Thái Nguyên mở tất cả dịch vụ kinh doanh, Hòa Bình “bình thường mới”
Sau khi xác định dịch trên địa bàn đạt cấp độ 1, UBND tỉnh Thái Nguyên đã cho mở lại tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; người dân tỉnh Hòa Bình cũng được trở về cuộc sống “bình thường mới”
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Xuân Trường vừa ký, ban hành văn bản gửi các Sở, ngành, cơ quan liên quan về việc thực hiện biện pháp thích ứng, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn.
Thái Nguyên mở lại tất cả các hoạt động kinh doanh, dịch vụ
Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP, Quyết định số 4800/QĐ-BYT và tình hình thực tế tại địa phương, tỉnh Thái Nguyên và các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn được xác định ở cấp độ 1 tương ứng với màu xanh.
Vì vậy, từ ngày 19/10, tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch.
Cụ thể, 100% cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh phải tạo mã QR điểm khai báo y tế để quản lý thông tin khách hàng và phục vụ công tác truy vết khi cần thiết; duy trì xét nghiệm định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp.
Từ ngày 19/10, tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới (Ảnh: Xuân Huy).
Các đơn vị, tổ chức chỉ tuyển dụng người lao động từ vùng được đánh giá nguy cơ cấp độ 1, cấp độ 2 vào làm việc tại tỉnh; tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động trước khi vào tỉnh, bố trí xe đưa đón đảm bảo nguyên tắc “một cung đường hai điểm đến”…
Video đang HOT
Đối với các sự kiện, hội nghị tập trung đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện phải xin ý kiến địa phương theo phân cấp. Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức trở lại, thực hiện nghiêm thông điệp 5K; khi tổ chức tập trung đông người phải được sự đồng ý của chính quyền sở tại…
Riêng hoạt động giáo dục, đào tạo, Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ tình hình thực tế và cấp độ dịch tại địa phương để quyết định việc học trực tiếp hoặc trực tuyến.
Tỉnh Thái Nguyên yêu cầu đối với người từ vùng được đánh giá nguy cơ cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 thì không áp dụng biện pháp cách ly và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 khi ra, vào tỉnh; tự theo dõi sức khỏe và khi có dấu hiệu bất thường (ho, sốt, khó thở…) phải thông báo cho cơ quan y tế và lấy mẫu xét nghiệm, áp dụng biện pháp cách ly phù hợp.
Các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3 sẽ phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2.
Đối với người ở vùng nguy cơ cấp độ 4, vùng đang thực hiện cách ly y tế, vùng phong tỏa hoặc đang là F1 nếu đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng khi đến Thái Nguyên phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú trong 7 ngày; hạn chế tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm vào ngày đầu tiên đến tỉnh Thái Nguyên và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Với trường hợp người thuộc 4 nhóm nêu trên nhưng chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 thì thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú trong 7 ngày; tiếp tục theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo và lấy xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7. Trường hợp người chưa tiêm vaccine thì thực hiện cách ly tập trung 14 ngày và tiếp tục theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo…
Căn cứ quy định hiện hành và tình hình thực tiễn về diễn biến dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế…. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã điều chỉnh cấp độ dịch và quyết định các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Hòa Bình chính thức “bình thường mới”
Ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình vừa ký ban hành quyết định về việc công bố mức độ dịch Covid-19 hiện tại trên địa bàn tỉnh.
Theo quyết định, mức độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay là cấp độ 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới), tương ứng với màu xanh.
Người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được tiêm vaccine phòng Covid-19 (Ảnh: Báo Hòa Bình).
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình cho biết, trong ngày 18/10 trên địa bàn tỉnh không có ca bệnh Covid-19 mới. Toàn tỉnh chỉ còn 3 trường hợp đang điều trị Covid-19.
Hòa Bình hiện nay đã tiêm vaccine cho 405.671 người. Trong đó, 349.844 người được tiêm một mũi vaccine; 55.827 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Trước nguy cơ dịch Covid-19 tại các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Hà Nam, Sơn La có thể lây nhiễm sang, tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các chốt kiểm soát dịch vùng giáp ranh, ngành y tế cũng như các cơ quan cảnh giác cao độ, chủ động ứng phó, ngăn chặn dịch Covid-19 để giữ vững được kết quả chống dịch thời gian qua.
Mức độ dịch của toàn tỉnh Hòa Bình công bố ngày 18/10.
Nghị quyết 128/NQ-CP quy định phân loại cấp độ dịch theo 4 cấp: Cấp 1 – nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2 – nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3 – nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4 – nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Với việc công bố cấp độ dịch ở cấp độ 1, người dân tại tỉnh Hòa Bình chính thức được trở về trạng thái “bình thường mới”. Các hoạt động đời sống, sinh hoạt trở lại bình thường, người dân cần tuân thủ 5K, tuân thủ về các điều kiện đi lại giữa các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau…
Đề phòng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại 8 tỉnh phía Bắc
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 21 giờ 30 ngày 5/9 đến 3 giờ 30 ngày 6/9, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 10-15mm, có nơi trên 60mm.
Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng vùng trũng tại khu vực Bắc Bộ từ ngày 5-6/9. Ảnh minh họa: TTXVN
Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng vùng trũng tại các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Quảng Ninh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi. Lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá.
Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như: Mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất, đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất... Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét để đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền. Trên biển, hiện rãnh áp thấp có trục qua khu vực Trung Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với gió mùa Tây Nam cường độ trung bình, trong đêm 5 và ngày 6/9 Vịnh Bắc Bộ, khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, trước tình hình gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên các vùng biển phía Nam, các cơ quan chức năng cần thông báo cho các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến trên để chủ động phòng tránh, bảo đảm an toàn và có kế hoạch sản xuất phù hợp; duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống...
Các chuyên gia khuyến cáo ngư dân và các thuyền viên cần thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, áp thấp nhiệt đới thì tùy thuộc vào vị trí của tàu, thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới mà kịp thời cho tàu, thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.
Ngư dân và các thuyền viên cần điều khiển tàu, thuyền tránh xa vùng bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng đi tới. Nếu tàu, thuyền đang nằm ở phía bên phải hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới, phải cho tàu thuyền chạy ngược gió, gió thổi lệch mũi trước mạn phải, góc lệch lớn hay nhỏ tùy thuộc vào sức đẩy của tàu thuyền, tức là chạy về hướng Bắc - Đông Bắc. Nếu tàu, thuyền đang nằm ở phía bên trái hoặc ở ngay trên đường bão, áp thấp nhiệt đới đang di chuyển tới cần cho tàu, thuyền chạy xuôi gió, gió thổi vào đuôi tàu thuyền từ mạn phải, tức là chạy về hướng Nam - Tây Nam.
Bên cạnh đó, ngư dân và các thuyền viên cần chú ý khi điều khiển tàu, thuyền tránh bão, áp thấp nhiệt đới trên biển phải luôn luôn giữ cho tàu, thuyền cách tâm bão, áp thấp nhiệt đới một khoảng tối thiểu từ 350 đến 400 km - khoảng 200 hải lý. Khi không thể tránh xa vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới mà lọt vào vùng gió bão, áp thấp nhiệt đới, người điều khiển phương tiện phải bình tĩnh, tập trung mọi khả năng đưa tàu, thuyền nhanh chóng thoát ra khỏi vùng bão, áp thấp nhiệt đới.
Đổ tường trong cơn dông đè bẹp ôtô, Bắc và Bắc Trung Bộ mưa lớn trong 2 ngày Bức tường trên tầng 3 ở trụ sở Công an phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên đổ trong cơn mưa dông, đè bẹp ôtô - Ảnh: M.TÂM Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm hôm qua và sáng sớm nay (1-8), ở Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác...