Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên trên cả nước có Ngày chuyển đổi số
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã ký Quyết định về Ngày chuyển đổi số. Thái Nguyên tiên phong lấy ngày 31/12 hàng năm là Ngày chuyển đổi số của tỉnh.
Thái Nguyên phấn đấu trở thành địa phương đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số. Ảnh minh họa.
Thái Nguyên trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước có Ngày chuyển đổi số. Lý do chọn ngày 31/12 là để kỷ niệm ngày Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Việc công bố Ngày chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế của tỉnh.
Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên cho hay, việc lựa chọn và công bố Ngày chuyển đổi số không chỉ thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương mà còn là sự kiện quan trọng để ghi dấu ấn, nhằm đánh giá, nhìn nhận kết quả chuyển đổi số của tỉnh qua từng năm.
Tỉnh Thái Nguyên quyết định lấy ngày 31/12 hàng năm là Ngày chuyển đổi số.
Mới đây, chia sẻ với phóng viên VietTimes trong cuộc phỏng vấn về chiến lược chuyển đổi số của Thái Nguyên, bà Nguyễn Thanh Hải – Bí thư Tỉnh ủy – khẳng định: “Chuyển đổi số là xu hướng phát triển mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cấp, các ngành, các địa phương, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội”.
Video đang HOT
Bà Hải nhận định rằng, hiện nay quy mô kinh tế số tại Thái Nguyên còn nhỏ. Việc chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức cả về kinh tế và xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó là cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin thấp, số doanh nghiệp công nghệ thông tin phục vụ quá trình chuyển đổi số chưa nhiều.
Từ thực tiễn địa phương, Thái Nguyên xác định cần chủ động trong chuyển đổi số để tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nghị quyết đầu tiên trong chương trình công tác của BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ mới chính là Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Cụ thể, Nghị quyết được Ban chấp hành Đảng bộ Thái Nguyên thông qua vào ngày 31/12/2020 vừa qua, với mục tiêu phấn đấu đưa tỉnh trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố và năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Chia sẻ về những giải pháp cụ thể, bà Nguyễn Thanh Hải cho biết, tỉnh đã tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
“Thái Nguyên sẽ xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 700 doanh nghiệp số. Cùng với đó, tỉnh cũng quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin; xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao; phấn đấu đến năm 2025 phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại di động thông minh” – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu xây dựng chính quyền số, hình thành các đô thị thông minh là thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên; triển khai cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào năm 2025 trên thiết bị di động thông minh. Đồng thời, tỉnh thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.
4 tỉnh ở miền Bắc có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là những tỉnh nào?
Tại hội nghị đánh giá Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 các tỉnh khu vực phía Bắc được tổ chức tại Thái Nguyên vừa qua thì miền Bắc có tới 4/5 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn.
4/5 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn.
Trong những năm qua, các tỉnh khu vực phía Bắc đã tập trung triển khai thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), trở thành khu vực triển khai Chương trình OCOP hiệu quả và đồng bộ nhất cả nước.
Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 vừa phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội nghị đánh giá Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 các tỉnh khu vực phía Bắc.
Hỗ trợ, kết nối các sản phẩm OCOP
Theo báo cáo kết quả Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, tính đến tháng 10/2020, đã có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm. Đã có trên 2.160 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao trở lên.
Sản phẩm OCOP khăn lụa tơ sen của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội) được nhiều người ưa thích. Ảnh: Ngọc Mai
Trong giai đoạn 2021-2025, Chương trình OCOP sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi ích và điều kiện địa phương; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung-cầu cho sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP...
Đối với khu vực miền Bắc đã có 22/25 tỉnh tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Số lượng sản phẩm được đánh giá cao, phân hạng là 1.209 sản phẩm, chiếm 55,74% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. 4/5 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn. Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm thế mạnh của từng địa phương.
Điểm đáng chú ý, trong những năm qua, các tỉnh khu vực phía Bắc đã tập trung triển khai thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, trở thành khu vực triển khai Chương trình OCOP hiệu quả và đồng bộ nhất cả nước.
Với hơn 300 sản phẩm được "gắn sao" OCOP, Hà Nội là 1 trong những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước. Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh văn phòng thường trực điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết: Riêng năm 2020, thành phố phấn đấu đánh giá, phân hạng khoảng 700 sản phẩm OCOP, đây là sự cố gắng nỗ lực lớn để đạt mục tiêu đề ra đến hết năm 2020, thành phố đánh giá, phân hạng 1.000 sản phẩm.
Đến nay, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm TP.Hà Nội đã tiến hành đánh giá lần 1 đối với 12 quận, huyện, thị xã với 358 sản phẩm OCOP đủ điều kiện từ 3 sao trở lên. Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2020, thành phố có thêm ít nhất khoảng 700 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng, đạt mục tiêu theo Quyết định số 3629 ngày 8/7/2019 của UBND thành phố là có 1.000 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng.
Theo ông Chí, điểm sáng tạo nổi bật của Hà Nội là trong 2 năm qua (2019-2020), ngành nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ, kết nối các sản phẩm OCOP. "Thông qua các chương trình trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương, Hà Nội không chỉ tôn vinh các chủ thể có sản phẩm được thành phố công nhận, cấp sao sản phẩm, mà còn hỗ trợ các hộ sản xuất, các doanh nghiệp nắm được thông tin thị trường, sản xuất theo đúng nhu cầu thị trường" - ông Chí thông tin.
Nâng thu nhập người dân
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, nhiều vùng, địa phương đã phát huy các lợi thế theo nhóm sản phẩm OCOP như: Các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng, khu vực miền núi phía Bắc... Từng bước hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP, đặc biệt là sự tham gia của các HTX, doanh nghiệp. Trong đó, tỷ lệ các chủ thể là các HTX ở nhiều vùng núi phía Bắc chiếm tỷ lệ cao, với 41% chủ thể là HTX OCOP của cả nước.
Bắc Kạn là một trong những địa phương ở miền núi phía Bắc thực hiện tốt Chương trình OCOP với hàng trăm tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất hưởng ứng tham gia. Đặc biệt quá trình triển khai OCOP, đã có nhiều HTX kiểu mới ra đời, nhiều cơ sở sản xuất, tổ sản xuất được hình thành, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại khu vực nông thôn. Các sản phẩm OCOP không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước, mà còn được đưa ra thị trường nước ngoài và được đón nhận.
Có thể kể đến những HTX, cơ sơ sản xuất tiêu biểu, có tiếng ở Bắc Kạn như: HTX miến dong Tài Hoan (xuất khẩu sản phẩm miến dong sang châu Âu), HTX nghệ Tân Thành (xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản), cơ sở sản xuất chân giò hầm tại huyện Chợ Đồn (mỗi tháng xuất bán khoảng 1.000 chiếc chân giò hầm ra thị trường)...
Giám đốc HTX miến dong Tài Hoan Nguyễn Thị Hoan cho biết, vào thời điểm năm 2018, HTX tham gia Chương trình OCOP và được công nhận sản phẩm 4 sao. Năm 2020 đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá sản phẩm OCOP quốc gia - tiềm năng đặt 5 sao. Vừa qua, sản phẩm miến dong của HTXđã được xuất khẩu sang Cộng hòa Séc với số lượng ban đầu khoảng 5,3 tấn.
Sản lượng tiêu thụ miến dong Tài Hoan ngày càng tăng, từ năm 2018 - 2019 tăng từ 100 tấn lên 200 tấn. Từ nguồn khách hàng, thị trường ổn định, HTX đã chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ dong riềng cho các hộ dân các xã trên địa bàn huyện, tạo điều kiện tiêu thụ thuận lợi và góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Tăng cường trách nhiệm, hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị Thực hiện lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận và Quyết định số 290 của Bộ Chính trị (khóa X) về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị . Quy chế số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, những năm qua, nhận thức của cấp ủy Đảng và các tổ chức trong hệ thống...