Thái Nguyên: Nuôi loài thú ngày ngủ li bì, tối dậy mò ăn, bán làm thịt đặc sản gần 10 triệu/con
Với suy nghĩ “nuôi con gì lạ sẽ cho lợi nhuận cao hơn”, anh Nguyễn Bá Kiên (xã Đắc Sơn, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) đã thử nghiệm nuôi cầy hương.
Khi cầy hương đạt trọng lượng hơn 4 kg/con, anh sẽ bán thương phẩm với giá khoảng 2 triệu đồng/kg.
Trước đây, anh Nguyễn Bá Kiên đầu tư trang trại để trồng nấm, nhưng do không hiệu quả nên anh đã nghiên cứu mô hình kinh tế mới.
Cuối năm 2017, đầu năm 2018, anh Kiên quyết định thử nghiệm một mô hình kinh tế mới lạ với suy nghĩ “nuôi con gì lạ sẽ cho lợi nhuận cao hơn”. Sau khi tham quan mô hình ở nhiều nơi, anh quyết định nuôi cầy hương vì nhận thấy nguồn lợi kinh tế mà mô hình mang lại cao hơn hẳn.
Anh Kiên nhận thấy mô hình nuôi cầy hương mang lại hiệu quả kinh tế cao lại ít rủi ro. (Ảnh: Hà Thanh)
Ban đầu, anh Kiên mua 10 đôi cầy hương giống từ một số tỉnh như Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang với giá 10-15 triệu đồng/đôi. Sau một thời gian nuôi hiệu quả, anh quyết định đầu tư thêm số lượng con giống và mở rộng diện tích chuồng trại.
Tuy nhiên, khi mới bắt tay vào nuôi cầy hương, anh Kiên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Đó là chi phí đầu tư ban đầu cho việc mua cầy hương giống tương đối lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi cầy hương…
Anh Kiên hiện đang có 35 cặp cầy hương bố mẹ và 30 con cầy hương hậu bị. (Ảnh: Hà Thanh)
Anh Kiên cho biết, anh chủ yếu tự mày mò cách nuôi cầy hương, kỹ thuật nuôi cầy hương, chăm sóc và tìm hiểu nguồn thức ăn cho cầy hương.
Theo anh Kiên, điều quan trọng khi mua cầy hương giống là phải nhận diện được thể trạng cầy hương giống.
Cầy hương chủ yếu bị hai loại bệnh chính là tiêu chảy và bỏ ăn. Hai bệnh này thường xảy ra khi thời tiết giao mùa.
Do đó, theo anh Kiên, khi nuôi cầy hương cần kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn đầu vào và kết hợp cho ăn men tiêu hóa.
Hiện nay, anh Kiên nuôi cầy hương chủ yếu bằng hoa quả gồm chuối chín và mít. Ngoài ra, anh có bổ sung thêm lượng nhỏ tinh bột và phụ phẩm khác.
Anh Kiên cho biết, cầy hương là loài động vật sống hoang dã ngoài thiên nhiên. Cầy hương hoạt động chủ yếu vào ban đêm, còn ban ngày dành phần lớn thời gian để ngủ. Do vậy cầy hương ăn rất ít vào ban ngày.
Hiểu được tập tính của loài cầy hương, mỗi ngày, anh Kiên chỉ cho cầy hương ăn hai bữa gồm bữa phụ vào buổi sáng và bữa chính vào buổi tối.
Chi phí thức ăn cho cầy hương tương đối ít, tính trung bình chỉ khoảng 1 triệu đồng/con/năm.
Cầy hương chủ yếu hoạt động về ban đêm và ngủ vào ban ngày. (Ảnh: Hà Thanh)
Ngoài nuôi cầy hương thương phẩm cung cấp cho các nhà hàng, anh Kiên còn nuôi cầy hương bố mẹ để sinh sản.
Thông thường khoảng sau 1 năm tuổi, khi cầy hương đạt trọng lượng khoảng hơn 4kg sẽ bắt đầu sinh sản. Mỗi năm, cầy hương mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2 – 5 con.
Thời điểm được lựa chọn để ghép đôi giữa cầy hương đực và cầy hương cái là từ tháng Giêng đến tháng 7 hằng năm.
Một con cầy hương đực thường sẽ được ghép đôi với 3 con cầy hương cái để đảm bảo sức khỏe cho con đực.
Đặc điểm nhận biết khi con cầy hương cái đến thời kỳ sinh sản đó là bộ phận sinh dục có màu hồng đỏ. Sau khoảng 3 – 4 ngày ghép đôi, người nuôi sẽ tách con cầy hương đực.
Sau 2 tháng mang thai, cầy hương cái sẽ sinh nở. Đối với lứa đầu của năm, sau 40 – 45 ngày tuổi, cầy hương con được tách ra khỏi mẹ để con mẹ nhanh động dục và bước vào kỳ sinh sản tiếp theo.
Đến lứa thứ hai thì người nuôi để con cầy hương non ở với mẹ trong khoảng 60 ngày mới tiến hành tách con.
Anh Kiên sẽ lựa chọn những con cầy hương đạt để nuôi khoảng 5 – 6 tháng rồi bán giống với trọng lượng khoảng 3kg. Những con cầy hương còn lại sẽ được nuôi tiếp đến khi đạt trọng lượng khoảng hơn 4kg thì bán thịt với giá 2 triệu đồng/kg.
Mỗi con cầy hương được nhốt riêng biệt để tiện cho việc chăm sóc. (Ảnh: Hà Thanh)
Anh Kiên cho biết, trung bình một con cầy hương trưởng thành sẽ có trọng lượng tối đa khoảng 8-10kg, có con cầy hương đực trọng lượng tới 12kg. Thời gian sinh sản của con cầy hương cái kéo dài khoảng 10 năm.
Kích thước chuồng nuôi được anh Kiên thiết kế thuận tiện cho việc chăm sóc và vệ sinh (Ảnh: Hà Thanh)
Hiện tại, với diện tích khoảng 200m 2 trang trại, anh Kiên đang có tổng cộng 100 con cầy hương, gồm 35 cặp cầy hương bố mẹ và 30 con cầy hương hậu bị.
Phân cầy hương được anh Kiên rắc vôi bột và men vi sinh nên không gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Hà Thanh)
Sắp tới anh Nguyễn Bá Kiên (xóm Bến 2, xã Đắc Sơn, TX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) dự định sẽ mở rộng thêm quy mô diện tích chuồng nuôi cầy hương lên 400m 2 để vào thêm giống mới.
Kích thước chuồng nuôi cầy hương có chiều dài 1m, chiều rộng 70cm và chiều cao 1,2m, được chia làm 2 ngăn để tiện cho việc chăm sóc và vệ sinh.
Mặt sàn của chuồng nuôi cầy hương làm bằng các thanh gỗ phẳng, khoảng cách giữa các thanh ghép cách nhau từ 1,5 – 2cm.
Nuôi cầy hương có ưu điểm không gây ô nhiễm môi trường, do phân được xử lý bằng cách rắc vôi bột, men vi sinh và để khô, sau đó được tận dụng để bón cho cây trồng.
Để tránh lây bệnh và thuận lợi cho việc chăm sóc cầy hương, anh Kiên nuôi riêng lẻ mỗi con một chuồng và có hồ sơ quản lý cụ thể, theo dõi sát sao sức khỏe của cầy hương.
Sau nhiều năm nuôi thành công cầy hương, hiện anh Kiên bán cầy hương giống với giá từ 15 – 25 triệu đồng/cặp tùy theo trọng lượng, độ tuổi của con giống. Còn cầy hương thương phẩm được anh bán với giá 2 triệu đồng/kg.
Dù giá cầy hương giống và giá cầy hương thương phẩm cao, nhưng anh Kiên vẫn không đủ hàng mà bán.
Nhờ nuôi cầy hương, sau khi trừ đi tất cả các chi phí, anh Kiên thu về gần 1 tỷ đồng/năm.
17 địa phương triển khai hỗ trợ tiền người dân khó khăn vì Covid-19
Đến nay đã có 17 tỉnh, TP ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện hỗ trợ tiền người dân khó khăn vì Covid-19 .
Ngày 16.7, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, sau hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết (NQ) số 68/NQ-CP hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19, đến nay đã có 17 tỉnh, TP ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện NQ68 và Quyết định (QĐ) số 23/2021/QĐ-TTg, gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ và Cà Mau. Các địa phương khác đang hoàn thiện văn bản trình UBND cấp tỉnh, TP phê duyệt.
Sáng 17.7: Có 2.106 ca Covid-19, TP.HCM nhiều nhất với 1.769 ca
Một số địa phương đã tổ chức hội nghị trực tuyến thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác và tổ thẩm định để triển khai thực hiện.
Như Trà Vinh dự kiến hỗ trợ 6,4 tỉ đồng cho 7.131 người bán lẻ vé số từ nguồn kinh phí của Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Trà Vinh với mức 60.000 đồng/người/ngày trong 15 ngày, kể từ ngày 9.7. Đà Nẵng dự kiến hỗ trợ 43,5 tỉ đồng cho 29.018 lao động tự do, 1,38 tỉ đồng cho 4.687 hướng dẫn viên du lịch và 768 triệu đồng cho 256 hộ kinh doanh tại chợ đêm. Đặc biệt, một số tỉnh, thành đã bắt đầu thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động tự do (NLĐTD) và đặc thù. Trong đó, TP.HCM đã hoàn tất việc chi trả hỗ trợ 1,5 triệu đồng cho 212.000/230.000 NLĐTD với tổng số tiền khoảng 330 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 95%.
"TP.HCM chưa chi trả được cho khoảng 10.000 NLĐTD còn lại vì họ về quê tránh dịch hoặc ở trong khu phong tỏa, bị cách ly tập trung. Các đơn vị sẽ chuẩn bị sẵn tiền và tìm mọi cách để chi trả cho người dân", ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho hay và thông tin: Trong tháng 7.2021, TP.HCM tiếp tục chi hỗ trợ cho hai đối tượng gồm người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tối 22/5, 73 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước Bộ Y tế cho biết, tối 22/5 cả nước ghi nhận 73 ca Covid-19 tại 8 tỉnh thành, trong đó Bắc Giang có số mắc mới cao nhất, 39 trường hợp. Tính từ 12h đến 18h ngày 22/5 có 73 ca mắc mới (BN5014-5086), đều là các ca ghi nhận trong nước, trong đó tại Bắc Giang (39), Bắc Ninh (25), Lạng Sơn...