nên xem bột ngọt là 1 chất dinh dưỡng có thể thay thế các thành phần thực phẩm khác trong khẩu phần ăn hàng ngày.
ThS.BS. Chu Quốc Lập, Nguyên Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, Về tính an toàn của bột ngọt thì hiện nay đã được xác nhận từ nhiều tổ chức uy tín trên thế giới nên về cơ bản bạn không nên quá lo lắng khi sử dụng gia vị này vì nó đã được xem là an toàn đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, bột ngọt vẫn chỉ là một gia vị thông thường, mà gia vị thì chỉ nên được sử dụng hợp lý để làm món ăn thêm ngon hơn sau khi đã cân đối các thành phần dinh dưỡng trong món ăn đó.
Sử dụng bột ngọt bao nhiêu là đủ?
Lưu ý khi dùng bột ngọt:
Không nấu ở nhiệt độ cao:Khi cho thêm bột ngọt vào thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra thay đổi hóa học, khiến bột ngọt trở nên có hại cho sức khỏe. 70 - 90 độC là nhiệt độ thích hợp nhất để hòa tan bột ngọt. Vì vậy nên gia giảm bột ngọt khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp.
Không cho trực tiếp vào thực phẩm nguội: Bột ngọt hòa tan kém ở nhiệt độ thấp. Nếu bạn muốn sử dụng bột ngọt để tăng vị ngon cho món nguội thì nên hòa tan bột ngọt trong nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn nguội.
Không cho vào các thực phẩm ngọt: Tuyệt đối không nên thêm bột ngọt vào thực phẩm có vị ngọt tự nhiên (cà chua, tôm....) vì sẽ làm mất hương vị, độ ngọt của món ăn và gây vị khó ăn.
Dùng quá nhiều: Cũng như các gia vị khác, lượng bột ngọt dư thừa sẽ khiến món ăn bị mất vị và còn có hại cho sức khỏe.
Không nên dùng với trứng: Trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ bột ngọt tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế cho bột ngọt vào trứng là thừa và còn không tốt cho sức khỏe.
Theo VNE
Dùng thuốc tránh thai thế nào khi chu kỳ không đều Em 21 tuổi, bắt đầu có kinh nguyệt khi 11 tuổi và bị rối loạn chu kỳ ngay từ đó, khi thì 3-4 tháng mới có một lần, lúc thì chỉ 2 tuần đã thấy. Mỗi chu kỳ của em kéo dài khoảng một tuần, có khi nửa tháng. Em đi khám thì bác sĩ bảo bị rong kinh, còn việc chu kỳ...