Thai nhi 39 tuần mới được xem là ‘đủ tháng’
Thai nhi đủ tháng là khoảng từ 39 tuần đến 40 tuần 6 ngày. Nghiên cứu vừa công bố cho biết trẻ em sinh ra ở tuần thứ 37 hoặc 38 có kết quả học tập kém hơn trẻ có thêm một, hai tuần nằm trong bụng mẹ.
Theo Tạp chí The Health, từ trước đến nay, trẻ sơ sinh được xác định là đầy đủ tháng nếu chúng được sinh ra bất cứ lúc nào trong 37-42 tuần trong bụng mẹ. Chúng chỉ được coi là sinh non nếu được sinh trước tuần thứ 37. Nhưng một bác sĩ người Mỹ tin rằng kỳ sinh lý tưởng là 39-40 tuần.
Trẻ sơ sinh được xác định là đầy đủ tháng chỉ nếu chúng được sinh ra trong khoảng 39 đến 40 tuần 6 ngày trong bụng mẹ. Ảnh: acuhealthcare.
Các chuyên gia cho rằng trẻ sơ sinh cần được xem xét là một ca sinh sớm ngay cả khi chúng được sinh ra ở tuần thứ 38. Nghiên cứu cho thấy trẻ em sinh ra ở tuần thứ 37 có nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như khó thở hơn những trẻ được sinh ra ở tuần 39. Trẻ em sinh non sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh như trầm cảm gấp 2 lần so với trẻ sinh ra đủ ngày.
Hướng dẫn mới được Khoa Sản phụ của The American College phát hành đã xác định lại thời gian cho một thai kỳ khỏe mạnh. Theo đó, thai nhi đủ tháng là khoảng từ 39 tuần đến 40 tuần 6 ngày. Một ca sinh sớm hay sinh non là sinh trong khoảng từ 37 tuần đến 38 tuần 6 ngày. Một thai kỳ khi đến tuần thứ 41 và 42 tuần, thì em bé đã trễ kỳ thai nhi hay còn gọi là quá tháng.
Trong những năm gần đây, các bác sĩ nhấn mạnh rằng việc chọn ngày sinh và mổ đẻ theo hẹn không nên xảy ra trước tuần thứ 39 của thai kỳ. Tiến sĩ Jeffrey Ecker từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết định nghĩa mới sẽ giúp các bác sĩ truyền đạt thông điệp đó đúng hơn.
March of Dimes Foundation, một nhóm nghiên cứu của Mỹ làm việc để cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, đã hoan nghênh sự thay đổi định nghĩa này. Một phát ngôn viên cho biết điều này sẽ giúp loại bỏ sự nhầm lẫn về thời gian kéo dài của một thai khỏe mạnh, không có biến chứng.
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái của Trung tâm Y tế Đại học Columbia và Bệnh viện Presbyterian, New York, trẻ em sinh ra ở 37 hoặc 38 tuần có kết quả học tập kém hơn những trẻ chỉ sinh ra ở một, hai tuần sau đó. Thêm vào đó, thời gian ở trong tử cung nhiều hơn sẽ giúp não bộ phát triển nhiều hơn và trong cuộc sống sau này, trẻ đó sẽ có kết quả học tập tốt hơn trong các bài kiểm tra toán và tập đọc.
Có sự khác biệt về kết quả học tập giữa trẻ em sinh ra ở tuần thứ 37 hoặc 38 và trẻ có thêm 1-2 tuần nằm lâu hơn trong bụng mẹ. Ảnh: whatsupnownews
Nghiên cứu năn 2012 so sánh hồ sơ khai sinh và điểm thi của 128.000 của trẻ 8 tuổi ở thành phố New York vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90. Tất cả những trẻ sinh ra một cách bình thường từ tuần thứ 37 đến tuần thứ 41. So với những trẻ sinh ra ở tuần thứ 41, trẻ sinh ra ở tuần thứ 37 thì 33% phải đối mặt với việc khó khăn nghiêm trọng trong việc đọc và 19% trẻ có các vấn đề trong toán học. Những trẻ sinh ra ở tuần thứ 38 ở tình trạng chỉ tốt hơn một chút so với những trẻ sinh ra ở tuần thứ 37.
Theo VNE
Quá "dại" khi chọn đẻ mổ
Đẻ mổ mang lại nhiều nguy cơ với cả sản phụ và trẻ sơ sinh mà có thể mẹ chưa biết.
Ngày nay đẻ mổ là phương pháp cứu cánh cho các mẹ có tâm lý sợ đau đẻ, những mẹ có biến chứng trong thai kỳ hoặc trong những trường hợp không thể đẻ thường được. Đồng ý rằng, phương pháp đẻ mổ sẽ giúp mẹ đỡ phải đối mặt với cơn đau chuyển dạ, thời gian mổ đẻ cũng nhanh hơn và đặc biệt sẽ là phương pháp hữu hiệu với những mẹ có bệnh lý thai kỳ. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp sinh nở nào cũng có hai mặt ưu và nhược điểm. Đối với đẻ mổ, dường như ẩn chứa nhiều rủi ro hơn với cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Video đang HOT
Dưới đây là những nguy cơ mà mẹ và bé sẽ phải đối mặt khi chọn đẻ mổ. Chị em nên tham khảo trước khi quyết định có nên đẻ mổ hay không nhé!
Nguy cơ với mẹ
Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Với những mẹ đẻ mổ, nguy cơ bị nhiễm trùng là rất cao. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở vết thương mổ đẻ, trong tử cung hoặc trong cơ quan vùng chậu khác như bàng quang. Theo số liệu thống kê, có đến 30% bệnh nhân mổ lấy thai bị nhiễm trùng hậu sản. Kết quả là thời gian nằm viện của các mẹ sẽ kéo dài hơn và tăng nguy cơ xấu với sản phụ.
Mất máu và xuất huyết
Máu bị mất đi trong quá trình sinh mổ sẽ lớn hơn rất nhiều so với sinh thường. Sau sinh, chị em đẻ mổ thường bị thiếu máu và phải truyền máu. (6/100 phụ nữ phải truyền máu sau sinh mổ).
Chấn thương các cơ quan khác
Sinh mổ cũng mang thai nguy cơ cao bị chấn thương cho các cơ quan khác như bàng quang hay ruột. Trong quá trình phẫu thuật mổ lấy thai, nếu có bất cơ sai sót gì có thể gây vết xước, vết rách ảnh hưởng đến các bộ phận khác như bàng quang, ruột và gây ra các biện chứng sau này.
90% số mẹ chọn sinh mổ lần đầu sẽ phải sinh mổ lần 2, lần 3. (ảnh minh họa)
Tăng nguy cơ mổ lấy thai lần 2
90% số mẹ chọn sinh mổ lần đầu sẽ phải sinh mổ lần 2, lần 3. Kết quả khảo sát còn cho biết, những mẹ mổ lấy thai còn phải đối mặt với các phẫu thuật bằng quang sau sinh.
Nguy cơ cắt bỏ tử cung
Các mẹ đã từng trải qua ca sinh mổ còn phải đối mặt với nguy cơ bị cắt bỏ tử cung trong thai kỳ hiện tại hoặc trong tương lai vì bị chảy máu không kiểm soát ở vết mổ đẻ lần đầu.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng bệnh các tế bào nội mạc tử cung xuất hiện và phát triển mạnh trong khu vực bên ngoài khoang tử cung. Các tế bào này bị ảnh hưởng của kích thích tố nữa và phản ứng một cách tương tự như các tế bào tìm thấy bên trong tử cung. Triệu chứng bệnh thường nặng hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ đã từng mổ lấy thai có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung tại vết mổ đẻ trong tử cung và phải phẫu thuật để loại bỏ những tế bào bất thường này.
Nguy cơ tái nhập viện cao
Bệnh nhân mổ lấy thai có nguy cơ tái nhập viện sau sinh cao gấp 2 lần với các bệnh như nhiễm trùng tử cung, biến chứng sản khoa tại vết thương phẫu thuật , thuyên tắc huyết khối (cục máu đông), sỏi mật bà viêm ruột thừa... Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể đi đến phổi và não gây thuyên tắc phổi hoặc đột quỵ.
Nguy cơ tử vong cao
Nguy cơ mẹ tử vong trong quá trình sinh mổ cao gấp 2-4 lần so với mẹ sinh thường. Thoe số liệu thống kê tại Hoa Kỹ, mỗi năm có đến 180 sản phụ tử vong khi sinh mổ.
Biến chứng do gây mê và thuốc
Thuốc gây mê và các loại thuốc tiêm vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật mổ lấy thai diễn ra ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và nguồn sữa mẹ.
Biến chứng phát sinh từ vết sẹo
Những biến chứng thường thấy nhất là đau vùng chậu, các vấn đề bất thường về đường ruột và đau trong quá trình giao hợp. Vết sẹo mổ lấy thai trong lần đầu cũng dễ gây những biến chứng cho lần mang thai sau như nhau tiền đạo, nhau thai accreta hoặc bong nhau non. Những bệnh này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Nguy cơ vô sinh thứ phát, mang thai ngoài tử cung và sảy thai, thai chết lưu không rõ nguyên nhân trong những lần mang thai tiếp theo cũng tăng lên với mẹ đẻ mổ.
Sữa về muộn
Hầu hết các mẹ đẻ mổ đều gặp vấn đề sữa lâu về sau sinh, có những người phải chờ đến cả tuần sau. Trong khi đó, nếu mẹ đẻ thường thì sữa sẽ về ngay hoặc chỉ sau đó 1-2 ngày. Việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con khi bé bú gặp bất lợi vì bé sẽ khó bú mẹ hơn.
Nằm viện lâu hơn
Hầu hết các ca sinh mổ thường phải nằm lại viện từ 5-7 ngày.
Lâu phục hồi
Thời gian mẹ phục hồi sau đẻ mổ có thể kéo dài từ hàng vài tuần đến cả tháng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình chăm sóc bé về sau. Theo số liệu thống kê, 1/14 phụ nữ cho biết họ đau vết mổ trong suốt 6 tháng đầu sau sinh.
Em bé được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai có nguy cơ cao bị hội chứng suy hô hấp và bệnh hen suyễn. (ảnh minh họa)
Nguy cơ với bé
Hội chứng suy hô hấp
Em bé được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai có nguy cơ cao bị hội chứng suy hô hấp và bệnh hen suyễn. Trẻ sơ sinh được mổ lấy thai cũng cần sự trợ giúp về y tế do khó thở hơn những trẻ được sinh thường.
Sinh non
Em bé được sinh ra bằn phương pháp đẻ mổ cũng có thể chào đời sớm, đặc biệt trong những trường hợp xác định ngày dự sinh không chính xác. Những rủi ro thường gặp với bé bị sinh non là gặp vấn đề về đường hô hấp, vàng da, mất nước, nhiễm trùng... Đến tuổi đi học, trẻ sinh non cũng gặp khó khăn để hòa đồng cùng các bạn đồng lứa.
Tăng huyết áp phổi
Tăng huyết áp phổi là sự gia tăng huyết áp động mạnh phổi, tĩnh mạch phối hoặc mao mạch phổi. Em bé sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai có nguy cơ mắc triệu chứng trên cao gấp 5 lần so với trẻ sinh thường.
Ảnh hưởng của thuốc
Trẻ đẻ mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn bé sinh thường và có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
Khó bú mẹ
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ sinh bằng phương pháp đẻ mổ khi ra đời sẽ khó nún ti mẹ hơn và mất nhiều thời gian để làm quen với việc này hơn trẻ sinh thường.
Theo VNE
5 cách giúp bạn khống chế sự sợ hãi Trươc hêt hay xac đinh lo lăng đo la gi, sau đo ban co thê tâm sư vơi ai đo đê đươc hô trơ vê măt tinh thân, va ban co thê trưc tiêp đôi diên vơi nôi sơ môt cach dân dân... Đo la nhưng gơi y cua Mayra Bitsko, một cây but quen thuộc trên trangfamilyshare, tac gia cua tiêu thuyêt...