Thai phụ mang song thai tử vong vì cúm mùa, 2 trường hợp khác nguy kịch
Tại khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai) thời gian qua liên tiếp tiếp nhận bệnh nhân cúm mùa nguy kịch. Trong đó, trường hợp bà mẹ trẻ mang song thai 24 tuần không thể qua khỏi, hai trường hợp khác đang phải điều trị tích cực.
Ngày 12/2, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai) cho biết, trong dịp Tết vừa qua, khoa tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm mùa nhưng diễn biến nguy kịch.
Bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng thở máy nguy kịch sau một tuần điều trị vì nhiễm cúm mùa. Ảnh: Dương Ngọc.
Tại khoa tiếp nhận 4 trường hợp, cả 4 ca đều phải thực hiện kỹ thuật cao nhất, tim phổi nhân tạo (ECMO) để hi vọng cứu bệnh nhân nhưng một trường hợp là sản phụ mang song thai 24 tuần đã không thể qua khỏi, một trường hợp khác diễn biến rất nặng.
Tại BV Đa khoa Ninh Bình, ê kip của khoa Hồi sức tích cực cũng hỗ trợ kỹ thuật tim phổi nhân tạo cho một trường hợp nhiễm cúm mùa trầm trọng, sau đó mới có thể chuyển bệnh nhân ra Hà Nội, trong quá trình vận chuyển nhiều lần người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch.
Ths.BS Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai) cho biết, phần lớn các ca nhiễm cúm mùa thông thường biểu hiện hắt hơi sổ mũi 5 – 7 ngày tự khỏi. Tuy nhiên, một số có thể có biến chứng viêm màng não, cơ tim và rất nghiêm trọng là viêm phổi. Bệnh dễ diễn biến nặng ở những người có yếu tố thuận lợi như đang mang thai, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, nghiện rượu…
Như trường hợp người mẹ trẻ mang song thai được chuyển từ Thanh Hóa ra, các bác sĩ đã nỗ lực hết sức, lọc máu liên tục, thở máy, làm ECMO nhưng sau 2 tuần chiến đấu, bệnh nhân đã không thể qua khỏi vì suy hô hấp, viêm phổi trắng xóa.
Hay như trường hợp bệnh nhân nam (60 tuổi, Sơn Tây, Hà Nội) có tiền sử cao huyết áp, sau khi bị cúm đã vào bệnh viện Bưu Điện và được chuyển sang BV Bạch Mai do suy hô hấp nặng. Chỉ một ngày sau khi vào khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được lọc máu, kết quả xét nghiệm dương tính vi rút cúm A/H1N1, điều trị tích cực không có tiến triển, diễn biến nặng hơn buộc phải làm ECMO. May mắn, sau một tuần điều trị, hiện bệnh nhân đã được ngừng ECMO nhưng vẫn đang phải thở máy, chưa thể ra khỏi phòng hồi sức đặc biệt.
Video đang HOT
BS Thạch cho biết, phim chụp X-quang phổi cho thấy bệnh nhân viêm phổi rất trầm trọng. Ảnh: H.Hải
Một trường hợp khác, bệnh nhân nam 51 tuổi được gia đình đưa đến BV Bạch Mai hôm mùng 2 Tết trong tình trạng suy hô hấp. Trước đó, cháu bệnh nhân có biểu hiện cúm, sau đó bệnh nhân cũng hắt hơi, sổ mũi và diễn biến nhanh. Ngay khi nhập viện đã phải vào thở máy, điều trị kháng vi rút, kháng sinh nhưng không đáp ứng, ngày thứ hai đã phải vào ECMO.
Đến nay sau 1 tuần điều trị tình trạng bệnh nhân chưa cải thiện, suy đa tạng còn nặng, còn phải tiếp tục lọc máu, thở máy, kháng sinh.
Tiếp đến ngày mùng 4 Tết khoa tiếp nhận bệnh nhân nam 40 tuổi ở Điện Biên chỉ sau 2 – 3 ngày hắt hơi sổ mũi giống cúm vào BV đã suy hô hấp nặng, được gia đình thuê trực thăng chuyển xuống Hà Nội cấp cứu.
Đừng chủ quan với cúm!
Theo PGS Cơ, dù đa phần các ca mắc cúm mùa thường khỏi sau 1 tuần điều trị thông thường. Một tỷ lệ nhỏ các trường hợp (thường ở những người có sức đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường…, người già, trẻ em và phụ nữ có thai) có thể có diễn biến nặng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.
“Tiêm vắc xin là biện pháp phòng cúm quan trọng, đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ cao”, PGS Đào Xuân Cơ khuyến cáo. Ảnh: H.Hải
Tuy nhiên, cúm mùa cũng có thể tiến triển nhanh gây viêm phổi, suy hô hấp. Đặc biệt khi bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính khác như suy thận, đái tháo đường… kèm theo thì nguy cơ diễn biến nặng càng tăng lên.
Ths.BS Bùi Văn Cường cho biết, trong 4 bệnh nhân này, 2 trường hợp khẳng định dương tính cúm A/H1N1, 2 trường hợp còn lại biểu hiện cúm rõ ràng nhưng xét nghiệm âm tính. Cúm A/H1N1 là một trong các chủng cúm mùa. Người mắc cúm A/H1N1 có biểu hiện lâm sàng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác, như sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng.
Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo khi có biểu hiện cúm như sốt, đau nhức toàn thân, hắt hơi, chảy nước mũi…kèm theo cảm giác mệt mỏi quá mức bình thường, đau tức ngực nên đến viện để được điều trị.
mọi người vẫn thường tự điều trị triệu chứng ở nhà, sau vài ba ngày là bệnh lui. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức bình thường thì bệnh nhân nên đến viện để được kiểm tra. Đặc biệt khi có sốt cao lên sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức người, kèm theo triệu chứng đau ngực, khó thở thì càng phải đến viện sớm.
Bệnh cúm A(H1N1) lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại…) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu…).
PGS Cơ nhấn mạnh, việc phòng bệnh bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ gìn vệ sinh mũi, miệng, mắt vô cùng quan trọng.
“Đặc biệt, những người có nguy cơ cao nên tiêm vắc xin cúm để bảo vệ trước cúm và phòng biến chứng viêm phổi do bị cúm. Vắc xin cúm mỗi năm tiêm một lần, có hiệu quả bảo vệ phòng cúm trong một năm. Ngoài ra, việc phát hiện sớm ca viêm phổi nặng cần vận chuyển sớm đến Trung tâm hồi sức, trong trường hợp cần kỹ thuật cao để được điều trị tốt nhất, hạn chế rủi ro khi phải chuyển viện trong tình trạng nguy kịch”, BS Thạch khuyến cáo.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bia không thể giải độc mọi loại rượu!
Trước thông tin dùng 5 lít bia cứu sống người ngộ độc rượu nặng, bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, cho biết bản thân anh cũng thấy mệt mỏi khi mọi người nói sao lại lấy bia giải ngộ độc rượu?
Thạc sĩ Lâm nhấn mạnh: Bệnh nhân cấp cứu ngộ độc rượu methanol - loại rượu công nghiệp không sử dụng trong ăn uống - chứ không phải là bệnh nhân say rượu nên không không thể cứ say rượu là lấy bia uống để giải say. Điều này là không đúng!
Bản thân bác sĩ Lâm khi sử dụng bia để truyền cho bệnh nhân Nhật cũng đắn đo và cân nhắc lượng bia như thế nào để cân bằng, thải độc tốt cho bệnh nhân.
Thạc sĩ Lâm cho biết, phác đồ chung là sử dụng rượu để truyền nhưng thực tế không có rượu để truyền tĩnh mạch nên trong trường hợp này, bác sĩ đành mạo hiểm dùng bia. Thạc sĩ Lâm chia sẻ đây là lần đầu tiên các bác sĩ của bệnh viện này sử dụng bia để giải ngộ độc methanol cho bệnh nhân.
Theo Giáo sư Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, việc truyền bia cho bệnh nhân ngộ độc rượu methanol có thể tạm chấp nhận được nhưng không khuyến khích.
Theo Giáo sư Bình trong bia có nồng độ cồn 4 - 4,5% được coi là rượu nhạt etanol, nếu truyền cho bệnh nhân sẽ gây ra tranh chấp methanol - chất đang gây độc cho bệnh nhân.
Methanol có độc tính và không dành cho việc tiêu thụ của con người bởi sau khi dùng/uống phải, methanol được chuyển hóa thành fóc-man-đê-hít (formaldehyde) và sau đó thành a-xít pho-mic, nó sẽ khiến máu bị nhiễm a-xit (toan chuyển hóa). Sau khi các mức độ a-xít trong máu tăng cao, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để lọc máu. Các triệu chứng thường chỉ xảy ra trong khoảng từ 12 đến 24 tiếng sau khi dùng.
. Trần Phương
Theo Dân trí
Người vợ mua bia đưa cho bác sĩ cứu chồng bị ngộ độc rượu Sau khi nghe giải thích phác đồ điều trị, người vợ đã mua bia đưa cho bác sĩ để cứu chồng bị ngộ độc rượu. Tối 10.1, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Nhật (48 tuổi, trú thôn An Giạ, xã Triệu Độ, Trưởng Trạm y tế xã Triệu Độ, Triệu Phong, Quảng Trị) - bệnh nhân...