Thái Lan xuất hiện ca tử vong đầu tiên do nCoV
Một nhân viên bán hàng 35 tuổi qua đời hôm nay, trở thành người đầu tiên ở Thái Lan tử vong do nhiễm nCoV.
Suwanchai Wattanayingcharoen, cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan, cho biết tại buổi họp báo ở Bangkok hôm nay rằng bệnh nhân tử vong do nCoV này còn bị bệnh sốt xuất huyết.
Đây là người đầu tiên qua đời trong tổng số 42 ca nhiễm nCoV ở Thái Lan kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại quốc gia này hồi tháng một. 30 người đã được chữa khỏi và xuất viện, trong khi 11 người đang được điều trị tại bệnh viện. Ngành du lịch Thái Lan chịu thiệt hại lớn khi nhiều du khách hủy tour do lo ngại virus lây lan.
Bộ Y tế Công cộng Thái Lan hôm nay tuyên bố Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cho phép giới chức có quyền hạn lớn hơn để hành động nhằm ngăn chặn dịch bệnh.
Người dân Thái Lan đeo khẩu trang trong lúc chờ lên tàu qua sông Chao Phraya ở Bangkok hôm 25/2. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Dịch Covid-19 khởi phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc hồi tháng 12, đến nay đã xuất hiện tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dịch đã khiến gần 87.000 người nhiễm bệnh, gần 3.000 người tử vong trên toàn thế giới. Hàn Quốc và Italy là hai ổ dịch lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc đại lục.
Mỹ và Australia cũng mới ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong nước do nCoV. Bệnh nhân đầu tiên chết ở Mỹ vì nCoV là một người đàn ông ngoài 50 tuổi có bệnh lý nền, trong khi bệnh nhân ở Australia là một cụ ông 78 tuổi từng ở trên du thuyền Diamond Princess bị cách ly ngoài khơi Nhật Bản hồi đầu tháng 2.
Huyền Lê (Theo Reuters, Guardian)
Theo vnexpress.net
Chung sức dập dịch sốt xuất huyết
Thời gian qua, dịch sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng.
Trước thực tế nêu trên, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Quân đoàn 3, Binh đoàn 15, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị quân y đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch SXH trong doanh trại; phối hợp cùng ngành y tế địa phương dập dịch, thu dung điều trị cho bệnh nhân là người dân trên địa bàn.
Đội công tác quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai khám bệnh, cấp thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết cho người dân huyện biên giới Đức Cơ.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có hơn 16.400 lượt người bị SXH; trong đó, Gia Lai là một trong tỉnh bị dịch SXH bùng phát mạnh, với hơn 6.200 ca bệnh. Từ tháng 7 đến nay, tỉnh Gia Lai có hơn 2.000 người bị SXH, hai trường hợp đã chết.
Với mục tiêu khống chế kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đến các địa phương, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh chủ động, phối hợp quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch SXH. Các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng và Quân khu 5 đã phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và lực lượng vũ trang tỉnh, nhất là những nơi đơn vị đóng quân có dịch SXH bùng phát, làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân; bảo đảm đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh. Các đơn vị: Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3), Bệnh viện Quân y 15 (Binh đoàn 15), Bệnh xá Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) và BĐBP tỉnh phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả việc thu dung điều trị bệnh; triển khai các đội quân y xuống địa bàn phối hợp y tế các địa phương khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tuyên truyền cho người dân cách phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, Bệnh viện Quân y 211 đã khám, cấp thuốc cho hơn 1.200 lượt người dân ở huyện Chư Sê và Đắk Đoa; Bệnh viện Quân y 15 và quân y của Công ty 72, 74, 75, 715 (Binh đoàn 15) tổ chức khám, cấp thuốc hơn 2.200 lượt người dân ở các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông (Gia Lai); quân y các đơn vị BĐBP khám, cấp thuốc miễn phí cho gần 1.300 lượt người dân địa bàn vùng biên giới... Đồng thời, các đơn vị còn điều động hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia phối hợp các ban, ngành và nhân dân địa phương tổng dọn vệ sinh, làm sạch môi trường, phun hóa chất diệt muỗi, tổ chức diệt loăng quăng, bọ gậy... Việc làm nêu trên được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá cao.
Đại tá Trần Văn Minh, Cục trưởng Hậu cần (Quân đoàn 3), cho biết: Trước thực tế dịch SXH và một số bệnh như: Đỏ mắt, đau bụng, xương khớp... bùng phát diện rộng. Để bảo đảm sức khỏe cho bộ đội huấn luyện, công tác, người dân lao động sản xuất, Cục Hậu cần vừa tham mưu cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn triển khai nhiệm vụ, vừa chỉ đạo quân y các đơn vị, nhất là Bệnh viện Quân y 211 làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho bộ đội; chủ động phối hợp ngành y tế địa phương khám, điều trị các loại bệnh hay lây lan, nhất là dịch SXH cho nhân dân. Đến nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị đều kiểm soát chặt chẽ, không để SXH phát triển thành dịch. Công tác phát hiện, cứu chữa đi đôi công tác tuyên truyền cho bộ đội và nhân dân địa phương được các cơ quan, đơn vị triển khai kịp thời, với nhiều biện pháp tích cực.
Tại Bệnh xá Sư đoàn 2 (Quân khu 5), dù gần 11 giờ trưa, trời nắng nóng, nhưng tại phòng khám và cấp cứu ban đầu, vẫn còn nhiều người chờ tới lượt khám bệnh. Bà Trần Thị Phấn, 57 tuổi, ở thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê, chia sẻ: Ba tháng nay trên địa bàn số người bị SXH tăng đột biến, khiến bà con rất lo lắng; lúa, khoai lang đang mùa thu hoạch mà không có người làm, nếu thất thu là thiếu đói. Chỉ hơn một tháng qua, gia đình tôi đã có hai người bị SXH, bây giờ đến lượt tôi bị bệnh này, chỉ mong chờ vào các bác sĩ quân y điều trị để nhanh khỏi bệnh. Đến đây, ngoài điều trị dùng thuốc theo phác đồ, cứ một tiếng đồng hồ, bất kể dù ngày hay đêm, các bác sĩ lại đến khám, cặp nhiệt độ theo dõi bệnh và thăm hỏi, động viên bệnh nhân rất trách nhiệm, thân tình, coi như người thân trong gia đình...
Có mặt trong đội công tác quân y đến khám, chữa bệnh cho bà con ở xã Ia Chia (huyện Ia Grai), Thượng tá Trần Ngọc Linh, Chủ nhiệm Quân y BĐBP tỉnh, cho biết: Từ đầu năm đến nay, nhất là tháng 9, tháng 10-2019 vừa qua, dịch SXH bùng phát diện rộng, bệnh nhân đến điều trị tại bệnh xá đơn vị tăng đột biến. Ngoài tiếp nhận điều trị bệnh cho cán bộ, chiến sĩ, đơn vị còn tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị hàng trăm bệnh nhân là người dân bị SXH. Để làm tốt việc tiếp nhận, phân loại, nâng cao khả năng cấp cứu, thu dung điều trị bệnh nhân, đơn vị đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về điều trị SXH cho bác sĩ, nhân viên y tế. Bố trí cán bộ quân y thường xuyên túc trực nắm tình hình dịch SXH trên địa bàn, thống nhất phác đồ điều trị và các biện pháp xử lý. Cùng với đó, đơn vị còn chủ động phối hợp chính quyền, trạm y tế xã tuyên truyền trong nhân dân về cách phòng, chống dịch SXH; tiến hành khoanh vùng dịch, phun hóa chất và ra quân dọn dẹp vệ sinh... đi đôi chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân SXH kịp thời và hiệu quả nhất.
BÀI VÀ ẢNH: LÊ QUANG HỒI
Theo NDĐT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Hạ viện Maroc Bên lề Đại hội đồng AIPA 40, chiều 26/8, tại Bangkok, Thái Lan, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Maroc Habib El Malki. Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng gặp lại Ngài Chủ tịch Hạ viện Maroc, cho biết cá nhân Chủ tịch Quốc hội...