Thái Nguyên: Từ phong trào thi đua nông dân sản xuất giỏi, xuất hiện nhiều tỷ phú, nhà sáng chế
Ông Nguyễn Ngọc Tuân – Chủ tịch Hội ND tỉnh Thái Nguyên cho biết: Trong những năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Thái Nguyên đã đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Riêng trong giai đoạn 2017-2019, toàn tỉnh có 275.146 lượt hộ nông dân đăng ký danh hiệu thi đua các cấp. Trong đó, cấp tỉnh có 6.038 lượt, cấp huyện 27.584 lượt, cấp xã 241.524 lượt. Qua bình xét, trung bình mỗi năm có hơn 56.000 hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp.
Từ phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ mới. Điển hình là công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà tại trang trại chăn nuôi gà, lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Cương (ở xã Lương Phú, Phú Bình). Hay công nghệ sao chè bằng gas, hệ thống tôn sao chè công suất lớn của gia đình bà Đào Thanh Hảo (ở xã Tân Cương (TP.Thái Nguyên)…
Mô hình chăn nuôi gà đẻ thụ tinh nhân tạo của nông dân giỏi Nguyễn Thị Cương (ở xã Lương Phú, huyện Phú Bình, Thái Nguyên). Ảnh: Trung Kiên
Từ phong trào xuất hiện nhiều “nhà sáng chế nông dân” với những sáng chế, giải pháp kỹ thuật trong hoạt động sản xuất tham gia các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật các cấp và đạt giải thưởng cao, như: Ông Bùi Đức Dũng (ở thị trấn Đu, Phú Lương) sử dụng que thụ tinh nhân tạo cho lợn nái sinh sản; ông Nguyễn Văn Chất với phương pháp gieo hạt ớt đều và tỷ lệ nảy mầm cao…
Nhiều nông dân SXKD giỏi đã thành lập các doanh nghiệp hoặc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả SXKD. Hiện nay, cả tỉnh có 284 HTX nông nghiệp, trong đó có 210 HTX do hội viên, nông dân thành lập; 14 HTX do hội nông dân các cấp trực tiếp đứng ra vận động, hỗ trợ thành lập. Hội ND các cấp đã vận động và phối hợp thành lập 166 tổ hợp tác, nhóm/tổ liên kết, chi/tổ hội nghề nghiệp.
Bên cạnh sự tích cực, năng động của hội viên, hội nông dân các cấp cũng đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ để phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ và đạt kết quả cao. Một trong những giải pháp quan trọng nhất đó chính là hỗ trợ nông dân về vốn. Hiện nay, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân do Tỉnh hội quản lý với trên 35 tỷ đồng đang triển khai cho 76 dự án với hơn 800 hộ vay.
Các cấp hội trong tỉnh cũng nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội với tổng dư nợ là 989,996 tỷ đồng cho 26.793 hộ hội viên vay thông qua 912 tổ tiết kiệm và vay vốn. Thực hiện thỏa thuận phối hợp giữa Hội ND tỉnh với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đến nay, 16.075 hộ hội viên, nông dân đã được vay tổng số tiền 1.533,125 tỷ đồng thông qua 885 tổ liên kết.
Video đang HOT
Cá tra tìm đường bơi ra Bắc
Chiều nay (9/6) tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã tổ chức Chương trình "Kết nối sản xuất - Tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra".
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng NNPTNN Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, ngành hàng cá tra được đánh giá là ngành kinh tế "tỷ đô" của Việt Nam với việc xuất khẩu đi 119 nước trên thế giới, với sản lượng 1,5 triệu tấn/năm, giá trị đạt 2,3 - 2,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã và đang khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của nhiều nghành hàng, trong đó mặt hàng cá tra bị đình trệ.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cá tra chỉ đạt 456 triệu USD, giảm 39,1% so với cùng kỳ 2019; trong đó thị trường Trung Quốc giảm 48%, sang EU giảm 47,3%, sang Mỹ giảm 19,8%.
Theo dự báo, từ quý III/2020 ngành hàng cá tra mới có khả năng phục hồi hoàn toàn. Chính vì vậy, để khắc phục những khó khăn, cũng như thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ trong nội địa các sản phẩm cá tra và vừa đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ NNPTNT đã tổ chức Chương trình "Kết nối sản xuất - Tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra".
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ""Dịch Covid-19 làm cho chuỗi cung ứng sản phẩm cá tra đứt gãy, sản lượng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ 29%, đây là thời điểm khắc nghiệt nhất, bắt buộc chúng ta cần nhìn lại. Chúng ta cần khai thác thị trường nội địa, thị trường 100 triệu dân là thị trường lý tưởng cho các ngành hàng như cá tra".
Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng các đại biểu thăm quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm cá tra.
"Bộ NNPTNT đang tích cực phối hợp với Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng, các siêu thị, hệ thống phân phối trong nước đẩy mạnh tiêu thụ cá tra để không bị lệ thuộc, áp lực vào các thị trường xuất khẩu; đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xuất khẩu cá tra vào các thị trường truyền thống bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thời gian qua như: Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, ASEAN,...và tiếp tục xử lý các rào cản kỹ thuật và tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại, phát triển thị trường tiềm năng như Nga, Braxin...", Thứ trưởng Bộ NNPTNN Phùng Đức Tiến chia sẻ.
Rất nhiều đại biểu và người dân Thủ đô đến thăm quan các gian hàng có sản phẩm cá tra tại sự kiện.
Các sản phẩm cá tra đến từ Tập đoàn Nam Việt được người dân Thủ đô thích thú.
Rất nhiều sản phẩm đa dạng được chế biến từ cá tra được trưng bày tại sự kiện "Kết nối sản xuất - Tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra" diễn ra tại Hà Nội.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra gặp rất nhiều khó khăn, đã tác động ngay tới sản xuất cá tra nguyên liệu. Hiện giá cá tra nguyên liệu chỉ ở mức 18.500-19.00 đ/kg nhưng doanh nghiệp chỉ ưu tiên thu mua cá trong chuỗi liên kết hoặc cá của doanh nghiệp.
Dự báo, những gián đoạn trong chuỗi cung ứng do dịch Covid -19 chỉ mang tính nhất thời và các hoạt động xuất nhập khẩu dự kiến sẽ phục hồi sau khi dịch được kiểm soát.
Ngành hàng cá tra có khả năng phục hồi hoàn toàn từ quý III/2020 và riêng thị trường Trung Quốc có thể phục hồi vào cuối tháng 5/2020 nên cần có kịch bản điều tiết sản xuất để tránh xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.
Tại sự kiện "Kết nối sản xuất - Tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra" đã có 8 doanh kiệp ký hợp hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
8 doanh nghiệp đã thực hiện ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Bao gồm: Tập đoàn Masan, Tập đoàn Nam Việt, Công ty IDI, Big C (Central Group), Công ty Hùng Cá, Tổng công ty HAPRO, Công ty Xuyên Việt và Hiệp hội nông nghiệp Bắc Ninh.
"Điều đáng mừng với ngành hàng cá tra của Việt Nam, ngày 01/11/2019 Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã công nhận chính thức hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cá và cá da trơn của Việt Nam tương đương với Hoa Kỳ đã khẳng định uy tín, chất lượng của cá tra Việt Nam trước các thị trường khó tính; giúp việc tiếp cận thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu dễ dàng hơn không chỉ với Hoa Kỳ mà còn các thị trường khác" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.
Nghệ An: Chia sẻ mô hình làm giàu ở nông thôn, cách hay giúp hộ nghèo vượt khó Làm theo lời Bác Hồ, nhiều nông dân của tỉnh Nghệ An đã nỗ lực vượt khó, trở thành tấm gương sản xuất - kinh doanh giỏi, đóng góp vào sự phát triển của quê hương... Thi đua làm kinh tế giỏi Các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An xác định, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ...