Thai phụ bị vỡ túi phình động mạch não
Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM phải mổ bắt con gấp dù thai mới 37 tuần tuổi.
Trước đó thai phụ 33 tuổi khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM do đau đầu bất thường. Bác sĩ chẩn đoán bà bầu bị xuất huyết dưới nhện, một bệnh lý vỡ túi phình động mạch não rất nguy hiểm. Các bác sĩ đã hội chẩn quyết định chủ động mổ lấy thai và can thiệp mạch máu não điều trị cho bệnh nhân.
Em bé chào đời an toàn. Còn mẹ phải trải qua ca phẫu thuật bít túi phình ở não. Sau ba tuần điều trị, sản phụ tỉnh táo, bớt đau đầu và được xuất viện.
Bác sĩ Trần Nhật Thăng, Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trường hợp này may mắn thai nhi đã phát triển đầy đủ. Do đó các bác sĩ quyết định chủ động mổ lấy thai và không ảnh hưởng đến túi phình mạch máu não của người mẹ.
“Nếu để sản phụ chuyển dạ tự nhiên thì cơn đau đẻ sẽ khiến tình trạng xuất huyết não nặng hơn, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con”, bác sĩ Thăng nói.
Video đang HOT
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: N.P
Bác sĩ Trần Quốc Tuấn, Khoa Ngoại Thần kinh bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết xuất huyết dưới nhện là bệnh lý xuất huyết nội sọ xung quanh não. Nguyên nhân thường do chấn thương hoặc vỡ túi phình động mạch não. Khoảng 3-5% dân số có túi phình động mạch não.
Túi phình to có thể gây yếu liệt chi, liệt vận động mắt hoặc mờ mắt do chèn ép dây thần kinh. Khi túi phình vỡ, người bệnh bị xuất huyết khoang nội sọ nên đau đầu đột ngột dữ dội, cổ cứng. Tình trạng nặng hơn thì bệnh nhân sẽ lơ mơ, hôn mê và động kinh.
Người bệnh không được can thiệp bít hoặc kẹp túi phình mạch máu não kịp thời thì nguy cơ tái vỡ rất cao, khoảng 20-30% trong hai tuần đầu tiên và 50% trong 6 tháng đầu. Khi túi phình động mạch não vỡ lần nữa, 70-90% người bệnh sẽ tử vong. Bệnh còn dẫn đến các hậu quả nặng nề như nhồi máu não, giãn não thất, tổn thương hệ thần kinh, bác sĩ Tuấn cho biết thêm.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo khi đau đầu đột ngột dữ dội, nên đến bệnh viện kiểm tra nguy cơ xuất huyết dưới nhện. Cha mẹ, anh chị em, con cái của người bệnh nên được tầm soát để chẩn đoán túi phình nội sọ sớm.
Túi phình động mạch não có 1-5% nguy cơ tái phát trong 5 năm đầu. Người bệnh cần duy trì sinh hoạt điều độ và giữ huyết áp ổn định. Cao huyết áp là yếu tố nguy cơ trực tiếp làm xuất hiện túi phình.
Cẩm Anh
Theo VNE
Sản phụ mang song thai ngưng tim trong ca sinh mổ
Sau khi đón con trai và con gái chào đời, người mẹ 30 tuổi quê Long An bị thuyên tắc ối nguy kịch tính mạng.
Thai phụ 30 tuổi vào Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) ngày 4/10 với song thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm, chưa chuyển dạ, có bệnh lý đái tháo đường. Lúc 8h45 ngày 9/10, các bác sĩ tiến hành mổ bắt con lúc thai 37 tuần tuổi.
Sau khi đưa bé gái nặng 2,8 kg chào đời lúc 8h50, bé trai nặng 2,7 kg ra lúc 8h51. Trong lúc đang sổ nhau thì người mẹ bắt đầu co giật, tím tái, khó thở, ngưng tim. Kíp mổ báo động đỏ toàn viện.
Bác sĩ Nguyễn Đăng Quang, Trưởng Khoa Cấp cứu, trưởng tua trực cùng y bác sĩ khoa gây mê hồi sức lập tức có mặt tại phòng mổ. "Trước tình huống tối khẩn, chúng tôi tích cực hồi sức tim phổi, đồng thời gọi điện khởi động hệ thống báo động đỏ liên viện với Bệnh viện Chợ Rẫy", bác sĩ Quang nói.
Bác sĩ mổ sinh tại Bệnh viện Hùng Vương. Ảnh: T.C
Bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện rối loạn đông máu và suy đa cơ quan khiến việc hồi sức gặp nhiều khó khăn. Gần một giờ đkiểm tra cầm máu, sản phụ mới qua cơn nguy kịch. Các bác sĩ tiến hành thắt động mạch tử cung, đặt ống dẫn lưu, đóng bụng trước khi chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sản phụ chảy khoảng một lít máu màu nâu sậm qua ống dẫn lưu. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân vẫn còn bị rối loạn đông máu và suy đa cơ quan do thuyên tắc ối. Bác sĩ Hùng Vương sang hội chẩn, quyết định không mổ lại vì khả năng việc chảy máu không liên quan phẫu thuật. Đến tối, tình trạng rối loạn đông máu mới bắt đầu ổn. Chiều 11/10, sức khỏe sản phụ ổn định. Hai em bé khỏe mạnh, được chăm sóc tại Bệnh viện Hùng Vương.
Bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết đây là trường hợp thuyên tắc ối được cứu sống cả mẹ lẫn con nhờ cơ chế báo động đỏ nội viện và ngoại viện. "Điều quan trọng hơn là trong thời khắc khó khăn nhất, chúng tôi bằng mọi cách giữ được tử cung cho bệnh nhân", bác sĩ Nghiêm nói.
Thuyên tắc ối là một biến chứng vô cùng nguy hiểm trong sản khoa do nước ối chảy vào tĩnh mạch, vào tim, phổi, lên não, gây suy hô hấp cấp. Trường hợp này bệnh nhân đột ngột tím tái, trụy tim mạch, rối loạn đông máu. Tỷ lệ tử vong của thuyên tắc phối là rất cao, đặc biệt nguy hiểm hơn khi sản phụ mắc đái tháo đường.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Thai phụ đầu tiên tử vong vì mắc cúm A H1N1 Khi thai nhi được 32 tuần tuổi, thai phụ ở Đồng Tháp được xác đinh nhiễm cúm A H1N1. Bác sĩ đã buộc phải mổ bắt con khi tình trạng bệnh người mẹ không thuyên giảm và tử vong. Chị Nguyễn Thúy V. (35 tuổi, ngụ tại Đồng Tháp) đang mang thai ở tuần 32, được bệnh viện địa phương chuyển đến bệnh...