Thái Nguyên: Phấn đấu là trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TƯ ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 (Nghị quyết 37) .
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 Nguyễn Văn Bình đã gợi mở một số vấn đề để Tỉnh ủy Thái Nguyên tiếp tục đánh giá và bổ sung vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn tiếp theo.
Toàn cảnh TP Thái Nguyên. Ảnh: Internet
Hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết
Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37 do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc cho biết, ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Thông qua đó đã nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về quan điểm chỉ đạo, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Nghị quyết.
Trên cơ sở tình hình thực tiễn tại địa phương, tỉnh đã lồng ghép các nội dung chỉ đạo tại Nghị quyết vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn hằng năm, 5 năm và các chương trình, đề án phát triển lĩnh vực, các dự án đầu tư phát triển sản xuất lớn, các chương trình, đề án về bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho việc lập, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh.
Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; phân công các cấp, các ngành trong tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện; tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết.
Kết quả, Thái Nguyên đã cơ bản hoàn thành, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết. Kinh tế – xã hội tiếp tục phát triển, một số lĩnh vực có sự phát triển bứt phá; hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch hằng năm; văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường; các chính sách xã hội được quan tâm đúng mức; cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư hoàn thiện; diện mạo của tỉnh từ thành thị đến nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, yếu kém như: Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; ngân sách dành cho đầu tư chưa đáp ứng được các nhu cầu triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án, công trình trọng điểm; sản xuất nông nghiệp phát triển chưa thật sự bền vững.
Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đề ra mục tiêu đến năm 2030: Phấn đấu Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp phát triển, là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; tốc độ tăng trưởng GRDP cao hơn mức bình quân chung của cả nước. GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 khoảng 265 triệu đồng (theo giá thực tế). Cơ cấu kinh tế năm 2030: Công nghiệp – Xây dựng – Dịch vụ chiếm trên 90%.
Tạo lập môi trường để kinh tế tư nhân “khởi nghiệp” và phát triển
Phát biểu chỉ đạo, thay mặt Ban chỉ đạo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình đánh giá cao sự chuẩn bị nghiêm túc, công phu, có trách nhiệm của tỉnh.
Trưởng Ban chỉ đạo cũng bày tỏ ấn tượng và đánh giá cao về các kết quả tỉnh Thái Nguyên đạt được trong giai đoạn triển khai thực hiện Nghị quyết 37.
Đánh giá cao sự chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; việc triển khai bài bản của UBND tỉnh trong thực hiện Nghị quyết thể hiện trong một số nội dung như: Chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; công tác quy hoạch đồng bộ, bài bản; chính sách liên kết vùng được triển khai trong phát triển hạ tầng, du lịch, bảo vệ môi trường; chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, bố trí lại dân cư, xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, cũng gợi mở một số vấn đề để Tỉnh ủy Thái Nguyên tiếp tục đánh giá và bổ sung vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn tiếp theo: Cần đánh giá sâu sắc vị trí, vai trò, chức năng của tỉnh với tư cách là “cực tăng trưởng” của vùng, làm rõ hơn quy mô của khu vực FDI trong quy mô nền kinh tế của tỉnh, sự phát triển của kinh tế tư nhân và việc tạo lập môi trường để kinh tế tư nhân “khởi nghiệp” và phát triển trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Cần xác định các ngành chủ lực, các sản phẩm chủ lục (đột phá và mũi nhọn); đồng thời cần nhấn mạnh hơn về chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng dựa nhiều hơn vào đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất. Mạnh dạn đề xuất trở thành trung tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của vùng trên cơ sở lấy Đại học Thái Nguyên làm trụ cột.
Cơ cấu lại nền kinh tế một cách đồng bộ, toàn diện
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Tỏ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khẳng định: Nghị quyết số 37 và Kết luận số 26 của Bộ Chính trị đã thực sự đi vào cuộc sống và trở thành một chủ trương lớn, một định hướng mang tầm chiến lược, một động lực quan trọng làm thay đổi nhiều về kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh và đổi mới theo hướng tích cực. Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cần thống nhất cao về nhận thức xác định địa bàn vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trong đó có tỉnh Thái Nguyên có vị trí chiến lược, cần có sự phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Tiếp tục tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực, sức chiến đấu trong toàn đảng bộ. Huy động tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế một cách đồng bộ, toàn diện; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh; tập trung nguồn lực đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách; các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội.
Nâng cao năng lực quản lý, điều hành xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phát huy lợi thế địa bàn, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân khép kín, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc.
Nhân dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đã tặng Bằng khen cho 23 tập thể, 10 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 37.
Thái Hải
Theo Thanhtra
Thái Nguyên đã có 55 dự án do doanh nghiệp Hà Nội đầu tư
Hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 55 dự án do các DN thành lập tại Hà Nội đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 16.000 tỷ đồng, chiếm 13,35% tổng vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn của DN trong nước, ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/6, tại TP Thái Nguyên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị "Hợp tác - Phát triển", nhằm đánh giá kết quả hợp tác giữa hai tỉnh, TP và thống nhất nội dung hợp tác thời gian tới. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên Bùi Xuân Hòa đồng chủ trì hội nghị.
Tham dự về phía TP Hà Nội còn có: Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản; cùng lãnh đạo các ban của Thành ủy, Ủy ban MTTQ TP... Phía tỉnh Thái Nguyên có lãnh đạo các ban của Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh...
Toàn cảnh Hội nghị
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Xuân Hòa trân trọng cảm ơn đoàn công tác của TP Hà Nội và khẳng định: Tỉnh mong muốn được TP Hà Nội với vị thế trung tâm chính trị, đầu tàu kinh tế của cả nước tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ để Thái Nguyên trở thành một đô thị vệ tinh của Hà Nội; sẽ vừa tạo điều kiện cho Thái Nguyên phát triển trong những năm tiếp theo để thực hiện được lời Bác Hồ dạy trong những lần về thăm tỉnh, vừa giảm áp lực về xã hội cho Hà Nội.
Đại diện TP Hà Nội đánh giá kết quả hợp tác, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Vũ Duy Tuấn cho biết: Thực hiện các nội dung hợp tác giữa hai địa phương đạt được những kết quả quan trọng, phù hợp thế mạnh mỗi địa phương, đóng góp tích cực vào phát triển chung vùng Thủ đô và cả nước. Trong đó, đã phối hợp thực hiện tốt Chương trình kết nối sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên vào hệ thống phân phối tại Hà Nội; hàng tháng, thực hiện rà soát, cập nhật danh sách cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn có thế mạnh trong tỉnh với thị trường Hà Nội; đến nay đã có 43 cơ sở với 44 chuỗi sản phẩm an toàn được kết nối với Hà Nội và các tỉnh khác.
Đáng chú ý, nhằm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ DN, hiện trên địa bàn tỉnh đã có 55 dự án do các DN thành lập tại Hà Nội đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 16.000 tỷ đồng, chiếm 13,35% tổng vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn của DN trong nước, ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, còn có nhiều DN có chủ sở hữu là cá nhân từ TP Hà Nội đến thành lập DN tại Thái Nguyên và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư khá hiệu quả. Ngoài các dự án đầu tư đã triển khai, sau hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên tháng 7/2018, đã có 22 dự án của 11 nhà đầu tư từ Hà Nội đăng ký đầu tư tại Thái Nguyên thời gian tới.
Về kết nối giao thông, Bộ GTVT đã giao các địa phương từng bước triển khai đầu tư dự án đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội, hiện tỉnh Thái Nguyên đang triển khai trước dự án đường Vành đai 5 Thủ đô Hà Nội đoạn đi Đại Lộ Đông-Tây (thị xã Phổ Yên) dài gần 10km với tổng đầu tư trên 966,4 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực văn hóa-thể thao-du lịch, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn Đèo De (xã Phú Đình, huyện Định Hóa) hoàn thành năm 2005 là món quà Đảng bộ và Nhân dân TP Hà Nội tặng Đảng bộ và Nhân dân Thái Nguyên, luôn là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Với tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội", TP Hà Nội cũng đã quan tâm hỗ trợ Thái Nguyên xây dựng một số công trình có ý nghĩa.
Tuy nhiên, đại diện TP nhận định, hoạt động hợp tác giữa hai địa phương chưa tương xứng và khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên; với hình thức hợp tác chưa chuyển mạnh sang thực hiện dự án, đề án cụ thể. Vì vậy, nhằm phát huy thế mạnh của mỗi địa phương và vai trò của từng địa phương trong Vùng Thủ đô, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác toàn diện. Trong đó, chú trọng chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền ở đô thị và nông thôn; trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND các cấp, công tác lập quy hoạch tỉnh, TP thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045... Hai bên cũng sẽ tổ chức các hội nghị đầu tư giữa các DN tại Thái Nguyên với các DN tại Hà Nội.
Về giao thông vận tải, hai bên phối hợp kiến nghị Bộ GTVT tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh QL3 mới Hà Nội-Thái Nguyên, đoạn qua địa phận tỉnh Thái Nguyên đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc như đoạn qua địa phận Hà Nội; phối hợp thống nhất kế hoạch triển khai đầu tư hoàn chỉnh toàn tuyến Vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội theo quy hoạch đã duyệt. Với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tiếp tục phối hợp thực hiện các chương trình liên kết, thúc đẩy quan hệ hợp tác nhằm hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn, đặc biệt sản phẩm chè, chăn nuôi.
Để tổ chức thực hiện, mỗi địa phương sẽ phân công một phó chủ tịch UBND TP/tỉnh trực tiếp chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc các cơ quan chức năng thống nhất chương trình, cụ thể hóa nội dung hợp tác; giao Sở KH&ĐT của hai địa phương là cơ quan thường trực để triển khai thực hiện.
Lạng Sơn cần tập trung phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn ngày 14/1/2019. Báo cáo tình hình kết quả, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ...