Thai phụ tới cổng bệnh viện thì chuyển dạ : Được bác sĩ đỡ đẻ trên xe
Không kịp tới phòng sinh, người phụ nữ quê gốc Nghệ An đã cho con chào đời ngay tại hàng ghế sau của một chiếc taxi.
May mắn là cả mẹ lẫn con đều nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y bác sĩ.
Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Thế nhưng, trong hành trình mang con đến với thế giới này, mẹ phải đối mặt với biết bao khó khăn và thử thách. Những rủi ro cũng như tình huống ngoài mong đợi hoàn toàn có thể xảy ra. Tiêu biểu trong đó phải kể đến việc thai phụ chưa vào được nơi sinh mà em bé đã vội… “ra ngoài”.
Nhiều trường hợp chưa tới bệnh viện đã sinh xong. Ảnh: VTV
Nói đâu xa, MXH mới đây đã chia sẻ rần rần bức ảnh ghi lại cảnh bác sĩ tiến hành đỡ đẻ cho một người phụ nữ ngay trên hàng ghế taxi. Thông tin từ Sức khỏe và Đời Sống, thai phụ xuất hiện trong ảnh là chị N.H.Đ (28 tuổi, ngụ huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An). Tuy có biểu hiện đau bụng từ sáng ngày 04/02 nhưng phải đến tối cùng ngày, gia đình mới bắt đầu đưa chị đi sinh. Đến đoạn cách Bệnh viện Đa khoa Đô Lương gần 1km thì em bé chào đời. Sau những nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, sức khỏe cả mẹ lẫn con đều đã dần ổn định.
Câu chuyện được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Ảnh: FB Top Comments
Video đang HOT
Bức ảnh hiếm hoi ghi lại quá trình sự việc diễn ra. Ảnh: Nghệ An
Hội anh em hộ tống vợ bạn đi đẻ náo loạn khoa sản
Bên dưới phần bình luận, dân tình thi nhau gửi những lời chúc tốt đẹp tới cặp mẹ con. Song song đó, người ta cũng không quên dành lời khen cho sự tận tâm, có mặt kịp thời của các y bác sĩ: ” Chúc mừng gia đình, sau bé lớn sẽ được nghe sự tích mẹ đẻ mình ở trên xe“, ” Phải nói là cực kì may mắn“, ” Chúc mừng mẹ tròn con vuông“, ” Y đức cao cả là đây“, ” Tận tâm, trách nhiệm, kịp thời và chính xác, hoan hô các bác sĩ“…
Người nào người nấy đều tranh thủ góp vui. Ảnh: FB Top Comments
Việc các mẹ bầu chuyển dạ trên xe vốn chẳng còn là chuyện hiếm. Cách đây ít hôm, vụ nam tài xế taxi thành “ông đỡ” bất đắc dĩ cũng “gây bão” mạng. “Nhân vật chính” là chú D.V.A (49 tuổi), hiện sinh sống tại TP. Đông Hà. Trong quá trình chở chị T.T.Đ (25 tuổi) tới bệnh viện sinh con, chú đã ra quyết định dừng xe và tiến hành đỡ đẻ khi chứng kiến đối phương không cầm cự được.
Chân dung “ông đỡ” làm ai nấy trầm trồ. Ảnh: phunuonline
Đưa vợ đi đẻ, ông bố trẻ mếu máo đứng ngồi không yên
Dù là việc bất đắc dĩ, bản thân cũng không có chuyên môn hay kinh nghiệm nhưng chú D.V.A sau cùng vẫn giúp chị Đ. “vượt cạn” thành công. Bé trai chào đời nặng 3kg và trộm vía cực kì khỏe mạnh và kháu khỉnh. Sau khi đưa họ tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và hồi phục sau sinh, “ông đỡ” còn dành thời gian nán lại để động viên, thăm hỏi.
Nhận được sự giúp đỡ từ người đàn ông không thân thích, mẹ bầu cảm kích vô cùng. Ảnh: Thanh Niên
Trước đó nữa, nam Trung úy tên T. – cán bộ công an xã Nậm Cắn ( Kỳ Sơn, Nghệ An) cũng có pha đỡ đẻ cho một phụ nữ ngay tại lề đường. Lần đầu gặp cảnh này, anh không nề hà mà mạnh dạn ra tay giúp đỡ. Trên trang cá nhân, chàng Trung úy trải lòng: ” Cũng chả nghĩ gặp cảnh này bao giờ. Tự nhiên thành bác sĩ phụ sản. Chúc mừng gia đình. Chúc bé mau ăn chóng lớn“.
Sản phụ đau đẻ giữa đường… Ảnh: Người nhà quê
… được “bác sĩ phụ sản” tay ngang ứng cứu. Ảnh: Người nhà quê
Sự có mặt kịp thời của đội ngũ y bác sĩ hay sự giúp đỡ tận tình của người tài xế, anh cán bộ đều xứng đáng nhận được những lời khen ngợi. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng chưa tới bệnh viện đã sinh con, mẹ bầu cần thăm khám định kì, nắm rõ thời gian dự sinh và di chuyển sớm để việc sinh nở được an toàn.
TP Hồ Chí Minh: Gặp mặt 'Những đóa hồng nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19'
Ngày 18/11, tại TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đã tổ chức chương trình giao lưu, gặp mặt và trưng bày chuyên đề "Những đóa hồng nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19".
Các khách mời trong chương trình giao lưu.
Tại chương trình giao lưu, nhiều câu chuyện chân thật được các khách mời kể lại đã tạo một không gian lắng đọng, đong đầy cảm xúc khi nghĩ vê kỷ niệm 1 năm TP Hồ Chí Minh trở lại hoạt động bình thường mới sau đại dịch COVID-19.
"Trong dịch COVID-19, khi thực hiện nhiệm vụ ở Trung tâm bệnh viện Ung bướu 2 (tuyến cuối cùng), tại đây các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch phải gắn ống thở, tôi chỉ biết hỗ trợ y, bác sĩ chăm sóc bệnh nhân với ý nguyện mang lại hai chữ bình an cho họ. Chứng kiến sự ra đi của bệnh nhân lúc ấy, lòng tôi bỗng chùng xuống với cảm nhận sự mất mát, đau thương... Tuy nhiên, vượt qua nôi đau và tuyêt vọng, tôi cùng các tình nguyện viên vân phải tiêp tục cô gắng động viên, lan lỏa niềm vui qua sự chăm sóc, yêu thương, tạo cho họ động lực chiến đấu với bệnh tật và sớm hồi phục sức khỏe...", sơ Võ Thị Loan Anh (Hội dòng Mến Thánh giá Gò Vấp) chia sẻ.
Khách mời tham quan phòng trưng bày chuyên đề "Những đóa hồng nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19.
Bà Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ khẳng định, trong hành trình phòng, chống dịch COVID -19, TP Hồ Chí Minh đã sống trong sức mạnh của sự đoàn kết, sự đồng lòng của mọi tầng lớp nhân dân, của sự chia sẻ của tình yêu thương và nhân ái. Những kiều bào ở nước ngoài - những người con xa nhà cũng đã chung tay cùng các đoàn thể Thành phố hỗ trợ trang thiết bị y tế, các túi quà cho người dân ở khu vực bị phong toả... với nghĩa tình đồng bào, đau đáu nhớ thương về quê hương.
"Điều đặc biệt, chúng ta đã chứng kiến sự góp sức của lực lượng nữ là những đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng và lực lượng tình nguyện viên đã gác lại cuộc sống yên bình, riêng tư, xung phong để đi vào tâm dịch với quyết tâm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Đây là những bông hoa đẹp nhất, truyền cảm hứng về sự hy sinh, trái tim nhiệt huyết, những tấm lòng nhân ái, nghị lực kiên cường. Tất cả sự đóng góp đó một lần nữa khẳng định vai trò và vị thế, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với 8 chữ vàng - 4 phẩm chất: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang", bà Nguyễn Thị Thắm chia sẻ.
Dịp này, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ tổ chức trưng bày chuyên đề "Những đóa hồng nơi tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19" tại TP Hồ Chí Minh với hơn 150 ảnh cùng nhiều hiện vật trong phòng, chống COVID-19. Chuyên đề này nhằm tri ân, khẳng định sức mạnh nội lực của chị em phụ nữ trong đại dịch và nhắc nhở COVID-19 vẫn chưa được đẩy lùi.
Ban tổ chức trao giải cho các tác giả.
Tại chương trình, ban tổ chức cũng trao giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích cho các tác giả gửi tác phẩm tham gia cuộc thi ảnh "Những người phụ nữ tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19" tại TP Hồ Chí Minh. Cuộc thi đã nhận được 426 ảnh của 45 tác giả tham gia.
Đảm bảo an toàn cho người dân trước nguy cơ sạt lở ở Kỳ Sơn, Nghệ An Chỉ trong thời gian ngắn, lũ ống, lũ quét tại huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đã làm 1 người chết, 55 ngôi nhà bị cuốn trôi, hàng trăm gia đình mất tài sản, hệ thống giao thông bị hư hại, nhiều tuyến đường tê liệt... Ước tính thiệt hại do mưa lũ là hơn 200 tỷ đồng. Mưa liên tục...