Thai phụ dễ bị… rối loạn tâm thần
Khi thai phụ bị rối loạn tâm thần dù nhẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi như dễ làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh, sinh non, thai chết lưu.
Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormone estrogen, progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết một số hormone tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp, hormone buồng trứng.
Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít có thể gây ra những rối loạn về cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khoẻ.
Bình thường việc tăng quá nhiều nội tiết tố tuyến giáp thyroxin có thể làm một người bình thường căng thẳng và dễ bị cáu gắt.
Người mẹ mang thai ngoài ý muốn, mẹ sống đơn thân, sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình, chia sẻ của người chồng, quan niệm sinh con trai, con gái càng khiến cơ thể người phụ nữ thay đổi.
Nếu người phụ nữ bị stress cấp thì có biểu hiện bất động, sau đó giảm sút trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, có khi hoảng loạn, kích động, khó tập trung, cảm xúc bị giảm sút… Khi thai phụ bị rối loạn tâm thần dù nhẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi như dễ làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh, sinh non, thai chết lưu.
Video đang HOT
Nếu stress xảy ra ở 3 tháng cuối thường có nguy cơ sinh con nhẹ ký, có nguy cơ thai ngoài tử cung cao, sẩy thai, nôn nhiều và chuyển dạ sớm.
Rối loạn trầm cảm thường liên quan đến các tai biến như sẩy thai, chảy máu trong thai kỳ, sức đề kháng động mạch tử cung cao và gia tăng nguy cơ sinh mổ. Bệnh nhân mắc chứng chán ăn vô độ dễ có nguy cơ sẩy thai cao gấp 2 lần, thai nhẹ ký và nguy cơ cao về đái tháo đường.
Bị rối loạn hoảng loạn có nguy cơ cao về chuyển dạ sớm và sinh non, đa ối, thiếu máu. Nếu thai phụ mắc bệnh tâm thần phân liệt kèm các bệnh mạn tính sẽ làm bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu, thai nhẹ ký, hoặc khiếm khuyết về tim mạch.
Ba tháng đầu, tránh dùng các thuốc chống trầm cảm nếu không có chỉ định của bác sĩ. Thai phụ cần được nâng đỡ bằng các liệu pháp tâm lý và liệu pháp gia đình. Dùng thuốc điều trị rối loạn tâm thần có ảnh hưởng đến thai nhi.
Người bị bệnh tâm thần phải ngừng thuốc ít nhất 1 tháng trước thời điểm có thể thụ thai. Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì đây là thời kỳ quan trọng nhất liên quan đến quá trình hình thành và phát triển các cơ quan trong bào thai.
Trong thời gian mang thai và sau sinh, nếu người phụ nữ có rối loạn nhẹ, chồng và người thân cần quan tâm, động viên để họ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Thai phụ nên nghỉ ngơi và làm việc nhẹ nhàng. Nếu có các rối loạn tâm thần nặng cần đưa thai phụ đến khám tại cơ sở chuyên khoa tâm thần để được theo dõi, trị liệu.
Sau sinh nên chọn thời điểm thích hợp để cho mẹ gần con và chăm sóc con, phải có sự theo dõi, giúp đỡ của thầy thuốc chuyên khoa tâm thần, tâm lý trị liệu.
Theo VNE
Khám bệnh đi tiểu buốt và khí hư màu vàng
Việc bị viêm đường tiết niệu cũng như viêm nhiễm phụ khoa có thể điều trị được nhưng đôi khi xay ra tình trạng bị tái phat nhiều lần.
Tôi bị đi tiêu buốt khoảng 3 tuần nay. Măc du nước giải nhiều nhưng mỗi lần đi vệ sinh rất buốt. Khi tìm hiểu thông tin, tôi được biết nên uống nhiều nước. Sau khi uống nước, đi vệ sinh đã đỡ đau nhưng 1 tuần gần đây tôi bị ra nhiều khí hư màu vàng loãng và có mùi hôi kèm theo cảm giác đau ở phía ngoài.
Mong cac chuyên gia tư vấn cho biết tôi đã bị bệnh gì và điều trị như thế nào? (Nguyên Hoa)
Trả lời:
Chào bạn,
Qua thư nếu các hiện tượng đúng như bạn mô tả thì bạn đã có hiện tượng viêm đương tiêt niêu cấp tính, do bạn không đi khám và điều trị mà để nó kéo dài suốt 3 tuần thì bệnh của bạn se cang năng hơn.
Ngoài ra, bạn lại có hiện tượng ra khí hư nhiều và mùi hôi cũng là biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa. Bạn nên đi khám ngay để điều trị, không nên để tình trạng này kéo dài thêm sẽ làm bệnh trâm trong hơn. Khi đó việc điều trị sẽ khó khăn và thời gian điều trị cũng kéo dài hơn.
Việc bị viêm đường tiết niệu cũng như viêm nhiễm phụ khoa có thể điều trị được nhưng đôi khi tái phat nhiều lần. Chính vì vậy, bạn cũng cần hết sức lưu ý vấn đề vệ sinh bộ phận sinh dục của mình trong sinh hoạt hàng ngày, nhât la chu kỳ kinh nguyệt, khi quan hệ tình dục...
Ngoài ra, bạn nên dùng quần lót thoáng, thấm mồ hôi, khi phơi thì chọn chỗ thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời và nếu có điều kiện trước khi mặc bạn nên dùng bàn là để là đồ lót. Đây cũng là một cách để hạn chế vi khuẩn thâm nhập trở lại vùng kín của bạn.
Trong thời gian này và cả khi điều trị bênh, bạn nên kiêng quan hệ tình dục để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn cũng cần bổ sung nhiều nước và có thể dùng những loại nước hoa quả như nước cam, nước chanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui!
Theo VNE
1001 kiểu thắc mắc phòng the của chị em Nếu bạn có những thắc mắc về vấn đề tâm sinh lý trong chuyện vợ chồng mà chưa biết hỏi ai, hãy gửi thư cho chúng tôi ngay từ hôm nay. 1. Tôi năm nay 23 tuổi, đã lấy chồng. Thời gian gần đây, mỗi khi quan hệ tình dục với chồng tôi cảm thấy đau bụng, có lần đau tới lúc "cuộc...