Thai nhi được truyền kháng thể chống Covid-19 từ trong bụng mẹ?
Các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Philadelphia (Mỹ) phát hiện phụ nữ mang thai có thể truyền kháng thể chống lại Covid-19 cho con của mình.
Theo CNN, bác sĩ Dustin Flannery, chuyên khoa sơ sinh tại Bệnh viện Philadelphia, cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu hơn 1.400 bà mẹ và trẻ sơ sinh. Họ phát hiện các kháng thể IgG bảo vệ được truyền qua nhau thai ở 72 trong số 83 phụ nữ mang thai bị nhiễm trong hoặc trước khi họ nghiên cứu.
“Phát hiện của chúng tôi chứng minh tiềm năng của các kháng thể đặc hiệu SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ mẹ để bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại Covid-19″, nhóm nghiên cứu viết trên Tạp chí Nhi khoa JAMA của Hiệp hội Y khoa Mỹ.
Không trẻ sơ sinh nào của các bà mẹ bị nhiễm virus. Báo cáo cũng cho thấy 60% phụ nữ có kháng thể với SARS-CoV-2 không xuất hiện triệu chứng.
Trước đó, Celine Ng-Chan, ở Singapore, từng mắc Covid-19 vào tháng 3/2020 khi mang thai và sinh con có kháng thể chống virus. Đây là trường hợp cho thấy bằng chứng về khả năng kháng thể chống Covid-19 có thể lây truyền từ mẹ sang con.
“Bác sĩ nghi vấn tôi đã truyền kháng thể chống Covid-19 cho con trong quá trình mang thai”, cô Celine Ng-Chan cho biết.
Theo Straits Times, người mẹ từng mắc Covid-19 với những triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh sau 2,5 tuần nhập viện.
Video đang HOT
Phụ nữ mang thai có thể truyền kháng thể chống Covid-19 cho con. Ảnh: CNN.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Philadelphia nhận định phụ nữ mang thai thường được khuyên tiêm phòng cúm để bảo vệ họ và thai nhi. Điều này rất đáng để họ tiếp tục nghiên cứu thêm về việc phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vaccine Covid-19 hay không.
Tiến sĩ Flor Munoz, một nhà virus học phân tử tại Đại học Y khoa Baylor, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng và mọi biện pháp bảo vệ trẻ sẽ đều được hoan nghênh. Tuy nhiên, ông Munoz cũng khẳng định cần thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn về việc kháng thể có thể bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại virus như thế nào và trong bao lâu.
“Mọi người biết rằng kháng thể chống lại các virus khác, chẳng hạn cúm hoặc uốn ván, sẽ nhanh chóng bị hao mòn khi truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, điều quan trọng là phải nghiên cứu thời điểm và cách tiêm phòng cho trẻ sơ sinh”, tiến sĩ Munoz nói.
Theo ông Munoz, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo nên chủng ngừa cho trẻ sơ sinh chống lại bệnh cúm khi được 6 tháng, ngay cả khi người mẹ đã tiêm phòng khi mang thai.
“Các kháng thể chuyển qua sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ sơ sinh đang bú sữa ở mức độ nào? Có nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh bất kể mẹ bị nhiễm bệnh gì và nếu có, thời điểm nào tốt nhất để bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ sơ sinh? Kháng thể của mẹ có thể gây bất lợi cho phản ứng của trẻ với tiêm chủng chủ động không? Đâu sẽ là vaccine và phác đồ tiêm chủng tối ưu đối với trẻ sơ sinh, xem xét nguy cơ và nhu cầu miễn dịch duy nhất của chúng?”, Munoz đặt vấn đề trong một bình luận cho nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Philadelphia.
Sản phụ vừa sinh xong đòi đi vệ sinh, bác sĩ hốt hoảng đưa vào cấp cứu
Nếu không biết được thực sự cảm giác này là gì, có lẽ sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.
Nhiều người nghĩ rằng sau giai đoạn sinh nở đau đớn, mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Quan niệm này khá sai lầm, sau khi sinh con xong, người mẹ cần ở trong phòng sinh 2 tiếng để quan sát trước khi cho về phòng bình thường.
Sở dĩ như vậy vì sau khi sinh 2 giờ là giai đoạn xuất huyết và có nhiều biến chứng khác nhau, nếu xảy ra bất thường mà không được cấp cứu kịp thời, hậu quả sẽ rất tai hại.
Một người phụ nữ giấu tên, 32 tuổi sống ở Trung Quốc mang thai đứa con thứ 2. Đến ngày cận sinh, vì thai quá lớn nên bác sĩ đề nghị mổ, nhưng gia đình sản phụ này nhất quyết bắt sinh thường, vì cho rằng như thế mới tốt cho em bé. Quá trình sinh diễn ra không suôn sẻ, sau 20 đến đau đớn, vất vả, em bé mới chào đời.
Ảnh minh họa.
Sau khi sinh con, bác sĩ bế em bé đi, sản phụ nằm trong phòng sinh mệt lử và buồn ngủ. Sau đó, sản phụ có cảm giác muốn đi vệ sinh ngay nên gọi y tá giúp đỡ. Thế nhưng không ngờ, y tá tỏ ra hốt hoảng rồi gọi bác sĩ đến gấp. Khi hiểu chuyện, bác sĩ vội vàng sắp xếp một ca mổ gấp. Hóa ra, cảm giác này không phải là muốn đi vệ sinh mà là băng huyết sau sinh, nếu không phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Băng huyết sau sinh nguy hiểm như thế nào?
Băng huyết sau sinh là triệu chứng quan trọng nhất của sản phụ và thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như tử cung, nhau thai ...
- Co thắt tử cung
Sau khi em bé chào đời, tử cung sẽ tiếp tục co lại, giúp nhau thai bong ra và kiểm soát việc ra máu. Nếu có các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng co bóp của tử cung sẽ gây ra tình trạng băng huyết.
- Nhau thai
Sau khi em bé chào đời, bánh nhau sẽ được lấy ra ngoài trong vòng 15 phút. Trong trường hợp nếu sau 30 không lấy bánh nhau ra ngoài, hoặc còn sót bên trong, nó sẽ gây xuất huyết. Ngoài ra, nhau thai bám dính cũng là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh không thể bỏ qua.
- Tổn thương âm đạo
Trong quá trình sinh nở, nếu điều kiện sinh nở của bản thân người mẹ kém, quá trình sinh khó, hoặc thao tác đỡ đẻ không chuẩn trong quá trình sinh có thể gây tổn thương âm đạo, khả năng ra máu tử cung tương đối cao.
- Tinh thần người mẹ
Nếu tinh thần của sản phụ luôn căng thẳng, sợ hãi quá mức trong quá trình sinh nở, nó sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung. Ngoài ra, những phụ nữ có thể lực kém, béo phì... cũng đối diện với nguy cơ băng huyết sau sinh cao.
Băng huyết sau sinh là tình trạng cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ. Trước khi mang thai phụ nữ cần phải tự bảo vệ mình, tránh sảy thai, khi chưa muốn có con thì phải thực hiện các biện pháp bảo vệ để tránh gây hại cho tử cung và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, cần duy trì chế độ ăn uống điều độ, không ăn quá no, vận động hợp lý, nâng cao thể lực, giúp sinh nở suôn sẻ. Đặc biệt cần điều chỉnh tâm trạng trong quá trình sinh nở, không quá căng thẳng và lo lắng. Đối mặt với quá trình sinh nở với thái độ tự nhiên và ôn hòa và tích cực hợp tác với nữ hộ sinh.
Sau khi sinh con, không chỉ cần quan sát trong phòng sinh 2 tiếng đồng hồ mà sau khi về nhà, người nhà cũng nên chú ý theo dõi tình trạng của người mẹ, nếu thấy bất thường thì cần đến bệnh viện gấp.
Phụ nữ mang thai phải thận trọng khi ăn cá, không được ăn 4 loại cá này Mẹ bầu không nên ăn những loại cá sau để tránh gây hại cho thai nhi! Theo Reuters, các nhà nghiên cứu ở Hong Kong, Trung Quốc, phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn nhiều cá trong thời gian dài sẽ truyền thủy ngân vào thai nhi qua nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của em bé...