Thái Nguyên: Thứ tương gia truyền vàng như nắng, trăm năm thơm mãi đất làng “lúa, lang, lạc, lợn”
Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng ở xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Ngày nay, nghề làm tương nếp Úc Kỳ đã trở thành nghề truyền thống ở địa phương ven sông Cầu này, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây.
Huyện Phú Bình ( tỉnh Thái Nguyên) là vùng đất thuần nông ven sông Cầu-nơi nổi tiếng với “lúa, lang, lạc, lợn”. Người dân nơi đây vốn chân chất, thật thà và có những nếp nghĩ, nếp làm đậm chất nông dân.
Tương nếp thơm hàng trăm năm đất Úc Kỳ
Tương nếp Úc Kỳ được coi là đặc sản của người dân xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Theo thời gian hàng trăm năm, nghề làm tương nếp Úc Kỳ đã trở thành nghề truyền thống của người dân địa phương và tương nếp Úc Kỳ ngày càng nức tiếng gần xa.
Chẳng thể nhớ rõ, nghề làm tương nếp ở xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên có từ bao giờ? (Ảnh: Hà Thanh)
Bà Dương Thị Hương (xóm Nam 1, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) tiếp nối và gắn bó với nghề làm tương Úc Kỳ truyền thống của gia đình từ những năm 90 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên phải đến năm 2012, gia đình bà mới bắt đầu chuyển sang làm tương số lượng lớn theo hướng hàng hóa.
Bà Hương chia sẻ: “Chẳng nhớ nghề làm tương có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ thời các cụ đã bắt đầu làm tương rồi. Lúc nhỏ tôi vẫn thường cùng bố mẹ, ông bà nấu gạo, thổi xôi, rang đỗ để làm ra những mẻ tương nếp thơm ngon”.
Gia đình bà Dương Thị Hương đã có truyền thống làm tương từ nhiều năm nay (Ảnh: Hà Thanh)
Bà Hương cho biết, so với tương nếp trước đây các cụ làm, tương nếp Úc Kỳ hiện nay có chất lượng ngon hơn, mẫu mã cũng đẹp hơn.
Có sự khác biệt như vậy là do việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào hết sức kỹ càng nên chất lượng tương quê được đảm bảo.
Bên cạnh đó, ngoài yếu tố kinh nghiệm thì yếu tố kỹ thuật, công nghệ cũng góp phần rất lớn tạo nên chất lượng của tương nếp Úc Kỳ hiện nay.
Tương nếp Úc Kỳ được làm từ 3 nguyên liệu chính là gạo nếp, đỗ tương và muối trắng. Để có được một mẻ tương ngon, trước hết phải lựa chọn được đỗ tương, gạo và muối ngon.
Để làm ra được mẻ tương nếp Úc Kỳ ngon đòi hỏi sự kỳ công trong rất nhiều công đoạn. (Ảnh: Hà Thanh)
Gạo được lựa chọn làm tương phải là loại gạo nếp ngon, đặc biệt là không được lẫn và bị mốc.
Video đang HOT
Sau khi làm sạch, gạo được ngâm nước trong khoảng 12 giờ đồng hồ, rồi vớt ra và đồ xôi ngay. Phải đảm bảo xôi chín kỹ, bởi nếu xôi bị cứng hoặc bị nhão sẽ không lên mốc.
Còn đối với đỗ tương, khi rang và nghiền phải đặc biệt chú ý sao cho vừa chín tới, đạt độ vàng thích hợp. Nếu rang non thì tương sẽ bị chua, còn rang kỹ quá thì màu tương lại bị đen, kém hấp dẫn.
Sau khi chín, xôi nếp được ủ mốc. (Ảnh: Hà Thanh)
Sau khi rang xong, đỗ tương được cho vào chum ngâm. Cho đến khi thấy tương đủ độ ngọt, thơm, người ta lại cho muối, mốc vào và tiếp tục để trong khoảng thời gian 2 tháng trở lên.
Nhìn tương quê đã thấy thèm ăn
Bên cạnh việc lựa chọn nguyên liệu làm tương, muốn ủ được tương ngon còn phải chú ý ủ tương trong chum sành được nung già, không bị rò rỉ.
Mốc tương đạt chất lượng phải có độ vàng óng. (Ảnh: Hà Thanh)
Tương nếp Úc Kỳ được người dân địa phương làm quanh năm, tuy nhiên thời điểm làm tương thích hợp nhất là bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10.
Thời điểm từ tháng 11 đến ra Giêng, thời tiết lạnh và nhiệt độ thấp nên rất khó cho việc làm tương vì tương dễ bị hỏng.
Tương ngon phải được đựng trong chum sành và có màu vàng. (Ảnh: Hà Thanh)
Điểm khác biệt của tương nếp Úc Kỳ so với nhiều nơi khác, đó là hương vị và nguyên liệu làm tương. Tương nếp Úc Kỳ chủ yếu được làm từ gạo nếp Thầu Dầu – đặc sản của chính vùng đất Úc Kỳ.
Ngoài ra, tương nếp Úc Kỳ sau khi làm ra không bị nát mà vẫn còn nguyên hạt, trông rất bắt mắt.
Tương nếp Úc Kỳ vẫn giữ nguyên được hạt nên rất bắt mắt. (Ảnh: Hà Thanh)
Ông Dương Văn Hợi – Chủ tịch Hội Nông dân xã Úc Kỳ cho biết, hiện nay xã Úc Kỳ có khoảng 90 hộ dân làm tương nếp Úc Kỳ, trong đó khoảng 20 hộ sản xuất với quy mô lớn.
Các hộ dân này nằm rải rác ở các xóm trên địa bàn như: Xóm Trại, Làng, Múc, Tân Lập, Ngoài 1, Ngoài 2, Nam 1…
Trung bình mỗi năm, toàn xã xuất bán ra thị trường khoảng 1,5 triệu lít tương nếp Úc Kỳ thành phẩm. Giá bán tương nếp Úc Kỳ ở thời điểm hiện tại từ 20.000 – 25.000 đồng/lít.
Rất nhiều hộ dân trong vùng phát triển nghề làm tương nếp Úc Kỳ truyền thống và có thu nhập ổn định (Ảnh: Hà Thanh)
Làm tương nếp Úc Kỳ mặc dù cho thu nhập không quá cao nhưng tương đối ổn định, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Nghề làm tương nếp Úc Kỳ không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã.
Tương nếp Úc Kỳ được coi là đặc sản của người dân xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: Hà Thanh)
Tháng 7/2015, Úc Kỳ được công nhận là làng nghề tương nếp truyền thống. Từ đó, người làm tương nơi đây đã tích cực tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại ở Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng… nhằm mở rộng thị trường và đưa sản phẩm đi khắp các địa phương trên cả nước.
Năm 2021, tương nếp Úc Kỳ đã vinh dự được UBND tỉnh Thái Nguyên lựa chọn là một trong 27 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh.
Sản phẩm tương nếp Úc Kỳ đã có mặt trên khắp các vùng miền của đất nước. (Ảnh: Hà Thanh)
Đồng thời, trong tháng 10 vừa qua, tương nếp Úc Kỳ đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Tương Úc Kỳ đậm đà vị quê hương”.
Việc được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể sẽ là cơ hội để tương nếp Úc Kỳ vươn xa ra thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người làm tương ở xã Úc Kỳ.
Sở GD-ĐT gửi công văn khuyến khích HS lớp 2 mua sách gần 300 trang về tư tưởng Hồ Chí Minh
Vừa qua, Sở GD-ĐT tỉnh Hoà Bình và Thái Nguyên đã có công văn yêu cầu các trường trên địa bàn 2 tỉnh này trang bị tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cho giáo viên và khuyến khích học sinh từ lớp 2 trở lên mua sách về tham khảo.
Cuộc thi "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức trong những năm qua luôn tạo được hiệu ứng rất tốt cho học sinh, sinh viên và những cán bộ, giáo viên... Cuộc thi là cơ hội để người trẻ trong và ngoài nước nhận thức sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức cách mạng, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao hiểu biết về lịch sử hào hùng của đất nước, chủ quyền quốc gia về biển, đảo Việt Nam, từ đó, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.
Cuộc thi không có gì phải bàn nhưng mới đây, nhiều trường học trên địa bàn 2 tỉnh Hoà Bình và Thái Nguyên đã nhận được công văn của Sở GD-ĐT yêu cầu mua tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Theo đó, Sở GD-ĐT của 2 tỉnh này đã ban hành công văn triển khai, trang bị tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong các nhà trường. Cụ thể, đối với giáo viên: mỗi trường tiểu học, THCS, TH&THCS, THPT, phổ thông Dân tộc nội trú, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, TTGDNN-TTGDTX trang bị cho mỗi giáo viên giảng dạy môn Đạo đức, Giáo dục công dân 1 cuốn.
Văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hòa Bình về việc trang bị tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Đối với học sinh, sinh viên, học viên: Khuyến khích các em học sinh từ lớp 2 tự trang bị mỗi em 1 cuốn để sử dụng trong học tập và tìm hiểu. Cuối mỗi công văn, Sở GD-ĐT 2 tỉnh cũng đính kém mẫu đăng ký mua tài liệu và yêu cầu các trường gửi về Sở GD-ĐT.
Được biết cuốn sách Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh" được in với số lượng 10.000 cuốn, khổ giấy 17x24 cm, gồm 276 trang do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản và giá bán là 85.000 đồng/cuốn.
Việc Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình và Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trang bị cho giáo viên tài liệu và khuyến khích học sinh từ lớp 2 trở lên mua một cuốn sách dày gần 300 trang đang khiến dư luận băn khoăn.
Văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên.
Bởi chương trình GDPT, bậc tiểu học do Bộ GD-ĐT ban hành chỉ yêu cầu "Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật".
Với học sinh lớp 2, mục tiêu cần đạt của chương trình cũng chỉ ở mức học sinh biết đọc trơn từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản. Đọc một số văn bản thông thường, mục lục sách, thời khóa biểu, thông báo đơn giản...
Như vậy, việc trang bị cho học sinh lớp 2 một cuốn tài liệu dày 276 trang trong đó có các nội dung như lịch sử Việt Nam từ 1930 đến nay, nội dung và giá trị tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh, tìm hiểu biển, đảo Việt Nam và Hồ Chí Minh với biển, đảo Việt Nam có phù hợp?
Để làm rõ những thông tin này, phóng viên VOV.VN đã liên hệ với ông Nguyễn Vinh Quang, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT Hòa Bình, ông Quang xác nhận Sở GD-ĐT Hòa Bình có ra văn bản chỉ đạo các trường trang bị tài liệu với nội dung như trên. Theo ông Quang, chỉ đạo này xuất phát từ việc Bộ GD-ĐT có phát động cuộc thi tìm hiểu về phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có kèm theo các danh mục tài liệu tham khảo và có cuốn sách Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh". "Chúng tôi muốn có tài liệu cho học sinh tham khảo tham gia cuộc thi, nên khuyến khích các em mua, còn những em nào không mua cũng sẽ không ép".
Về việc yêu cầu trang bị sách này cho học sinh lớp 2, ông Quang cho hay, tài liệu này đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt cho học sinh phổ thông, trong đó đương nhiên có học sinh tiểu học. "Tài liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh nghe to tát nhưng cuốn sách rất nhẹ nhàng, gọn gàng, rất đẹp, phù hợp chứ không phải không", ông Quang nói.
Ngày 21/9, Sở GD-ĐT Hòa Bình có văn bản gửi các Phòng GD-ĐT cũng như các trường trực thuộc về việc trang bị tài liệu trên. Nhưng đến ngày 6/12, lại có công văn về việc dừng phát thành sách Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh". Công văn này cho biết, Công ty Cổ phần Môi trường và Thiết bị giáo dục Việt Nam - đơn vị phát hành sách- sẽ có trách nhiệm thu hồi và bồi hoàn tiền sách các trường đã mua. Tuy nhiên, văn bản này cũng không nêu rõ lý do đột nhiên thu hồi sách là gì.
Còn theo ông Nguyễn Vinh Quang, việc sách này bị thu hồi có thể do vấn đề bản quyền, song đây là trách nhiệm của Nhà xuất bản và đơn vị phê duyệt sách, Sở GD-ĐT chỉ làm theo văn bản của Bộ GD-ĐT.
Tương tự, trao đổi với VOV.VN, ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Nguyên cũng xác nhận việc Sở này có văn bản gửi tới các trường yêu cầu trang bị tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh" cho giáo viên và khuyến khích học sinh từ lớp 2 đến lớp 9 mua sách.
Ông Thịnh cũng cho biết, Sở GD-ĐT Thái Nguyên quyết định ban hành tài liệu này trong nhà trường là dựa trên danh mục tài liệu được Bộ GD-ĐT phê duyệt, phục vụ cho việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống Hồ Chí Minh. Vì là tài liệu do Bộ GD- ĐT phê duyệt nên Sở yên tâm đưa vào sử dụng trong các nhà trường.
"Tại Thái Nguyên, số nhà trường mua sách này đến nay không nhiều, có khuyến khích mua nhưng học sinh không đăng ký mua. Nhưng gần đây đột nhiên tài liệu này bị thu hồi, chúng tôi đã yêu cầu các trường thu hồi toàn bộ sách không sử dụng".
Tuy nhiên, trước câu hỏi, khi đưa tài liệu này vào nhà trường, Sở GD-ĐT Thái Nguyên có tìm hiểu về nội dung cũng như mức độ phù hợp với từng nhóm học sinh ra sao hay không, ông Thịnh cho biết, khi phê duyệt cũng không nắm rõ. Đến nay khi bộ tài liệu này đã được thu hồi, Sở cũng không biết chính xác lý do thu hồi sách là gì, chỉ biết thông tin sơ qua rằng bị vi phạm bản quyền.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin./.
Tại Công văn của Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên ghi rõ căn cứ để triển khai ban hành tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh" vào trường học là thực hiện Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 07/9/2021 của Bộ GD-ĐT.
Theo Quyết định 2805, Bộ GD-ĐT đã cho phép ban hành tài liệu Hỏi đáp "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Bộ tài liệu để phục vụ mục đích tuyên truyền và đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong học sinh, sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ nói chung.
Tuy nhiên, Quyết định này cũng không chỉ đạo việc sử dụng tài liệu như thế nào, có được phát miễn phí hay các cơ sở giáo dục mua phát cho học sinh, hoặc người có nhu cầu mua phải tự bỏ tiền để mua?...
Nhiều ý kiến cho rằng, cuộc thi về Bác diễn ra bao nhiêu năm nay vẫn có hiệu quả cao với giới trẻ, tại sao trong năm học giữa bộn bề khó khăn do dịch Covid-19 lại ban hành cuốn tài liệu tới 300 trang để bán vào trường học? Trong khi Sở GD-ĐT của các tỉnh có thể hướng dẫn các trường tìm hiểu trên website nào đó các nội dung, thông tin này và để các địa phương chủ động...? Việc tài liệu được in ấn, bán cho các trường và học sinh với giá 85.000 đồng/ cuốn tại thời điểm dịch bệnh diễn biến đã lâu, học sinh phải học trực tuyến, cuộc sống của giáo viên và học sinh đều gặp khó khăn... như thế liệu có phù hợp?
Thái Nguyên: HTX trồng toàn rau sạch, dịch Covid-19 bán vẫn đắt hàng, thậm chí phải từ chối đơn HTX Bình Minh (xóm Náng, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) trồng toàn rau sạch, nên rau vừa được mùa vừa được giá. Rau trồng đến đâu tiêu thụ hết đến đó, dù dịch bệnh vẫn bán đắt hàng. HTX Bình Minh (xóm Náng, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) chuyên trồng và cung cấp các loại...