Thai nhi bao nhiêu tuần tuổi thì biết máy, biết đạp và nghe nhạc?
Thai nhi biết máy, biết đạp và nghe nhạc không còn xa lạ gì với mẹ bầu. Các mẹ bầu tham khảo những khoảng thời gian sau đây để biết thời điểm thai nhi biết máy, biết đạp và nghe nhạc nhé.
Thế nào là thai máy
Cử động thai nhi (thai máy) là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được. Đó có thể nhẹ nhàng như tiếng nấc nhẹ, xoay đầu, đạp nhẹ và xoay người.
Khi nào thai nhi biết máy và cử động như thế nào
8 tuần – thai nhi đã biết đạp: Chuyển động của bé lúc này chỉ có thể được phát hiện thông qua siêu âm vì còn quá yếu để mẹ có thể cảm nhận được.
Tuần thứ 12: Mặc dù bé khá năng động ở tuần thứ 12 nhưng mẹ không cảm nhận được điều gì bởi kích thước của bé quá nhỏ. Tuy nhiên, mẹ có thể may mắn được chứng kiến bé “tập thể dục” khi siêu âm.
Tuần thứ 16-18 của thai kỳ: Khi bé khỏe mạnh hơn, bé sẽ di chuyển, nấc, co duỗi cánh tay và cẳng chân nhỏ nhắn. Khoảng 16-18 tuần, sự di chuyển của bé trở nên phức tạp. Bé có thể đá, vặn vẹo. Một số em bé mút ngón tay cái của mình.
Tuần thứ 20: Lúc này, mẹ thường xuyên nhận ra hoạt động của thai nhiqua những lần va chạm vào thành bụng.
Từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi: Bé đã có khả năng cử động khoảng 10 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Thậm chí, với những bé “hiếu động” số lần cử động này có thể lên tới khoảng 30 lần.
Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không
Người mẹ có thể nhận ra có những ngày bé chuyển động khá nhiều nhưng cũng có ngày, bé im ắng như đang ngủ say. Hoặc sự di chuyển của thai nhikhác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Sự khác biệt trong tần suất chuyển động của thai là dấu hiệu thường gặp ở phần lớn thai phụ.
Video đang HOT
Cũng có khi do bạn say sưa làm việc đến mức không nhận ra những cú “nhào lộn” của bé trong bụng mẹ. Để kiểm tra bé có “hoạt động” hay không thì bạn nên chọn khoảng thời gian buổi tối, hoặc khi nằm nghỉ trên giường hay trong bồn tắm. Khi bạn thư giãn trong không gian yên tĩnh thì cảm nhận về sự chuyển động của bé sẽ dễ hơn.
Một số bé hiếu động hơn những bé khác nên thường “đá”, “cuộn tròn”, “chổng mông”, “giang chân”, “chân tay múa máy”… với mẹ nhiều hơn.
Nhiều người mẹ tự “xếp lịch” chuyển động cho con hoặc dựa vào thời điểm thai đạp trước đó để xem xét. Do đó, họ dễ lo lắng khi tần suất và thời điểm bé chuyển động thay đổi đột ngột. Nên nhớ, khi thai càng phát triển thì khả năng vận động sẽ thay đổi theo.
Không ít người mẹ hiểu nhầm rằng, bé càng đạp nhiều càng khỏe mạnh hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày thì mới yên tâm. Một số trường hợp, bé đạp nhiều bất thường có thể do bị ngạt và thiếu oxy (dây rốn quấn cổ)… Nếu không phát hiện kịp thời, dễ dẫn tới hiện tượng thai lưu.
Nếu lo lắng về tần suất thai đạp, bạn nên đi khám sớm. Không có một mẫu chuẩn nào về sự hoạt động của bé trong bụng mẹ chứng tỏ bé đang khỏe mạnh hay có “vấn đề”. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới cho bạn câu trả lời chính xác nhất.Nhiều phụ nữ mô tả cảm giác em bé đạp bụng mẹ giống như nổ hạt ngô, giống như một con cá vàng đang bơi lội hay giống như những con bướm đang bay trong gió. Bạn có thể cảm thấy lần đạp của bé nhẹ nhàng như nước xối vào người ở những tuần đầu, nhưng khi thai đã to hơn và bạn cảm nhận được bé đạp thường xuyên hơn thì người mẹ sẽ nhận ra được những khác biệt. Các bà mẹ sẽ cảm nhận những lần đạp của con rõ nhất khi đang ngồi nghỉ hoặc nằm trên giường
Theo www.phunutoday.vn
7 thói quen xấu của bố gây hại cho thai nhi
Bạn nghĩ chỉ khi người mẹ có những thói quen xấu mới làm ảnh hưởng tới thai nhi ? Không. Những thói quen xấu của bố cũng là nguyên nhân gây hại cho thai nhi.
Sự phát triển của thai nhi, nhất là trong 9 tháng 10 ngày bị cho phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ. Tuy nhiên bên cạnh đó, những hành động thường ngày của người thân xung quanh, đặc biệt là bố cũng có sự ảnh hưởng nhất định.
Bào thai được tạo nên từ tinh trùng của bố và trứng của mẹ nên chắc chắn tính cách, sức khỏe của bé sẽ có điểm tương đồng với bố mẹ. Chính vì vậy, ngay từ khi vợ chưa mang bầu, chồng đã có trách nhiệm phải xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa những thói quen xấu dưới đây để con phát triển khỏe mạnh nhất.
Quan hệ khi mang tha i
Các ông chồng nên hết sức cẩn thận, bởi nếu lạm dụng quan hệ liên tục, quá nhiều, quá thô bạo, có thể dẫn tới tình trạng sảy thai. Nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, những thời điểm nhạy cảm của thai nhi.
Chồng nên chú ý tới nhu cầu quan hệ của bà bầu
Vậy nên, nếu ông chồng nào có thói quen thích quan hệ thô bạo, thích cảm giác mới lạ hay nhu cầu tình dục quá cao thì nên thay đổi đi nhé. Bởi đây đều là những thói quen xấu gây hại cho thai nhi và sức khỏe bà bầu.
Không quan tâm tới mẹ bầu
Đây là thói quen xấu gây hại cho thai nhi nghiêm trọng của các ông bố cần phải biết. Bởi sự yêu thương, tình cảm của các ông chồng là động lực, là niềm vui của mẹ bầu. Mà cảm xúc của người mẹ luôn tương thông với thai nhi, vì thế nếu các ông bố bỏ mặc, không chăm lo, người vợ sẽ buồn bã, chán nản,... điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi. Đôi khi sự căng thẳng, Stress lâu ngày của mẹ bầu tích tụ, nó có thể gây sảy thai đấy.
Thường xuyên căng thẳng
Stress dường như chiếm vị trí quan trọng trong đời sống hiện đại ngày nay. Stress có thể gây sảy thai, thậm chí tác động lớn tới việc phụ nữ có thể đậu thai hay không. Thậm chí, những lo lắng của người cha vẫn tác động không nhỏ tới tình trạng sảy thai của người mẹ.
Stress có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của nam giới
Làm việc trong môi trường độc hại
Những ông bố làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại sẽ khiến thai nhi có tỉ lệ mắc dị tật cao hơn.
Những ông bố làm nghề như họa sĩ, công nhân tẩy rửa, thợ sơn, thợ mỏ, công nhân xử lý kim loại,... cần có biện pháp hạn chế tác động xấu của hóa chất lên cơ thể.
Hút thuốc khi ở cạnh vợ đang mang thai
Điều này không ít người biết nhưng lại không để tâm. Nếu ông bố vô tư hút thuốc lá khi đang ở cạnh người phụ nữ mang thai sẽ gây hại cho thai nhi, không chỉ hại cho bản thân mà người mẹ và thai nhi ở đây giống như gián tiếp hút thuốc. Khói thuốc lá rất đọc, có thể khiến thai nhi dị tật hoặc khi sinh ra mắc một số bệnh liên quan tới đường hô hấp. Bởi vậy, nếu ông bố nào đang hút thuốc thì hãy cai hoặc tạm hút chỗ khác khi phụ nữ mang thai ở bên cạnh nhé!
Uống rượu, bia, đồ uống có cồn
Bố nên bỏ rượu bia ngay từ khi hai vợ chồng có ý định thụ thai
Trong giai đoạn thai kỳ, người bố mà uống rượu bia cũng mang lại những điều không tốt cho trẻ chẳng khác nào nếu mẹ uống. Theo một nghiên cứu mới đây, tinh trùng của người đàn ông gây ra những rối loạn thai nhi do uống rượu (FASD). Trong số 100 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1 bé bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho những bé sơ sinh sinh ra trong trạng thái chậm phát triển về tâm thần, thể chất, và những biểu hiện bất thường trên mặt.
Tiếp xúc với bia rượu trước khi sinh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra những tổn thương về não của trẻ, khả năng tiếp thu, học hỏi, hành vi kém, và thậm chí có thể gây ra những vấn đề phạm pháp.
Ăn uống không khoa học
Không chỉ mẹ mà bố cũng cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học từ trước và trong khi mang thai. Chế độ ăn của bố sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Hơn nữa, bố cũng cần chuẩn bị sức khỏe tốt nhất để chăm sóc mẹ bầu và em bé trong tương lai nên ăn uống khoa học sẽ giúp ích rất nhiều.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu uống chanh leo, con lớn nhanh như thổi Chanh leo hay còn gọi là chanh dây là một loại trái cây rất dễ mua ở bất kì khu chợ nào. Chỉ qua các bước chế biến đơn giản bạn đã có được những món ăn, thức uống vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng. Đặc biệt chanh leo mang lại những tác dụng thần kì với bà bầu. Chanh leo chứa hàm...