Thai nhi ra dấu chữ V trong bụng mẹ
Một bà bầu người Anh đã hết sức ngạc nhiên khi sau khi siêu âm và nhìn thấy con mình ra dấu chữ V với khuôn mặt vui tươi khi đang còn ở trong bụng mẹ.
Cũng như bao phụ nữ mang thai khác, bà bầu 31 tuổi Abigail Appleton từ ngôi làng Wraysbury, quận Middlesex (Anh) đến bệnh viện siêu âm 3D để nắm tình hình sức khỏe đứa trẻ trong bụng, đồng thời chụp ảnh con để làm vật lưu niệm cho gia đình.
Abigail Appleton cùng người tình bên bức ảnh siêu âm của con trai
Tuy nhiên, cô đã vô cùng ngạc nhiên khi nhìn trong bức ảnh và thấy hình đứa con trai trong bụng của mình giơ ngón tay chữ V.
Đây là biểu tượng được sử dụng nhiều trong thời chiến ở phương Tây với ý nghĩa Chiến thắng. Nói đến biểu tượng này, người ta hay liên tưởng đến rocker Liam Gallagher và chính trị gia Winston Churchill – 2 nhân vật nổi tiếng nước Anh đã dùng. Ngoài ra, giơ ngón tay chữ V còn có nghĩa là thách thức, liều lĩnh.
Video đang HOT
Rocker Liam Gallagher và chính trị gia Winston Churchill
Abigail sẽ hạ sinh con trai vào tháng Giêng năm sau và dự định đặt tên con là William. Đây là đứa con cô và người tình Mark McKerral (36 tuổi) mong đợi trong suốt 4 năm qua.
Bà bầu Abigail nói đùa trong hạnh phúc: “Tôi cảm giác rằng William sẽ rất hiếu động. Thằng bé sẽ là một đứa trẻ đặc biệt, suốt ngày nó cựa quậy trong bụng tôi”.
Theo 24h
Sự di chuyển của em bé trong bụng mẹ
Bất cứ mẹ bầu nào cũng đều trông đợi để cảm nhận những sự di chuyển đầu tiên của em bé trong bụng mình. Đó chính là bằng chứng thú vị, rõ ràng rằng bé đang thực sự lớn lên trong bạn và cũng là một dấu hiện cho thấy thời kỳ mang thai của bạn đang diễn ra tốt đẹp.
Những tuần đầu tiên
Mặc dù bạn không cảm thấy nhưng con bạn đã hoàn toàn chủ động khi 12 tuần. Cơ thể của em bé chuyển động và giật mạnh. Em bé nấc và sử dụng những ngón tay, ngón chân bé xíu. Khi 16 tuần, những chuyển động của em bé mạnh hơn và phức tạp hơn. Em bé có thể đấm, đạp giẫy, làm những động tác cuộn mình và thậm chí mút những ngón tay nhỏ bé đang dần hình thành đầy đủ.
Những cái đạp đầu tiên
Trong khoảng 16 tuần, những bà mẹ tương lai đã có kinh nghiệm nhận ra cảm giác dao động trong dạ dày của mình không phải do đầy hơi mà đó là con của họ. Phụ nữ miêu tả cảm giác này giống như là bong bóng không khí, cánh bướm hay những dải đàn hồi. Là lần đầu tiên nên những người mẹ không biết điều đang mong chờ, hầu hết không nhận ra những cảm giác đó cho đến khi 20 tuần hoặc sau đó.
Những cử động đầu tiên của thai nhi trong bụng mẹ luôn được trông chờ
Phòng tập riêng của con bạn
Kể từ khoảng 22 tuần, những chuyển động của con bạn trở nên khỏe hơn và thường xuyên hơn. Lúc này con bạn đang trong chế độ tập luyện riêng, cúi xuống, duỗi ra và giẫy giúp các cơ và xương của con bạn khỏe hơn đồng thời phát triển khả năng của cơ vận động. Bạn có thể cảm thấy một cú đâm ngắn khi con bạn đạp vào thành bụng (tử cung) hay bạn cảm thấy quằn quại khi con bạn đi chuyển tới vị trí thoải mái hơn. Đây có thể là cảm giác thường xuyên khi con bạn có xu hướng ở tại những nơi chắc chắn. Trước 34 tuần, một tỉ lệ lớn các em bé sẽ ở vị trí khóa nòng, vì vậy bạn có thể nhận những cú đạp mạnh ở bàng quang hay trên cổ tử cung.
Làm quen
Khi thời kỳ mang thai của bạn tiến triển, bạn sẽ bắt đầu nhận ra những chuyển động nào đó - bạn có thể cảm thấy một loạt những sự co giật nhỏ khi con bạn nấc. Một tiếng động bấtnhờ có thể làm em bé nhảy lên, hoặc em bé có thể trở nên linh lợi và dễ bị kích động nếu bạn giận dữ hoặc sợ hãi. Lúc đó hoc-môn adrenaline truyền qua em bé thông qua nhau thai. Rất nhiều bà mẹ có mang phàn nàn rằng con của họ hoạt động nhất khi họ ngồi hoặc khi họ đi ngủ. Điều đó có thể do khi bạn đứng yên hoặc yên lặng, bạn có thể dễ dàng xác định được những cái đạp.
Chuẩn bị cho ngày ra đời
Khi được khoảng 34 tuần, những chuyển động của con bạn sẽ bắt đầu ít rõ rệt đi bởi vì lúc này con bạn có ít không gian để chuyển động hơn. Tại giai đoạn này, hầu hết các em bé ở vị trí quay đầu xuống dưới, vì thế bạn có thể nhận được cái đạp lẻ tẻ ở xương sườn. Hãy thoải mái vì điều đó có nghĩa là con bạn đã sẵn sàng ra đời. Bạn sẽ sớm được gặp con mình khi mà bạn đã quá quen với những chuyển động và thói quen của con.
Nếu như em bé ngừng đạp
Nếu kiểu đạp của con bạn thay đổi hoặc bạn không cảm thấy một chuyển động nào trong một thờ gian thì cũng không cần thiết phải lo lắng. Thỉnh thoảng con bạn thay đổi vị trí, những chuyển động của em bé có thể khó mà nhận ra hoặc có thể em bé đang ngủ trong khi bạn thức.
Bạn có biết?
Tới tuần thứ 32, con bạn sẽ di chuyển khoảng 375 lần/ngày.
Theo SKDS
Bí ẩn chuyện bé khóc, cười khi ở trong bụng mẹ Trong những năm 90 của thế kỷ trước, câu chuyện "thực ảo lẫn lộn" về tiếng khóc, nụ cười của thai nhi trong bụng mẹ của các thai phụ ở Indonesia và Trung Quốc từng gây chấn động thế giới . Một thai phụ Indonesia phát hoảng khi nghe những âm thanh hệt như tiếng khóc của trẻ nhỏ phát ra từ bụng...