Thái Nguyên: 8 dân tộc anh em nô nức ngày hội xuống đồng cày cấy
Được chính thức phục dựng từ năm 2002, cứ ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm, nhân dân 8 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Kinh và Mông) sinh sống trên vùng chiến khu ATK Định Hóa lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Lồng Tồng tại xã Phú Đình (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên).
Lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi là lễ hội xuống đồng) là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày. Đây cũng là lễ hội quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu,… nhằm cầu cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
Đánh trống khai hội.
Lễ hội Lồng Tồng được chính thức phục dựng từ năm 2002. Kể từ đó đến nay, cứ đến ngày mồng 10 tháng Giêng hằng năm, nhân dân 8 dân tộc anh em sinh sống tại thủ đô kháng chiến ATK Định Hóa (Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Kinh và Mông) lại nô nức tổ chức lễ hội Lồng tồng tại xã Phú Đình (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên).
Năm nay, lễ hội có sự tham gia của đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và du khách thập phương. Lễ hội mang tính giáo dục truyền thống tốt đẹp, sôi nổi lành mạnh và thiết thực, là nét sinh hoạt mang tính cộng đồng thể hiện sự đoàn kết, tinh thần gắn bó giữa các dân tộc cũng như thể hiện các giá trị văn hóa, tôn vinh bản sắc các dân tộc.
Điểm đặc biệt của lễ hội năm nay là có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố văn hóa truyền thống và yếu tố văn hóa mới.
Tại lễ hội có sự xuất hiện của những nghi lễ truyền thống có từ lâu đời của các dân tộc như: Lễ cầu mùa của dân tộc Tày, dân tộc Sán Chay; lễ cầu phúc của dân tộc Dao; lễ xuống đồng; các trò hội dân gian như hội tung còn, hội múa lân, bịt mắt bắt dê, đi cầu thăng bằng…
Lễ xuống đồng
Video đang HOT
Thi giã bánh giầy
Thi bắn nỏ
Đi cầu thăng bằng
Ngoài ra đến với lễ hội, du khách còn được đắm mình trong những điệu hát then, điệu hát ví mượt mà của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Định Hóa và đặc biệt là được thưởng thức hương vị đậm đà của trà Định Hóa. Đây sẽ là dịp để du khách tìm về với những giá trị lịch sử của khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, Thái Nguyên.
Theo Danviet
Bị gọi là "hâm dở", thế mà thành tỷ phú nhờ kiểu làm ăn khác người
Họ là những nông dân bình thường, nhưng với sự đam mê, tình yêu mãnh liệt với nghề nông, họ đã nghĩ ra những cách làm... khác thường. Khởi đầu cái gì cũng trắc trở, chưa kể còn bị nhiều người chê là "hâm dở", nhưng với khát khao khẳng định mình, những người nông dân đó đã chứng tỏ sự đổi mới, sáng tạo đã làm nên thành công.
Không nản sau thất bại
Trước đây, rau bò khai thường chỉ được người dân khai thác trên rừng mang về ăn hoặc bán với số lượng nhỏ lẻ, nhưng anh Ngô Văn Đắc (ở xóm Bản Đa, xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, Thái Nguyên) đã mạnh dạn đưa cây bò khai về nhà trồng và thu được hiệu quả bất ngờ.
Anh Đắc chăm sóc các cây rau giống bò khai tại vườn của gia đình. Ảnh: Tú Linh
Anh Đắc cho biết, bò khai được nhiều người ưa chuộng dùng chế biến món ăn bởi ngoài hương vị thơm ngon đặc trưng, đây còn là vị thuốc đông y dùng để chữa một số bệnh về gan, thận và đường tiết niệu...
"Trước đây, người dân miền núi Định Hóa thường lên rừng hái rau bò khai về ăn hoặc đem ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập, nhưng loại rau này ngày càng khan hiếm nên giá bán rất cao. Có thời điểm, giá bán lên tới 100.000 đồng/kg nên tôi đã nghĩ cách mang về trồng tại vườn nhà" - anh Đắc nói.
Ban đầu, anh Đắc trồng thử 50 gốc bò khai nhưng bị chết gần hết, sau đó anh tiếp tục lấy cây về trồng nhưng tỷ lệ sống vẫn rất thấp.
"Sau nhiều lần thất bại, tôi đã rút ra được kinh nghiệm, rau bò khai vốn ưa bóng mát nên khi lấy từ rừng về phải giâm ở nơi mát khoảng 3 tháng, đến khi cây bén rễ, ra mầm non mới đem trồng, khi đó tỷ lệ cây sống sẽ đạt trên 90%. Để tạo bóng mát cho cây bò khai, tôi đã trồng xen dưới tán cam, bưởi..., nhờ đó bò khai phát triển rất tốt"- anh Đắc tiết lộ.
Sau gần 5 năm tự mày mò nhân giống, đến nay gia đình anh Đắc đã có gần 1ha rau bò khai. Mỗi ngày gia đình anh thu hoạch được 20kg rau bò khai, thương lái đến tận nhà thu mua với giá trung bình 30.000 đồng/kg.
"Riêng tiền bán rau bò khai, mỗi ngày tôi thu về khoảng 600.000 đồng. Bên cạnh đó, nắm bắt được nhu cầu của người dân về cây giống, từ cuối 2016, tôi đã đầu tư xây dựng vườn ươm với quy mô 1,5 vạn cây/lứa. Từ đó đến nay, tôi đã bán được khoảng 4,5 vạn cây giống, thu về trên 400 triệu đồng/năm" - anh Đắc chia sẻ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phiến (63 tuổi), nông dân xóm 7, xã Như Hòa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình, cũng là một người có cách làm ăn lạ khi trồng loài cây dại cây dành dành.
Ông Nguyễn Văn Phiến cho biết, từ việc bán quả dành dành, mỗi năm ông có thêm thu nhập 40 triệu đồng mà không phải tốn nhiều công sức chăm bón. Ảnh: Phạm Quân
Ông Phiến cho biết, trước đây, cây dành dành thường mọc tự nhiên ở bờ mương, gần lạch nước, phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng, thi thoảng người ta trồng làm cảnh vì có hoa trắng khá đẹp và thơm. Nhà ông Phiến có gần 2ha ao đầm, xung quanh bờ ao ông trồng kín cây dành dành để làm bờ rào cũng như để giữ bờ. Không mất một đồng phân bón, thuốc trừ sâu, không mất công chăm sóc cũng như tỉa cành..., nhưng mỗi năm ông Phiến thu về gần 40 triệu đồng từ việc bán quả dành dành.
Trò chuyện với phóng viên, ông Phiến cho biết, thấy cây dành dành dễ sống, giữ bờ tốt nên ông mang về trồng quanh ao đầm với mục đích giữ bờ khỏi sạt lở là chính. Nhưng vài năm gần đây, có nhiều thương lái hỏi mua loại quả dại này. Có bao nhiêu trái dành dành, người ta cũng mua hết và có những năm giá thu mua lên tới 14.000-15.000 đồng/kg.
"Giờ quanh bờ ao của nhà tôi có khoảng 1.000 cây dành dành, trung bình mỗi năm thu được gần 4 tấn quả, cho thu nhập cao hơn so với trồng chuối quanh ao. Đáng nói là cây này không phải chăm sóc gì, sau khi trồng khoảng 1 năm là sẽ cho quả" - ông Phiến khoe.
Theo ông Phiến, cây dành dành không chỉ để làm cảnh, trồng giữ bờ ao mà còn là một loại dược liệu quý. Quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ huyết, mát huyết, tiêu viêm. "Nếu được đầu tư chăm sóc như các loại cây trồng khác thì cây dành dành sẽ cho thu nhập không thua kém bất kỳ loại cây nào..." - ông Phiến khẳng định.
Theo ông Phiến, quả dành dành được nhiều người thu mua vì đây là một loại dược liệu quý.
Kiếm tiền tỷ từ bán lá cây
Ở xã Long Thành (Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), hầu như ai cũng biết anh Đặng Văn Thanh, một người từng bị gán với biệt danh "gàn dở" bởi anh đổ hàng đống tiền vào việc trồng cây lấy lá - việc chưa ai từng làm trước đó.
Với đặc thù khí hậu nhiệt đới ẩm, hoa ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng, người trồng hoa giàu lên cũng rất nhiều. Theo nhu cầu, những bó hoa được trang trí với nhiều loại hoa, màu sắc kết hợp, và cả lá cắm kèm. Người trồng hoa thì nhiều, nhưng trồng cây lấy lá để cắm kèm thì rất ít, không ai nghĩ đây là mô hình hái ra tiền. Bởi thế, khi anh Đặng Văn Thanh trồng các loại cây để lấy lá cắm trang trí từ hơn 10 năm trước, nhiều người cho là anh gàn dở.
Bây giờ, trong khu vườn 2ha của mình, anh Thanh trồng khoảng 1.000m2 cây cọ Pháp, rồi cây trúc Nhật, huyết dụ lá nhỏ, phát tài Nhật... Anh Thanh chia sẻ: "Trúc Nhật là loại cây dễ trồng, không cần tưới nước nhiều, cành càng to, dài thì giá bán càng cao. Không giống như cây ăn trái, nếu không có thời gian thu hoạch trái sẽ rụng và hư, rau ăn mà không thu hoạch sẽ hỏng, nhưng cây trúc Nhật để càng lâu giá trị kinh tế càng cao. Chỉ cần đầu tư một lần trồng, cây trúc Nhật sẽ cho thu hoạch lá trên 20 năm, nên đây là mô hình kinh tế rất thích hợp cho các gia đình nông dân có ít đất".
Anh Đặng Văn Thanh chăm chút những loài cây trồng chỉ để lấy lá. ảnh tư liệu
Nhận thấy tiềm năng của mô hình này, anh Thanh còn kêu gọi bà con, anh em trong ấp hùn vốn cùng làm. Hàng ngày, cứ khoảng 2 giờ chiều, hàng trăm hộ dân quanh vùng lại chuyển lá cây đến nhà anh Thanh để từ nơi tập kết này, các loại lá sẽ được phân loại và vận chuyển đi vào 8 giờ tối cùng ngày. Các loại lá cau vàng, trúc Nhật, đinh lăng, nguyệt quế Thái... ngày nào còn xa lạ, giờ đây đã đem lại giá trị kinh tế cao gấp 5 - 7 lần so với trồng cây ăn trái.
Từ cơ sở của chàng trai xứ dừa này, lá cây nghệ thuật "made in Thanh lá" được chuyển đi khắp mọi vùng miền trên cả nước, là đầu mối chính cho các cửa hàng phân phối hoa, lá nghệ thuật hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh. Anh Thanh còn gián tiếp xuất khẩu lá cây đi nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Australia...
Từ việc trồng những loại cây tưởng như không mấy giá trị, tự mình khai phá một con đường khó đi, nhưng đến nay, anh Thanh đã thành công với sự quyết đoán, sáng tạo của mình. Mỗi năm, khu vườn của anh mang về thu nhập khoảng 5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động ở địa phương.
Theo Danviet
Người dân phá cửa cứu hành khách la hét trong xe khách bẹp dúm đầu Chiếc xe khách 24 chỗ và xe tải chạy ngược chiều tuyến Hà Giang về Thái Nguyên đâm vào nhau khiến ít nhất 6 người phải nhập viện khẩn cấp. Vụ việc xảy ra sáng nay (12.2), tại KM63 thuộc địa phận huyện Hàm Yên, Tuyên Quang. Ông Sầm Văn Dinh, Chủ tịch UBND xã Yên Lâm (huyện Hàm Yên, Tuyên Quang) cho...