Thái Nguyên: Vay 3 triệu đồng, sau 1 năm đã thoát nghèo
Từng là hộ nghèo nhưng nhờ được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm, nhiều nông dân ở tỉnh Thái Nguyên đã vươn lên đầu tư phát triển kinh tế.
Người nghèo thành… triệu phú
Ông Vũ Trí Long, 51 tuổi, ở xóm 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) từng là hộ nghèo. Hơn 10 năm sống cảnh cảnh túng quẫn, con cái không đủ cơm ăn, áo mặc, ông đã rất thấm thía cảnh nghèo đói nên sớm nghĩ kế thoát nghèo. Vì vậy, năm 2001 khi nghe tin có vốn vay của Quỹ Quốc gia về việc làm phân bổ từ Ngân hàng Chính sách, xã hội ông đã mạnh dạn làm đơn xin vay vốn.
Sau khi làm đơn ông được vay 3 triệu đồng với lãi suất ưu đãi và đầu tư hết số tiền này để mua 3 con bò. Chỉ sau 1 năm ông Long đã nhân giống đàn bò thành công, và ra khỏi danh sách hộ nghèo.
“5 năm kể từ ngày gây giống đàn bò, tôi đã có đàn bò trị giá 400 triệu đồng. Ngoài nuôi bò, tôi còn nhân giống cỏ voi để bán giống, liên kết tiêu thụ cho dự án phát triển cỏ voi cho bò của Đại học Nông lâm. Tôi còn đầu tư mua thêm mấy ha đất để trồng cỏ, trồng chè” – ông Long kể.
Đồi chè rộng 3ha của ông Vũ Trí Long đang cho giá trị kinh tế khá cao. (ảnh: Tạ Nguyệt)
Video đang HOT
Thế nhưng, việc nhân rộng đàn bò và cỏ voi bán giống được một thời gian, đàn bò gặp dịch, chết gần hết. Mặc dù thua lỗ nhưng ông không nản lòng. Năm 2009, ông vay thêm 50 triệu đồng từ nguồn vốn của Quỹ Quốc gia về việc làm để chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ việc nuôi bò ông chuyển qua nuôi hươu bán thịt, cung cấp sừng và hươu giống. Ngoài ra, ông còn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng cỏ và trồng giống chè trung du thành vùng trồng chè lai cho giá trị kinh tế cao. Hiện nay với hơn 4ha đất đồi trồng chè, nuôi hươu, nuôi lợn, trồng cây ăn quả, mỗi năm trừ chi phí ông Long cũng thu về được 300-350 triệu đồng. Ngoài việc giải quyết công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình, giờ đây trung bình mỗi tháng trang trại của gia đình ông còn tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 lao động, với thu nhập bình quân khoảng 4-5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Long chia sẻ: “Với nông dân nghèo như chúng tôi, được vay vốn ưu đãi để tạo việc làm phát triển sản xuất là rất quý. Nhờ có nguồn vốn vay mà giờ đây, rất nhiều nông dân như tôi đã thoát nghèo, có tiền đề vươn lên phát triển kinh tế, thậm chí là làm giàu”.
Cũng theo ông Long, hiện có 16/81 hội viên hội nông dân trong xóm 5 được vay vốn. Chi hội do ông Long làm hội trưởng đang cho vay 470 triệu đồng.
Kiến nghị tăng nguồn vốn
Ông Lê Quang Trung – Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho biết, hiện Chính phủ đã có giải pháp toàn diện, nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho tất cả nhóm đối tượng. Ví dụ, chính sách tín dụng cho sinh viên, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn… kèm theo đó là chính sách cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm.
Ông Trung chia sẻ, khi thành lập (năm 2016), Quỹ Quốc gia về việc làm chỉ được cấp 400 tỷ đồng. Từ đó tới nay, không cấp bổ sung nguồn vốn để quỹ hoạt động. Hiện nay ngoài nguồn vốn quay vòng, được bổ sung thêm từ lãi cho vay (10% lãi suất cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm hàng năm) thì Quỹ cũng đã phải huy động nguồn vốn ủy thác từ địa phương. Hiện nguồn này được hơn 7.000 tỷ đồng.
Về phía địa phương ông Lê Văn Hồng – Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên cho rằng, hiệu quả từ các chương trình vay vốn tạo việc làm cho người dân trên địa bàn là không thể phủ nhận. Mặc dù vậy, hoạt động cho vay vốn để giải quyết việc làm ở địa phương cũng còn gặp nhiều hạn chế.
“Hiện nay nhu cầu vay vốn của người dân địa phương là rất lớn nhưng nguồn vốn từ quỹ mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân để tạo việc làm. Thêm vào đó, số vốn vay cũng thấp, chưa đủ để các hộ khởi nghiệp, phát triển kinh tế” – ông Hồng nói.
Đặc biệt, cũng theo ông Hồng, nếu có thể thì nên điều chỉnh lại nguồn lãi suất vì hiện nay lãi suất vay vốn từ nguồn Quỹ Quốc gia về việc làm quá thấp, chỉ bằng lãi suất cho vay hộ nghèo (thấp hơn cả hộ cận nghèo và mới thoát nghèo). Bởi vậy, nhiều hộ dân có tâm lý ỷ lại chiếm dụng vốn vay lâu dài, không có động lực trả trước hạn khiến không có vốn để quay vòng.
Thêm vào đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần phân bổ lại nguồn vốn bổ sung cho Quỹ Quốc gia về việc làm, tăng lãi suất cho vay, nâng thời hạn vay vốn và mức vay có tài sản đảm bảo từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng.
Theo Danviet
Người đàn ông tử vong khi đi phát dọn để trồng rừng
Trong quá trình phát dọn và đốt thực bì để chuẩn bị trồng rừng, không may ngọn lửa cháy bén sang bãi bên cạnh khiến ông Nguyễn Hồng Quân (47 tuổi, xóm Vân Hòa, xã Văn Hán, Đồng Hỷ, Thái Nguyên) tử vong.
Ngày 14/8, đại diện lãnh đạo xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cho biết, trên địa bàn xã Văn Hán vừa xảy ra một vụ cháy khi phát dọn để trồng rừng khiến một người đàn ông tử vong trong quá trình tiến hành dập lửa.
Theo đó, khoảng 14h ngày 13/8, ông Nguyễn Hồng Quân (SN 1972, ở xóm Vân Hòa, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ) lên rừng của gia đình thuộc địa phận xóm Cây Thị, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, phát dọn, đốt thực bì để chuẩn bị trồng rừng. Nhưng không may, trong quá trình đốt, ngọn lửa đã vô tình cháy bén sang bãi bên cạnh.
Lúc này, ông Quân hốt hoảng gọi điện thông báo cho người nhà dưới chân đồi trợ giúp chữa cháy, đồng thời vừa tiến hành dập lửa ở phía bên trên. Nhưng sau khi mọi người đã khống chế được ngọn lửa, thì liên lạc với ông Quân không được. Ngay sau đó, người nhà đã vội vã đi tìm ông Quân và tá hỏa phát hiện ông đã tử vong ở gần đó.
Lãnh đạo huyện Đồng Hỷ đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình người bị nạn.
Sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo huyện Đồng Hỷ cùng đại diện các phòng ban đã đến thăm hỏi, động viên và trao số tiền 5,4 triệu đồng cho gia đình ông Quân để hỗ trợ mai táng.
Theo Danviet
Thái Nguyên: Thêm một trẻ nhỏ bị chó nhà cắn tử vong Đó là trường hợp của cháu bé Hoàng Anh Tuấn, sinh năm 2009 ở xóm Viến Ván, xã Quang Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên vừa bị tử vong do bị chó của gia đình cắn trước đó khoảng 3 tháng. Theo thông tin từ chính quyền xã Quang Sơn, Đồng Hỷ cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra trường hợp một...