Thái Lan xử lý nghiêm hướng dẫn viên du lịch nước ngoài
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện hành động pháp lý cứng rắn đối với những người nước ngoài hành nghề hướng dẫn du lịch tại Thái Lan, bởi việc này vi phạm Nghị định hành pháp năm 2017 quy định nghề nghiệp này chỉ dành riêng cho người Thái.
Khách du lịch tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, thông tin trên được phó phát ngôn viên chính phủ Traisuree Taisarakul đưa ra ngày 29/3 sau khi nhà chức trách Thái Lan ghi nhận nhiều khiếu nại, bao gồm cả khiếu nại từ Hiệp hội hướng dẫn viên du lịch, về tình trạng người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch tại Thái Lan.
Luật pháp Thái Lan quy định rằng người nước ngoài không được phép làm việc nếu không có giấy phép lao động hoặc làm những công việc dành riêng cho công dân Thái Lan, trong đó có nghề hướng dẫn viên du lịch. Những người vi phạm có thể bị phạt 5.000-50.000 baht (146,2-1462 USD) và bị trục xuất ngay lập tức, đồng thời bị cấm xin giấy phép lao động trong 2 năm.
Người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp sử dụng người nước ngoài không có giấy phép lao động phù hợp hoặc làm những công việc chỉ dành cho công dân Thái Lan có thể bị phạt 10.000-100.000 baht (292,4-2924 USD) cho mỗi nhân viên người nước ngoài. Những trường hợp tái phạm phải đối mặt với án tù tối đa 1 năm hoặc phạt tiền 50.000-200.000 baht (1462-5850 USD) cho mỗi người nước ngoài. Họ cũng sẽ bị cấm tuyển dụng người nước ngoài trong 3 năm.
Video đang HOT
Bà Traisuree cho biết Thủ tướng Prayut đã chỉ thị cho Bộ Lao động, Bộ Du lịch và Thể thao và Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan thực thi nghiêm luật để đảm bảo người dân Thái Lan được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phục hồi của ngành du lịch. Bên cạnh đó, người dân cũng được yêu cầu báo cáo những người vi phạm cho các cơ quan chức năng.
Trong bối cảnh ngành du lịch đang có sự phục hồi mạnh mẽ, truyền thông Thái Lan thời gian gần đây cũng đưa nhiều tin tức về các vụ bắt giữ người nước ngoài hành nghề hướng dẫn du lịch tại một số điểm du lịch nổi tiếng ở nước này.
Thái Lan điều chỉnh luật sau 1 tuần hợp pháp hóa tiêu thụ cần sa
Thái Lan đã nhanh chóng ban hành một loạt quy định mới về việc sử dụng cần sa sau khi vừa mới hợp pháp hóa tiêu thụ cần sa một tuần.
Nhân viên công ty Happy Bud chuẩn bị cần sa cho khách hàng trên xe tải bán cần sa ở đường Khaosan - một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bangkok. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, ngay sau khi Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa việc trồng và tiêu thụ cần sa trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống từ ngày 9/6, các doanh nghiệp đã bắt đầu công khai bán cần sa, với tên gọi "Amnesia" và "Night Nurse" được chào bán trên một chiếc xe tải đi quanh thủ đô Bangkok. Doanh số cần sa tăng nhanh đã làm dấy lên lo ngại.
Phó Bí thư Thường trực thành phố Bangkok Wantanee Wattana cho biết chỉ trong một tuần, ít nhất một người đã tử vong và một số người phải nhập viện sau khi dùng cần sa.
Dự luật mới về cần sa đang được trình lên quốc hội và sẽ phải mất nhiều tháng mới chính thức có hiệu lực nếu được thông qua.
"Không có biện pháp kiểm soát ngoại trừ lời nói", Mana Nimitmongkol - Giám đốc Tổ chức Phòng chống Tham nhũng Thái Lan - bày tỏ trên tài khoản mạng xã hội vào đầu tuần.
Tuần này, chính phủ Thái Lan đã ban hành các quy định tạm thời để tìm cách kiểm soát việc sử dụng cần sa. Cụ thể, Thái Lan cấm hành vi hút cần sa nơi công cộng cũng như cấm bán cần sa cho những người dưới 20 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. Một số quy tắc khác bao gồm cấm cần sa trong trường học, yêu cầu các nhà bán lẻ cung cấp thông tin rõ ràng về việc sử dụng cần sa trong thực phẩm, đồ uống, dược phẩm. Nếu ai vi phạm, người đó có thể bị phạt tù và nộp tiền.
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul, quan chức cấp cao ủng hộ hợp pháp hóa cần sa, đã lên tiếng bảo vệ chính sách của chính phủ.
"Chúng tôi hợp pháp hóa cần sa để sử dụng cho mục đích y tế và sức khỏe. Tất nhiên, hành vi sử dụng vượt quá mức này là không phù hợp... và chúng ta cần luật để kiểm soát nó", Bộ trưởng Anutin phát biểu tại Tòa nhà Chính phủ ngày 17/6.
Thái Lan trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa sử dụng cần sa trong nghiên cứu y khoa vào năm 2018. Tiếp đến, từ ngày 9/6/2022, Thái Lan ban hành quy định cho phép người dân trồng cây cần sa trong nhà sử dụng cho mục đích y tế.
Động thái này là bước đi mới nhất trong kế hoạch của chính phủ Thái Lan nhằm biến cây cần sa thành cây hoa màu. Theo Ngân hàng Thế giới, 1/3 lực lượng lao động nước này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Năm ngoái, các công ty mỹ phẩm và đồ uống Thái Lan giới thiệu các sản phẩm mới có chứa cây gai dầu và hợp chất CBD. "Việc hợp pháp hóa cần sa có thể giúp người dân và chính phủ thu về hơn 10 tỷ bạt mỗi năm", Bộ trưởng Anutin cho hay.
Thái Lan dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang nơi công cộng Thái Lan ngày 17/6 thông báo sẽ dỡ bỏ thủ tục đăng ký trước đối với du khách nước ngoài và quy định đeo khẩu trang nơi công cộng, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang giảm ở nước này. Bộ trưởng Du lịch Pipat Ratchakitprakan cho biết hệ thống Thailand Pass, theo đó du khách nước ngoài phải đăng ký trước để nhà...