Thái Nguyên: Cô giáo bỏ nghề “trồng người”, về quê trồng “rừng” hoa hồng trong mơ
Mặc dù đang giảng dạy ở một trường Cao đẳng tại tỉnh Thái Nguyên nhưng cô giáo Phạm Thị Hồng Nga bỏ nghề “trồng người” để về trồng “rừng” hoa hồng như trong mơ, khiến bao người mê mẩn.
Sau nhiều năm gắn bò với nghề giáo viên, chị Phạm Thị Hồng Nga (SN 1978, trú tại phường Đồng Quang, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã quyết định xin thôi việc, ở nhà chuyên tâm thực hiện niềm đam mê trồng hoa hồng.
Từ niềm đam mê ấy, chị Nga đã trồng vườn hoa hồng cổ Sapa mang tên UniRose Farm tại xóm Cây Thị, xã Thịnh Đức, TP.Thái Nguyên với diện tích gần 10.000m2.
Vườn hoa hồng có diện tích gần 10.000m2 của chị Phạm Thị Hồng Nga ở xóm Cây Thị, xã Thịnh Đức, TP.Thái Nguyên
Vườn hoa hồng của chị Nga hiện tại chủ yếu trồng hồng cổ Sapa và một số loại như hồng nhung, hồng đào, hồng bạch…
Đến vườn hồng của chị Nga, đâu đâu cũng là hoa hồng đang khoe sắc. Hồng cổ Sapa, hồng nhung, hồng bạch, hồng đào…với tổng cộng hơn 20.000 gốc hồng tỏa ngát hương thơm trong không gian gần 10.000m2.
Với trang trại hoa hồng cổ này, chị Nga không chỉ bán hoa hồng tươi và bán hoa hồng giống mà còn phát triển du lịch sinh thái tại đây. Nhiều du khách đến trang trại du lịch đã mua những gốc hồng cổ với giá lên tới hàng chục triệu đồng.
Tuy nhiên, theo chị Nga, sản phẩm quan trọng nhất của UniRose Farm là nước hoa hồng được chị sản xuất từ chưng cất tinh dầu hoa hồng.
Nước hoa hồng là sản phẩm không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da của các bạn gái, có tác dụng làm sạch da, se khít lỗ chân lông, cân bằng độ pH cho da, cấp ẩm…
Video đang HOT
“Tôi trồng hoa hồng theo phương pháp hữu cơ, kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học nên hoa hồng rất an toàn. Bởi vậy, sản phẩm nước hoa hồng do tôi chiết xuất từ những bông hồng được hái từ chính vườn hoa này cũng rất tinh khiết…”, chị Nga cho hay.
Theo chị Nga, nước hoa hồng do chị chiết xuất chủ yếu là từ hồng cổ Sapa, kết hợp với số lượng ít hồng nhung và các loại hồng khác…
Ngoài trồng hoa hồng để chiết xuất nước hoa hồng, đây còn là không gian trải nghiệm lý thú cho các em nhỏ và nhiều bạn trẻ.
Với mong muốn sản phẩm của mình làm ra sẽ có uy tín và khẳng định chất lượng trên thị trường, tháng 3 vừa qua, chị Nga thành lập HTX hoa hồng với 8 thành viên tham gia.
Những cánh hoa hồng được hái từ vườn hồng cổ của chị Nga để chiết xuất thành nước hoa hồng.
Hiện tại, HTX đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm như hoa tươi, nước hoa hồng, cây giống hoa… Trong đó sản phẩm chính là nước hoa hồng đã được đăng ký tem truy xuất nguồn gốc.
Theo chị Nga, sắp tới, HTX sẽ ra mắt thị trường 3 dòng sản phẩm mới từ hoa hồng là trà hoa hồng, hoa hồng khô và bột hoa hồng. Ngoải ra, chị đang hoàn tất các thủ tục để đưa sản phẩm nước hoa hồng trở thành sản phẩm đạt chuẩn OCOP của địa phương.
Sản phẩm nước hoa hồng do HTX hoa hồng sản xuất.
“Mong muốn lớn nhất của tôi hiện nay mở rộng quy mô mô hình này để đáp ứng nhu phát triển sản xuất kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, nhằm giúp cho các em nhỏ và nhiều bạn trẻ có nơi giao lưu, trải nghiệm. Tuy nhiên, quỹ đất của trang trại hiện vẫn còn khá hạn hẹp. Bởi vậy, tôi mong sẽ được các đơn vị quan tâm, tạo điều kiện về quỹ đất để sớm thực hiện được những dự định trong tương lai,” chị Nga chia sẻ.
Quảng Nam: Lên núi trồng vườn hoa hồng "siêu to khổng lồ"
Từ khu đất khô cằn ở xã A Tiêng (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam), anh Nguyễn Xuân Minh cùng những người bạn trồng vườn hoa hồng rộng lớn, sau đó nghiên cứu, chế biến thành công toner (nước cân bằng da) hoa hồng và trà hoa hồng đưa ra thị trường.
Nông trại gần 8.000 cây hoa hồng
Lên công tác tại Hạt Kiểm lâm Tây Giang, anh Nguyễn Xuân Minh (SN 1980, quê xã Đại Nghĩa, Đại Lộc) còn nuôi khát vọng phát triển kinh tế với mô hình trồng rau sạch. Tuy nhiên đầu ra sản phẩm rau không ổn định nên anh tìm hướng đi mới.
Thu hoạch hoa hồng để chiết xuất sản phẩm. Ảnh: P.V
Sau khi trồng thử nghiệm, anh Minh nhận thấy hoa hồng phù hợp với khí hậu vùng đất Tây Giang; đầu năm 2019 anh cũng thí nghiệm thành công việc chiết xuất nước cất hoa hồng từ một thiết bị đơn giản. Vì vậy anh quyết định đầu tư làm nông trại trồng hoa hồng tại đây.
Được những người bạn hỗ trợ vốn cũng như kỹ thuật trồng và chiết xuất toner hoa hồng, tận dụng mảnh đất trồng rau trước đây tại trung tâm huyện Tây Giang, anh Minh cải tạo chuẩn bị cho dự án trồng hoa. Lứa đầu tiên, anh lên mạng đặt mua 100 cây hoa hồng với giá 6 triệu đồng từ tỉnh Hưng Yên.
Sau 2 tháng chăm sóc, những cây hoa hồng đầu tiên đã cho hoa. Tuy nhiên không như kỳ vọng, hoa không có hương thơm vì mua không đúng giống. Không nản lòng trước thất bại, anh Minh tiếp tục nghiên cứu giống hoa hồng rồi bắt xe đến tận nơi tìm mua cho đúng giống hồng cổ chuẩn.
"Lúc đó tôi bắt xe ra tận Vĩnh Phúc mua 1.000 cành hoa hồng về trồng. Nhưng khổ nỗi chủ vườn không đủ số lượng cung cấp cho tôi một lần. Cứ mỗi tháng lại gửi vào 200 - 300 cây" - anh Minh kể.
Đến tháng 10/2019, những cây hoa hồng này nở hoa và bắt đầu cho thu hoạch. Dù tìm được giống, đúng hương thơm nhưng lại gặp một khó khăn khác. Đó là vườn hồng gần rẫy keo nên bị bệnh nấm phấn trắng lây lan từ cây keo sang, khiến 3.000 cành hồng giống chết. Ngoài ra, vườn hoa hồng của anh Minh không sử dụng phân, thuốc hóa học nên sâu hại xuất hiện.
"Sau nhiều thời gian chăm sóc, mày mò tìm hiểu, cuối cùng tôi cũng tìm được phương pháp chữa bệnh nấm phấn trắng. Còn về sâu bệnh, mỗi ngày tôi dùng 2 lon gạo dẫn dụ đàn chim sẻ đến ăn, mỗi lần ăn xong chim sẻ đều bắt sâu trên cây hoa hồng" - anh Minh cho hay.
Cuối năm năm 2019, anh Minh cùng nhóm bạn thành lập Hợp tác xã Hoa Hồng gồm 11 thành viên, do anh Minh làm giám đốc. Hiện nông trại hoa hồng có gần 8.000 cây trên diện tích 13.000m2, trong đó khoảng 5.000 cây cho thu hoạch.
Sản phẩm chiết xuất từ hoa hồng
Vườn hồng của Hợp tác xã Hoa Hồng phát triển tốt, tuy nhiên vẫn chưa bán giống vì tập trung chăm sóc cây lấy hoa làm trà hoa hồng và toner hoa hồng. Từ dụng cụ ban đầu là chiếc nồi nhỏ, anh Minh cùng bạn nghiên cứu xây nhà xưởng 24m2 và chế tạo thành công hệ thống chế chiết xuất toner hoa hồng. Hiện với 5.000 cây, mỗi ngày nông trại thu hoạch 8 - 20kg hoa hồng.
Mỗi buổi sáng sau khi thu hoạch, hoa hồng sẽ được tách cuốn, sát khuẩn rồi bỏ vào nồi chưng cất, chiết xuất toner hoa hồng. Một nồi có thể chiết xuất tối đa 20kg hoa hồng, 1kg cho ra 1 lít nước cất nguyên chất thơm mùi hoa hồng.
"Việc nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm từ hoa hồng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về khoa học - kỹ thuật. Sau một quá trình đầu tư, nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã sản xuất thành công ra 2 sản phẩm đặc trưng là trà hoa hồng và tinh dầu hoa hồng" - anh Minh nói.
Hiện Hợp tác xã Hoa Hồng xây dựng khu sinh thái theo hướng du lịch trải nghiệm, check-in, mở hướng cho du lịch Tây Giang.
Ông Lê Hoàng Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, đây là mô hình mới và là một trong những mô hình có cơ chế khuyến khích trên cơ sở mang tính chất bền vững, giải quyết được nhu cầu của địa phương, góp phần kết hợp tạo ra liên kết phát triển du lịch. Trong năm 2020, trà hoa hồng được đăng ký sản phẩm OCOP của tỉnh.
Bệnh nhân số 178 khai báo vòng vo, từng tiếp xúc với nhiều người Bệnh nhân khai báo vòng vo và từng đi xe khách cùng 16 người, ở chung phòng với 8 bệnh nhân khác và tiếp xúc với 12 nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa Đại Từ. Sở Y tế Thái Nguyên vừa báo cáo nhanh về trường hợp bệnh nhân số 178 mắc Covid-19 tại Việt Nam. Bệnh nhân là nữ,...