Thái Nguyên là điểm sáng trong thực hiện chính sách chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chiều tối 1-10, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội đã gặp mặt các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn tỉnh Thái Nguyên nhân dịp các cháu về Thủ đô tham quan, báo công dâng Bác và nhận học bổng của chương trình “Chắp cánh ước mơ, tiếp sức em tới trường”.
Cùng dự có Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải; lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, tỉnh Thái Nguyên; đại diện Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng 50 cháu thiếu nhi học giỏi có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của tỉnh Thái Nguyên.
Báo cáo với Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Dương Văn Lượng cho biết, Thái Nguyên hiện có 310.604 trẻ em. Trong đó, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 3.418 em; số trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là 29.716 em. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp đạt 90,5%…
Đồng chí Tòng Thị Phóng nói chuyện tại buổi gặp mặt.
Theo Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam Lương Phan Cừ, nhiều năm qua, hội đã vận động được hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Riêng trong năm 2019, hội vận động được 624 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2020 vận động được 292 tỷ đồng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây nhiều khó khăn cho kinh tế-xã hội. Từ nguồn vận động này, hội đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình, dự án trợ giúp cho hàng triệu người khuyết tật, trẻ mồ côi, người yếu thế vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với những thành tích đã đạt được, hội đã vinh dự được 4 lần Nhà nước tặng thưởng các huân chương cao quý.
Video đang HOT
Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng hoan nghênh Hội Bảo trợ trẻ khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình hoạt động có ý nghĩa; mong hội tiếp tục truyền thống hoạt động, hướng về những nơi khó khăn, vùng cao, biên giới, hải đảo, góp phần thiết thực thực hiện lời dạy của Bác Hồ, sao cho mọi người, mọi gia đình, mọi cháu thiếu nhi ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Đồng chí Tòng Thị Phóng nói chuyện với các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Đồng chí Tòng Thị Phóng đánh giá, Thái Nguyên là tỉnh đang phát triển với tốc độ nhanh, bền vững và là điểm sáng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần cùng cả nước thực hiện cam kết trong Liên hợp quốc “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Đồng chí Tòng Thị Phóng mong các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và trên cả nước nói chung tiếp tục vượt qua hoàn cảnh, tiếp tục đạt nhiều thành tích tốt hơn nữa trong học tập, cùng giữ vững phong trào thi đua học tập tốt ở trường, lớp.
Nhân dịp này, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên khởi động phong trào hướng về cơ sở, chăm lo trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em thuộc gia đình chính sách và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để “không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”.
Bế mạc phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 18-9, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc.
Toàn cảnh phiên họp.
Phát biểu bế mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, sau 6,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết thúc phiên họp thứ 48 và hoàn thành khối lượng công việc lớn. "Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào 5 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới", đồng chí Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, sau phiên họp, Chính phủ, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội và các cơ quan liên quan khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện các nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ mười, khẩn trương gửi tài liệu đến các đại biểu Quốc hội và hoàn chỉnh các dự thảo nghị quyết để ban hành.
Đồng chí Tòng Thị Phóng lưu ý, tại phiên họp thứ 48 còn có nhiều nội dung gửi chậm hồ sơ, tài liệu. Do đó, các cơ quan cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, đẩy nhanh tiến độ, phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị tốt cho phiên họp thứ 49 sắp tới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đặc biệt là bảo đảm tốt công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV.
* Trước đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất, kinh doanh trong năm 2020.
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, trên cơ sở số liệu kê khai của khoảng 4.000 công trình từ các doanh nghiệp đã có giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước, ước tính số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước năm 2020 là khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, việc miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ tạo được chính sách để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước phục hồi sản xuất, kinh doanh sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.
Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội lại cho rằng, ba đối tượng được hỗ trợ là thủy điện; khai thác nước để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt; khai thác nước dưới đất để phục vụ sản xuất, chăn nuôi có phần trùng lặp với các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch đã được triển khai trước đó.
Bên cạnh đó, việc miễn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ không thực sự tác động đến người dân, mà chủ yếu có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang làm ăn, kinh doanh có lãi. Đồng thời, nguồn thu từ cấp quyền khai thác tài nguyên nước là nguồn thu quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của một số địa phương miền núi đang nhận trợ cấp của ngân sách trung ương.
Trên cơ sở đó, kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa trình nghị quyết trên ra Quốc hội. Quá trình thực hiện, nếu thực sự cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét sau.
Trao Huân chương Lao động cho các cán bộ lãnh đạo Quốc hội Sáng 19/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ trao Huân chương Lao động tặng các cán bộ lãnh đạo Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho các cán bộ lãnh đạo Quốc hội. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN) Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội...