Thai nhi có được chia di sản thừa kế?
Trước đây, chồng tôi có vợ và 3 con. Sau khi vợ mất 3 năm, chồng tôi kết hôn với tôi. Chúng tôi sống với nhau 7 năm, có một con chung 5 tuổi và hiện nay tôi mang thai được 7 tháng.
Cách đây 3 tháng, vì tai nạn giao thông chồng tôi đã qua đời. Hiện nay, các con của chồng tôi đang định chia thừa kế di sản của chồng tôi. Nhưng không nghe mọi người tính đến việc chia di sản cho đứa con sắp chào đời của tôi! Đứa con này của tôi đã chịu thiệt thòi vì không biết mặt cha, không lẽ lại không được hưởng di sản của cha để lại sao?
Ảnh minh họa
Trả lời: Về trường hợp này, chị yên tâm. Bởi, cha, mẹ của chồng chị (nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế, tức thời điểm chồng chị mất), chị (là vợ) và các con của chồng chị là những người cùng hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản của chồng chị để lại.
Video đang HOT
Theo quy định tại khoản 1 Điều 685 Bộ luật Dân sự: Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Theo Vĩnh Long Online
TQ đơn phương đưa Biển Đông đi đăng kí "di sản văn hóa UNESCO"
Tiếp tục chuỗi hoạt động nhằm củng cố bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, Bắc Kinh đang thực hiện nhiều hoạt động tại các điểm khảo cổ ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong quá trình đề nghị UNESCO công nhận "Con đường tơ lụa trên biển".
Hãng Want China Times của Đài Loan đưa tin, ông Wang Yiping - Giám đốc cơ quan di sản văn hóa tỉnh Hải Nam - thông báo, trong 2 năm tới, Trung Quốc sẽ thúc đẩy quá trình khai quật những xác tàu đắm tại đảo Hoàng Sa và Quang Ánh (theo cách gọi của TQ là Shanhu và Jinyin) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Người Trung Quốc tuyên bố họ phát hiện những vật liệu xây dựng bằng đá và đục chạm khắc có niên đại từ triều đại nhà Thanh (1644 - 1911) tại hai đảo.
Hình ảnh một hoạt động khảo cổ xác tàu đắm ở Biển Đông do Tân Hoa xã đăng tải
Ông Wang còn cho biết thêm, "thành phố Tam Sa" do Trung Quốc thiết lập trái phép nhằm quản lý Hoàng Sa của Việt Nam, đã tiến hành chương trình bảo tồn tại hai đảo Hữu Nhật và Đá Bắc, đều thuộc quần đảo Hoàng Sa, vào đầu năm 2014.
Ông này cũng cho rằng, Trung Quốc thường xuyên thực hiện những khảo sát khảo cổ xung quanh quần đảo Hoàng Sa và sắp tới đây sẽ mở rộng vùng nghiên cứu xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Want China Times dẫn lời ông Wang cho hay: "Chúng tôi đang lên kế hoạch về một chương trình khảo sát khảo cổ dưới nước cấp quốc gia, một trụ sở làm việc và một bảo tàng về Biển Đông để bảo vệ "Con đường tơ lụa trên biển", từ đó đưa công trình này vào danh sách di sản thế giới của UNESCO".
Tờ báo Đài Loan còn cho biết giới chức di sản văn hóa Trung Quốc đã xác định 136 địa điểm dưới lòng Biển Đông kể từ khi họ triển khai sáng kiến bảo vệ vào năm 1990 và nhiều địa điểm nằm trong danh sách bảo vệ quốc gia của Trung Quốc.
Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc mở rộng hoạt động khảo cổ tới Trường Sa nhằm củng cố bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Li Jilong thuộc cơ quan di sản Hải Nam cho biết, các công tác khai quật đến nay vẫn còn hạn chế do khó khăn tài chính, thiếu chuyên gia giỏi, độ sâu của vùng biển khảo sát lên tới 1,2 km.
Nguồn Tin Mới
Theo_Thể Thao Việt Nam
Choáng ngợp trước cây khế, cây sộp đại thụ vài trăm năm tuổi Cây Sộp được trồng từ năm 1688, cây Khế được trồng vào năm 1727. Nếu tính đến nay hai, cây Khế được 287 năm tuổi, cây Sộp 326 năm tuổi. Hiên hai đại lão cây này được trồng trong khu vực mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc - than sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói về gốc tích cây Khế và cây Sộp,...