Thái Nguyên: Trồng cây lạ leo tràn lan, ra thứ hoa đặc sản bán đắt tiền, ông nông dân này bất ngờ giàu hẳn lên
Ông Hoàng Văn Thắng, xóm Đồng Đình, xã Vũ Chấn ( huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), một nông dân mạnh dạn đưa cây hoa thiên lý về trồng trên đồng đất quê mình để xóa nghèo.
Bà Mai Kim Quyên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã cho biết: Chỉ sau 3 tháng đặt hom giống, gia đình ông đã hái được bộn tiền từ bán hoa thiên lý.
Còn ông Trần Văn Toàn, một chủ nhà hàng ở T.P Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) chia sẻ: Hoa thiên lý không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng, mà còn được dân gian sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Vì thế loại hoa này trở thành món đặc sản. Trước đây, nhà hàng chúng tôi phải đặt mua từ các tỉnh Nghệ An, Hải Dương. Nhưng nay chủ yếu đặt mua tại nhà vườn của gia đình ông Thắng.
Hiện mỗi ngày, gia đình ông Hoàng Văn Thắng, xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) hái được 25 kg hoa thiên lý bán thu về hơn 1,1 triệu đồng.
Từng trải qua nhiều nghề mưu sinh, ông Thắng có điều kiện va chạm, tiếp cận với các thông tin liên quan đến việc nông dân làm giàu.
Thường khi rảnh việc, ông đọc báo, xem các bài viết về mô hình nông dân điển hình vươn lên trong làm kinh tế. Cũng vì thế mà trong ông luôn trăn trở là vì sao mình có đất, có sức khỏe mà không vươn nổi trong làm kinh tế. Xem nhiều chuyện nông dân làm giàu, ông tâm đắc với mô hình trồng cây hoa thiên lý.
Video đang HOT
Ông chia sẻ: Tôi thấy mô hình trồng hoa thiên lý này ở tỉnh Thái Nguyên chưa ai làm. Trong khi hoa thiên lý có thể thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau. Quan trọng là loại hoa thiên lý này mang lại giá trị kinh tế cao, đạt từ khoảng 30 đến 32 triệu đồng/sào/năm, nếu với cấy lúa 2 vụ, bán thóc chỉ được 1,4 triệu đồng/sào/năm.
Trước khi quyết định chuyển đổi đất sang trồng cây hoa thiên lý, ông đã nhiều lần cất công vào các tỉnh Nghệ An, Hải Dương, tìm đến một số mô hình trồng hoa thiên lý có quy mô lớn để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản hoa thiên lý.
Tuy nhiên, việc ông làm chưa được chính quyền địa phương ủng hộ, vì ở tỉnh Thái Nguyên chưa ai nói tới việc trồng hoa thiên lý mà trở nên giàu có. Vợ ông Thắng là bà Ma Thị Tươi cũng nhất quyết không cho chồng làm.
Ông Hoàng Văn Thắng băn khoăn, song nhất quyết đầu tư hơn 120 triệu đồng tiền vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn cho mô hình cây hoa thiên lý.
Vậy là từ sau Tết Nguyên đán năm 2020, toàn bộ diện tích đất của gia đình, gồm 10 sào và 6 sào đất ruộng liền kề ông thuê lại được cày bừa, lên luống. Trong thời gian đợi đất hả hơi, ông về Hải Dương mua 2.000 hom giống cây thiên lý, thuê xe chuyển về tận chân ruộng, thuê người về hướng dẫn đặt hom giống.
Sóc Trăng: Một ông nông dân nuôi hàng chục ngàn con rắn hổ mang, cứ bán 1 con lời 1 triệu, dân xem khiếp vía
Ông thở dài: Thật không may cho tôi, khi đặt giống gặp đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nên chỉ có 400 hom trên tổng số 2.000 hom sống sót. Tôi không nản, tiếp tục mua vật liệu về thuê người bắc giàn, chăm bón thêm phân chuồng ủ mục. Vì thế những cây hoa thiên lý còn sống khỏe mạnh, vươn nhanh lên giàn và sinh nhánh, chẳng mấy đã nhú nụ khoe hoa.
Từ tháng 6, ông Thắng bắt đầu thu hoạch lứa hoa thiên lý đầu tiên. Ông mang bán cho các nhà hàng ở T.P Thái Nguyên với giá bình quân 45.000 đồng/kg. Ngay sau hôm đó, ông nhận được nhiều cuộc điện thoại từ các nhà hàng ẩm thực ở T.P Thái Nguyên gọi đến đặt mua hoa thiên lý với số lượng lớn hơn.
Ông Thắng nói như mở lòng: Hiện mỗi ngày gia đình tôi hái được 25kg hoa thiên lý, thu về hơn 1,1 triệu đồng. Hiện tôi đang tự ươm giống cây hoa thiên lý, trồng dặm lại, dự kiến trên diện tích này vào năm tới.
Ông Hoàng Văn Thắng dừng lời, rồi tự tay vốc lên những nụ hoa thiên lý chúm chím màu diệp lục, bảo: Cái hay của dây hoa thiên lý là trồng 1 lần, rồi có thể thu hái liên tục trong thời gian 5 năm mới phải trồng thay thế.
Người già, em nhỏ cũng có thể tham gia thu hái hoa thiên lý, và việc chăm sóc cây hoa thiên lý cũng giản tiện hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác.
Bình Thuận quyết tâm giảm thiểu rác thải đại dương
Sáng 3/11, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Lễ khởi động Dự án Kết nối các nguồn lực trong việc giảm thiểu rác thải đại dương trên địa bàn huyện Phú Quý, Tuy Phong, TP Phan Thiết.
Dự án kết nối các nguồn lực trong việc giảm thiểu rác thải đại dương do Quỹ môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP/GEF SGP) tài trợ, tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,3 tỷ đồng, trong đó vốn viện trợ từ Chương trình phát triển Liên hiệp quốc hơn 1,3 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện dự án 02 năm (2020 - 2022) ở các địa phương TP Phan Thiết, huyện Tuy Phong, huyện Phú Quý. Trong đó, tập trung ở các địa điểm phát sinh nhiều rác thải nhựa như: Cảng cá Phan Thiết, tuyến đường du lịch Nguyễn Đình Chiểu - TP Phan Thiết; Cảng cá Liên Hương, tuyến tàu du lịch từ đất liền bờ biển thị trấn Liên Hương ra Hòn Cau - huyện Tuy Phong; các xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải - huyện Phú Quý.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tiếp tục phối hợp nhằm đưa dự án đạt hiệu quả cao nhất.
Bà Lê Thị Hải Yến - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Thuận cho biết dự án có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn chặn phát sinh chất thải nhựa, từ việc nâng cao kiến thức, nhận thức, năng lực cho cán bộ, nhân dân, doanh nghiệp và cộng đồng, nâng cao hiệu quả quản lý rác thải nhựa đại dương và phát triển nền kinh tế biển xanh, trong đó trọng tâm là thực hiện mục tiêu xây dựng, nhân rộng mô hình quản lý tổng hợp đối với chất thải rắn, nhựa tại các địa bàn dân cư.
Dự án sẽ triển khai tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức phòng chống rác thải, kỹ năng thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế chất thải đúng cách; phối hợp tuyên truyền, vận động mỗi người, các cấp, các ngành, và toàn xã hội thay đổi nhận thức và chuyển sang hành động, chung tay giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường; tái sử dụng chất thải nhựa để giảm ô nhiễm do rác thải nhựa và túi nilon gây ra.
Trong đó, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp sẽ phối hợp tuyên truyền đến hội viên, phụ nữ và nhân dân về tác động tiêu cực của rác thải nhựa, túi nilon tới môi trường sống và sức khỏe con người. Phát động thực hiện phong trào "Chống rác thải nhựa" với sự tham gia trực tiếp của công đông; các cấp Hội tổ chức các chiến dịch ra quân bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa tại địa bàn dân cư; vận động cán bộ, hội viên phụ nữ, các thành viên gia đình tích cực tham gia tổng vệ sinh môi trường, thu gom, phân loại rác thải, góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường sống của chúng ta sạch, an toàn và phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lê Tuấn Phong phát biểu tại buổi lễ.
Phát biểu tại buổi Lễ khởi động Dự án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lê Tuấn Phong đánh giá cao sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc trong thời gian qua. Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan của tỉnh tiếp tục phối hợp với Chương trình phát triển Liên hiệp quốc trong quá trình triển khai dự án, nhằm đưa Dự án Kết nối các nguồn lực trong việc giảm thiểu rác thải đại dương trên địa bàn huyện Phú Quý, Tuy Phong, TP Phan Thiết đạt hiệu quả cao nhất.
Đồng hành với trẻ em, phụ nữ nghèo ở La Dêê Đã thành lệ, hằng năm, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng, BĐBP thành phố Đà Nẵng và Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hải Châu đều tổ chức những chuyến đi giao lưu và tặng quà thay cho lời tri ân với đồng bào xã biên giới La Dêê (huyện Nam Giang, Quảng Nam). Năm nay, mọi người lại...