Thái Nguyên: Trồng thứ cây cảnh chơi tết, nông dân ở đây lo bán ì ạch, đã thế cây còn “thúc” hoa “cười sớm”
Theo một số chủ vườn ở làng đào Cam Giá (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), do thời tiết năm nay không thuận lợi nên đào chết nhiều, hoa đào lại nở sớm.
Trong khi đó, giá đào Tết năm nay cũng giảm so với mọi năm.
Những ngày này, những người trồng đào ở làng đào Cam Giá (phường Cam Giá, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đang tất bật sửa soạn, chăm chút cho những cây đào để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2022.
Người trồng đào ở làng đào Cam Giá tất bật chăm sóc cho những đào. (Ảnh: Hà Thanh)
Năm nay, người trồng đào ở làng đào Cam Giá lo canh cánh vì giá đào Tết có phần giảm so với mọi năm. Trong khi đó, việc tiêu thụ đào gặp khó, khách mua buôn ít, chủ yếu là mua lẻ nhưng số lượng người mua cũng giảm.
Lo lắng khi thấy hoa đào “cười sớm”
Theo những người trồng đào Cam Giá, thời tiết năm nay nắng nhiều, ít rét, lại mưa ít nên đào nở hoa sớm, nhưng hoa không đều và đẹp.
Do thời tiết nắng nhiều, ít rét nên đào năm nay nở sớm hơn. (Ảnh: Hà Thanh)
Gia đình chị Trần Thị Hà (tổ 4, phường Cam Giá, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) cho biết, hiện nay, tổng diện tích trồng đào của gia đình chị khoảng 2.000m 2 với khoảng 200 gốc đào cổ thụ, 200 gốc đào thế và 100 gốc đào cành.
Video đang HOT
Năm nay, tiền mua “phôi” đào đắt cộng với công cấy ghép cao vì thế mà chi phí cho một gốc đào tương đối lớn.
Mặc dù chi phí ban đầu cao là vậy, nhưng do thời tiết không thuận lợi nên tỷ lệ cây ghép sống thấp, chết nhiều.
Khách đến mua đào tại làng đào Cam Giá. (Ảnh: Hà Thanh)
Chị Hà cho biết, những cây đào cổ thụ chủ yếu được gia đình chị cho khách thuê từ nay đến sau Tết Nguyên đán với giá dao động từ 7 – 15 triệu đồng/gốc (tuỳ từng gốc).
Còn đào thế (đào năm 1) chủ yếu được bán với giá dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/cây và giá đào cành dao động từ 100.000 – 200.000 đồng/cành.
Đến thời điểm này, lượng đào cổ thụ của gia đình chị đã có khách đặt thuê và mua hết, nhưng giá đào không được cao.
Nếu như các năm trước, một gốc đào cổ thụ đẹp có giá cho thuê khoảng 5 triệu đồng thì năm nay chỉ có giá khoảng 3 triệu đồng.
Bà Đỗ Thị Lan cho biết, năm nay người trồng đào rất vất vả do dịch bệnh và giá đào giảm. (Ảnh: Hà Thanh)
Bà Đỗ Thị Lan (phường Cam Giá, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) cũng cho biết, năm nay gia đình bà trồng đào tương đối vất vả do thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh nhiều. Vì thế, việc chăm sóc cũng như tiêu thụ đào cũng gặp nhiều khó khăn.
Giá đào Tết giảm nhẹ, khách tha hồ chọn
Là một khách mua đào tại làng đào Cam Giá, anh Hậu (xã Tân Quang, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) cho biết: “Tôi có sở thích chơi đào khoảng chục năm trở lại đây. Tôi chủ yếu thuê đào về chơi tết. So với mọi năm, giá đào Tết năm nay có phần giảm đôi chút”.
Chị Thủy (phường Tân Thành, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chia sẻ, những năm trước, gia đình chị chủ yếu mua những cây đào cành, đào nhỏ về chơi Tết.
Một vài năm nay chị chuyển sang thuê đào Tết vì vẫn giá tiền như vậy nhưng thuê được cây to hơn mà sẽ tiện hơn so với mua. Tuy nhiên, giá thuê đào Tết năm nay so với những năm trước có phần thấp hơn.
Giá đào Tết năm nay giảm so với những năm trước. (Ảnh: Hà Thanh)
Bà Nguyễn Thị Thúy Nga – Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Giá cho biết, hiện tổng diện tích trồng đào trên địa bàn phường Cam Giá là 17ha, với khoảng 230 hộ tham gia sản xuất, tập trung chủ yếu ở các tổ 4, 5, 6, 7, 8.
Việc trồng đào của người dân ở làng đào Cam Giá năm nay gặp rất nhiều khó khăn. Do tình hình thời tiết năm nay khắc nghiệt nên đào của bà con bị chết rất nhiều. Ngoài ra, việc đào nở sớm cũng gây khó khăn cho việc tiêu thụ đào của người dân.
Cũng theo bà Nga, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc tiêu thụ đào năm nay chậm hơn. Tuy nhiên hiện nay, do việc khoanh vùng dập dịch ở phạm vi hẹp, nên việc vận chuyển đào đi tiêu thụ ở các nơi không gặp nhiều khó khăn.
Bước khởi đầu tích cực đối với kiều bào và doanh nghiệp Việt tại Mỹ dịp Năm mới
Từ đầu năm 2022, Việt Nam nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ với một số nước và áp dụng quy định mới về cách ly nhằm tạo điều kiện cho bà con kiều bào về nước, cũng như mở rộng cơ hội đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên của Vietnam Airlines về Việt Nam kể từ khi xảy ra đại dịch đã hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh). Ảnh minh họa: TTXVN
Đây là thông tin đáng mừng và là bước khởi đầu tích cực của Năm mới, đặc biệt khi dịp Tết Nguyên đán truyền thống đang tới gần, đồng thời cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc đưa đất nước trở lại quỹ đạo bình thường. Các doanh nghiệp và cá nhân người Việt tại Mỹ đều chia sẻ nhận định trên khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại địa bàn.
Ông Nguyễn Hữu Thành, chủ một doanh nghiệp nhỏ cung cấp các sản phẩm phục vụ các tiệm làm móng tại bang Virginia cho biết bà con Việt kiều ở khu vực DMV (thủ đô Washington DC, bang Virginia và bang Maryland) rất phấn khởi khi đón nhận thông tin về việc mở lại chuyến bay thương mại thường lệ giữa hai nước. Ông cho biết đang cân nhắc về cách thức thực hiện của các chuyến bay thương mại cũng như mức giá trước khi quyết định có về nước hay không.
Theo ông Sean Lam, Phó Chủ tịch Tập đoàn IMSG, đơn vị được lựa chọn để cung cấp Hệ thống Thời tiết hàng không tích hợp tiên tiến cho Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam (VATM), sau gần hai năm đóng cửa, nhu cầu trở về đoàn tụ gia đình là rất lớn đối với những lao động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng hay học sinh, sinh viên, người đi công tác bị mắc kẹt lại ở nước ngoài. Với bà con Việt kiều đã lâu chưa được trở về quê hương thăm gia đình, họ hàng hay tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, các đường bay thường lệ hai chiều sẽ giúp việc lựa chọn thời gian bay và lên kế hoạch bay dễ dàng hơn. Ông Sean Lam cho biết ông đã luôn mong chờ được quay trở về thăm người thân trong gia đình, bạn bè và gặp gỡ các đối tác nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là dự án hỗ trợ kỹ thuật thí điểm về nâng cao năng lực dự báo thời tiết hàng không tại Việt Nam mà ông đã dành nhiều tâm huyết trong suốt thời gian qua.
Ông Sean Lam cho rằng việc các bộ, ban, ngành trong nước đồng thuận mở lại đường bay quốc tế thường lệ trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang căng thẳng với sự xuất hiện của các biến thể mới, cho thấy quyết tâm rất lớn đưa đất nước trở lại quỹ đạo phát triển bình thường, cũng như thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới nhu cầu đi lại, học tập và làm việc của người Việt Nam cả trong và ngoài nước. Với những biện pháp phòng chống dịch hợp lý của chính phủ, Việt Nam vẫn có thể vừa hỗ trợ việc đón người từ nước ngoài trở về an toàn, vừa kiểm soát tốt được dịch bệnh, đem đến hy vọng và tin tưởng cho người dân để từng bước khôi phục lại và phát triển nền kinh tế.
Về tác động của kế hoạch mở lại một số đường bay quốc tế từ ngày 1/1/2022 của Việt Nam tới các doanh nghiệp Mỹ nói chung và tới Tập đoàn IMSG nói riêng, ông Sean Lam nhấn mạnh kế hoạch này có ý nghĩa rất tích cực đối với việc thắt chặt quan hệ hợp tác và tái hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài. Theo ông, đối phó với đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cách thức và địa điểm làm việc. Kết nối Internet không biên giới cho phép mọi người gặp mặt và trao đổi từ xa, tuy nhiên để thực sự có thể thấu hiểu, tin tưởng và xây dựng được mối quan hệ hợp tác bền chặt thì việc gặp gỡ trực tiếp là vô cùng quan trọng. Theo ông, việc Việt Nam quyết tâm mở lại đường bay quốc tế, đặc biệt là đường bay thẳng thường lệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên, đem lại những cơ hội đầu tư và kinh doanh hoàn toàn mới.
ADVERTISING
X
Cũng chia sẻ quan điểm trên, ông Nguyễn Hữu Quốc, chủ một doanh nghiệp lữ hành tại bang Maryland cho biết ông rất trông chờ vào thời điểm những chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ được nối lại bởi hoạt động du lịch của công ty ông gần như bị tê liệt hai năm nay. Cho dù việc khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ của Việt Nam được cho là chậm hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực, nhưng đây sẽ là bước khởi đầu tích cực và là điều kiện để các công ty nối lại các hoạt động, đưa ra các sản phẩm du lịch, từ đó việc đón khách quốc tế sẽ nhanh chóng được kích hoạt trở lại, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành du lịch được phục hồi.
Bà Trần Kim Ngọc - Kế toán của công ty CPA của Mỹ cho rằng việc Việt Nam mở lại đường bay quốc tế là việc không thể chậm trễ hơn, nhất là khi Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang chiến lược mới trong cuộc chiến chống COVID-19 là chung sống an toàn với dịch bệnh và vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Theo bà Ngọc, điều này ko chỉ tạo điều kiện cho rất nhiều Việt kiều xa quê mong muốn được đoàn tụ gia đình trong dịp Tết nguyên đán, mà còn đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch, học tập của người dân. Người dân trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã được tiêm vaccine, cuộc sống ở nhiều nơi đã gần như trở lại "bình thường" nên bà tin rằng Việt Nam cũng sẽ trở lại bình thường như các nước khác.
Ngoài ra, bà Ngọc cho rằng nhiều doanh nghiệp du lịch, khách sạn, xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài có quan hệ giao dịch với Việt Nam đã bị ảnh hưởng rất lớn do dịch bệnh. Việc mở lại đường bay quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp này khôi phục lại các hoạt động mà họ đã từng có trước dịch bệnh cũng như tạo lại nhiều việc làm. Điều này sẽ góp phần phục hồi nền kinh tế của đất nước.
Có thể nói, quyết định mở lại đường bay thương mại quốc tế là sự kiện không chỉ các doanh nghiệp mà cả cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ nói chung rất mong đợi. Quyết định trên thể hiện sự quan tâm của Chính phủ tới nhu cầu đi lại của người dân và thúc đẩy cơ hội hợp tác đầu tư nhằm góp phần khôi phục kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Quảng Ninh nới quy định phòng dịch Covid-19 để người dân về quê đón tết Người từ vùng có nguy cơ cao khi về Quảng Ninh dịp tết sẽ không phải cách ly tập trung và còn được bố trí tiêm vắc xin Covid-19 nếu chưa tiêm đủ 3 mũi. Ngày 21.1, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, địa phương này vừa có văn bản số 460/UBND-DL1 ngày 20.1.2022 về một số giải pháp thích...