Thai nhi 8 tháng sắp chào đời, cuối cùng lại ra đi vì hành động ban đêm của mẹ
Nghĩ thai nhi đã lớn, mẹ thoải mái xem điện thoại mà không ngờ hậu quả khôn lường xảy ra.
Có thai là sự kiện trọng đại trong cuộc đời người mẹ, mang đến biết bao hi vọng và mong chờ. Nhưng thời gian mang thai cũng là lúc mẹ bầu phải thiết lập cuộc sống lành mạnh hơn, bắt buộc phải từ bỏ những thói quen có hại. Bởi chỉ một sơ suất nhỏ hay sự phớt lờ ngang bướng của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến con và hối hận cả đời.
Câu chuyện của 1 bà mẹ ở Trung Quốc tên Mao Tiểu Đình một lần nữa nhắc nhở và cảnh tỉnh các mẹ bầu về thói quen xấu: thức đêm xem điện thoại. Bởi từ thói quen tưởng chừng bất kỳ ai cũng dễ mắc phải này, Tiểu Đình đã mất con mãi mãi.
Sau khi kết hôn, vợ chồng Tiểu Đình đón tin vui có thai. Tiểu Đình lại là một cô gái nghiện internet và luôn thấy hoảng sợ nếu như không có điện thoại trong tầm tay. Nếu một ngày không có điện thoại, Tiểu Đình cảm giác muốn phát điên.
Tuy nhiên, khi Tiểu Đình đi khám thai, các bác sĩ lại khuyên cô nên hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bởi mọi sản phẩm có bức xạ từ trường sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, gây nguy hiểm cho bé.
Vì sức khỏe của con, Tiểu Đình đã rất nghiêm túc thực hiện lời khuyên, cố gắng hạn chế việc dùng điện thoại di động để giải trí như trước. Mỗi khi cảm thấy bứt rứt khó chịu vì thiếu điện thoại, cô sẽ lảng tránh bằng cách đi mua sắm với bạn bè.
Dưới sự cố gắng của Tiểu Đình, em bé trong bụng cô phát triển bình thường đến tuần 30. Nhưng khi thấy con bình yên lớn lên, bà mẹ trẻ lại nảy sinh suy nghĩ bất cẩn. Cô cho rằng thai nhi đã lớn như vậy rồi, sức khỏe cũng tốt và không cần phải quá kiêng khem nữa.
Cũng đúng thời điểm ấy, chồng Tiểu Đình đi công tác. Cô buồn chán nên cầm chiếc điện thoại vốn đã hạn chế xem từ lâu lên để xem. Ban đầu cô nghĩ sẽ chỉ dùng một lát rồi cất đi, nhưng điện thoại như có ma lực khiến cô cứ bị cuốn hút, xem suốt cả đêm. Cô không có khái niệm thời gian nữa, cũng quên luôn việc mình đang làm hại đứa con trong bụng.
Vì chồng đi công tác dài ngày, đến kỳ khám thai, Tiểu Đình cũng lười biếng không muốn đi một mình nên tặc lưỡi cho qua. Cô thấy con vẫn đạp trong bụng nên cứ thế yên tâm ở nhà.
Nhưng kỳ khám thai tiếp theo vào tuần 32, Tiểu Đình dù đến bệnh viện sớm thì mọi chuyện đã quá muộn. Bác sĩ siêu âm cho biết thai nhi đã ngừng phát triển. Tin sét đánh này khiến Tiểu Đình bàng hoàng không thể tin được. Nhưng không còn cách nào cứu vãn được nữa. Vợ chồng Tiểu Đình mãi mãi mất đi đứa con đầu lòng khi chưa kịp sinh con ra.
Hối hận cũng không còn ích gì. May mắn là sau này, Tiểu Đình đã học được cách để cẩn thận hơn khi mang thai. Cô sinh ra được một bé trai kháu khỉnh, khỏe mạnh trong lần mang thai thứ 2. Và đến nay, đứa trẻ đã được 2 tuổi.
Vậy nguyên nhân Tiểu Đình bị thai lưu trong lần đầu mang thai là do đâu?
Video đang HOT
Các chuyên gia sản khoa luôn khuyến cáo: Thai nhi vốn rất yếu ớt và sự sống mong manh, nên bất kỳ hành động xáo trộn nào của mẹ bầu khi mang thai cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, hậu quả nghiêm trọng nhất là thai lưu. Vì vậy, việc bà mẹ trẻ không tuân thủ khuyến cáo này, thức đêm xem điện thoại quá nhiều đã gây ra ảnh hưởng lớn đến em bé.
Ngoài ra, những trường hợp khó phát hiện như thai lưu chỉ có thể được biết được qua các lần khám thai. Cũng thông qua những lần khám này, mẹ bầu mới chắc chắn được em bé trong bụng mình có phát triển bình thường hay không. Vì vậy khi mang thai phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được chủ quan bỏ sót lần khám nào.
Sự ảnh hưởng tới thai nhi khi mẹ bầu chơi điện thoại ban đêm:
Việc chơi điện thoại có khả năng gây nghiện, nếu như không biết điều chỉnh thì sẽ phụ thuộc vào chúng mọi lúc mọi nơi, kể cả nửa đêm. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, đây là thói quen không tốt cho mẹ và đặc biệt là thai nhi. Nếu mẹ bầu thức khuya để chơi điện thoại thì sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của thai nhi trong bụng. Việc này sẽ khiến em bé hưng phấn và cử động không ngừng.
Nếu thói quen này diễn ra thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thậm chí bị chậm phát triển. Đừng để con bạn bị ảnh hưởng vì những điều không đáng. Do vậy các mẹ nên hạn chế tối da việc sử dụng điện thoại khi đang mang thai để đem lại sự tối ưu cho đứa trẻ trong bụng.
Chuyển động của thai nhi bất thường
Mọi người đều biết, trong quá trình mang thai, mẹ và con có một sự kết nối vô cùng đặc biệt. Những thói quen tiêu cực của mẹ cũng sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến thai nhi, đặc biệt vào những giai đoạn chuyển động của thai nhi có thể xảy ra điều bất thường như tăng khả năng dây rốn quấn quanh cổ em bé. Vì vậy, muốn đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con thì mẹ bầu hãy chỉ xem điện thoại khi cần thiết, còn lại hãy dành toàn bộ thời gian để làm những việc tốt cho mẹ và con.
Em bé dễ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
Khi mẹ bầu sử dụng điện thoại để xem phim, chơi điện tử… thì tâm trạng sẽ thay đổi liên tục, lúc vui vẻ, lúc cáu giận. Não người mẹ đang ở trạng thái phấn khích nên một số chất sẽ được tiết ra trong cơ thể và điều này khiến não của thai nhi cũng tăng sự kích thích hưng phấn hay khó chịu theo tâm trạng của mẹ và tin buồn là việc này có thể khiến thai nhi dễ bị hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Theo một nghiên cứu của Northwestern Medicine cho thấy, người mẹ thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thai kỳ có nhiều nguy cơ sinh con bị hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Bé dễ nổi cáu khi sinh ra
Thai nhi từ giai đoạn thứ 2 thai kỳ đã bắt đầu có cảm giác mơ hồ về sự hiện diện của ánh sáng và sẽ điều chỉnh thời gian ngủ theo ánh sáng được tiếp xúc. Nếu bà mẹ thường xuyên sử dụng điện thoại trong đêm khi mang thai, đèn màn hình và sóng điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng dến em bé và làm bé trở nên cáu kỉnh, tức giận.
Nếu mẹ nhận thấy thai nhi đạp thường xuyên khi mẹ xem điện thoại trong thời gian dài, thì đó có thể là dấu hiệu em bé đang nổi cáu và tốt hơn hết mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi.
Làm tăng nguy cơ sảy thai
Kết quả được công bố trên tạp chí Scientific Reports, nghiên cứu sự ảnh hưởng của bức xạ từ trường từ điện thoại di động và sóng wifi đối với mẹ bầu vẫn khiến không ít người bất ngờ khi cho biết điện thoại di động và sóng wifi có thể gia tăng nguy cơ sảy thai ở các mẹ bầu lên gần 50%.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của bức xạ từ trường từ điện thoại đối với sức khỏe mẹ và bé, các mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
- Để điện thoại cách xa bụng và không để điện thoại trong túi áo khoác
- Tắt wifi khi không sử dụng, đặc biệt là khi đang ngủ
- Để điện thoại di động ở chế độ máy bay khi không cần thiết
- Nói chuyện điện thoại bằng loa ngoài, và nói ngắn gọn nhất có thể
- Không sử dụng các thiết bị có thể phát ra bức xạ từ trường không ion hóa khi ở trong xe hơi.
Không chỉ giải trí, game giờ được công nhận như thuốc chữa bệnh
EndeavorRx là game được thiết kế nhằm thử thách não bộ trẻ em đang điều trị rối loạn tăng động. Người chơi tham gia buộc phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc.
Theo Spectrum, một tựa game đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận là phương thuốc điều trị bệnh. Đó là game đua xe một người chơi EndeavourRx do Akili Interactive Labs phát triển.
Akili Interactive Labs cho biết trò chơi đã được bốn tổ chức nghiên cứu cấp chứng nhận hiệu quả trong việc giảm thiểu triệu chứng của các trẻ em rối loạn tăng động (ADHD).
Game đua xe EndeavourRx do Akili Interactive Labs phát triển được ghi nhận như một đơn thuốc chữa bệnh. Ảnh: MIT.
Cơ chế đua xe trong game vốn là ý tưởng của nhà thần kinh học tại Đại học California Adam Gazzaley. "EndeavourRx trông giống như trò chơi truyền thống, nhưng thật ra lại có nhiều khác biệt", Matt Omernick, đồng sáng lập Akili cho hay.
"EndeavourRx sử dụng trải nghiệm chơi game để đem đến những kích thích về cảm giác. Những thử thách trong game được thiết kế để tác động đến phần thùy trán của não. Khi một đứa trẻ chơi game, trò chơi sẽ liên tục đo lường hiệu suất hoạt động, sử dụng thuật toán điều chỉnh độ khó cũng như cá nhân hóa trải nghiệm điều trị", ông nói thêm.
Nhà phát triển game Craig Ferguson nhận định một trò chơi tốt có khả năng điều trị chứng lo lắng và trầm cảm. "Trầm cảm là vòng lặp của việc không làm gì cả. Khi không làm gì, bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Nếu bạn làm bất cứ điều gì có ý nghĩa với mình trong thời gian này, nó sẽ giúp bạn thoát khỏi vòng lặp đó", ông cho biết.
Trò The Guardians: Unite the Realms do Ferguson và đồng nghiệp phát triển hiện đã có trên iOS và Android. Ảnh: MIT.
"Rất nhiều mobile game sử dụng các thủ thuật tâm lý khiến người chơi chi tiền", Chelsey Wilks, chuyên gia tâm lý học tại Harvard nói, "Vì vậy, chúng tôi muốn sử dụng các thủ thuật tâm lý tương tự, nhưng để buộc người dùng làm điều gì đó tốt cho họ".
Năm 2018, Chelsey Wilks cho ra mắt tựa game thu thập vật nuôi kỹ thuật số giống như Pokémon để làm cho bệnh nhân tự báo cáo các triệu chứng, hành vi.
Trò chơi mang tên The Guardians: Unite the Realms do Ferguson và đồng nghiệp phát triển hiện đã có trên iOS và Android.
Bằng cách này, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ báo cáo bệnh lý đạt đến 86%. Trong khi nhật ký điện tử, nhật ký giấy chỉ chiếm lần lượt 78% và 71% sự tuân thủ.
Pier Luca Lanzi, Giáo sư kỹ thuật máy tính tại Milan Polytechnic đã nghiên cứu game trị liệu từ 2016 cho rằng các game trị liệu đòi hỏi cách tiếp cận khác so với game thông thường.
"Game trị liệu đòi hỏi thiết lập và bộ điều khiển đặc biệt", Lanzi nói. Hiện Lanzi đang nghiên cứu kết hợp game PC với không gian trị liệu xây dựng từ bảng thăng bằng, gạch và gối cuộn cho bệnh nhân Viêm khớp Thiếu niên Vô căn (JIA, Juvenile Idiopathic Arthritis).
Dù tựa game điều trị JIA của Lanzi và cộng sự đã ngừng sử dụng cảm biến chuyển động Microsoft Kinect, những nghiên cứu của họ mở đường cho khả năng trị bệnh bằng game với công nghệ cảm biến mới hơn như Azure Kinect hay Intel Real Sense Depth Camera.
Công nghệ thực tế ảo được áp dụng rất nhiều trong điều trị bằng game. Tuy vậy, không phải mọi kịch bản trị liệu đều sẽ áp dụng công nghệ VR. Ví dụ, việc phục hồi chức năng thể chất đòi hỏi bệnh nhân phải nhận thức được cơ thể của mình lẫn cách di chuyển trong không gian.
Tuy nhiên, game VR lại rất thích hợp cho bệnh nhân cần phục hồi nhận thức sau đột quỵ hoặc tự kỷ.
Mê máy tính, internet: Thói quen hay nghiện? "Nghiện" không chỉ giới hạn ở máy tính mà còn là hành vi sử dụng quá mức các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động và máy tính bảng. Ảnh minh họa Nghiện máy tính, internet là gì? Sử dụng máy tính hoặc internet một cách có kiểm soát có lợi theo nhiều cách. Tuy nhiên, sẽ trở thành nghiện...