Thái Lan xét xử vụ án buôn người lớn nhất lịch sử
Thái Lan xét xử 92 bị cáo, trong đó có nhiều tướng lĩnh quân đội, cảnh sát, quan chức địa phương. Sự an toàn của 400 nhân chứng bị đe dọa.
Ngày 15-3, Tòa án Hình sự Bangkok (Thái Lan) bắt đầu xét xử vụ án buôn người quy mô lớn nhất Thái Lan với 92 bị cáo, trong đó có nhiều tướng lĩnh quân đội nước này, theo báo ChiangRai Times (Thái Lan).
Các bị cáo bị xiềng chân khi đến tòa hình sự Bangkok ngày 15-3. (Ảnh: CHIANG RAI TIMES)
Vụ việc bắt đầu khi cảnh sát phát hiện một số nấm mồ tập thể chôn 36 người ở nam Thái Lan, gần biên giới với Myanmar hồi tháng 5-2015.
Từ đây hé lộ một mạng lưới buôn người thiểu số Hồi giáo Rohingya rời bỏ Myanmar. Đường dây buôn người này trị giá hàng triệu USD, những tay buôn người đã cầm giữ họ trong các cánh rừng trước khi đưa họ qua Malaysia.
Ít lâu sau, cảnh sát tiếp tục phát hiện 139 nấm mồ tập thể gần biên giới với Myanmar.
Video đang HOT
Chiến dịch trấn áp buôn người của Thái Lan sau đó đã khiến những kẻ buôn người bỏ mặc nhiều con thuyền chở người di cư trên biển. Từ đó gây ra một cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Á khi nhiều nước châu Á như Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh từ chối tiếp nhận họ.
Vụ việc càng được chú ý khi trưởng ban điều tra, Thiếu tướng cảnh sát Paween Pongsirin bỏ trốn sang Úc và nói với truyền thông là ông lo sợ cho sinh mạng mình sau khi ông phát hiện một số quan chức cấp cao Thái Lan liên quan đến vụ việc. Tướng Paween Pongsirin quyết định không về lại Thái Lan và xin tị nạn chính trị ở Úc.
92 bị cáo đối mặt với các cáo buộc buôn người và nhiều tội danh khác. Tất cả đều không nhận tội. Ngoài 92 bị cáo xuất hiện trước tòa ngày 15-3 vẫn còn khoảng 50 nghi phạm liên quan vụ việc chưa bị bắt, một số chạy sang các nước Myanmar, Malaysia.
Trong số các quan chức cao cấp có mặt tại tòa ngày 15-3 với tư cách bị cáo có Trung tướng quân đội Manas Kongpaen ở miền nam Thái Lan, một số cảnh sát, một thị trưởng và nhiều quan chức địa phương.
Trung tướng Manas Kongpaen bị dẫn ra tòa hình sự Bangkok ngày 15-3. (Ảnh: CHIANG RAI TIMES)
Nhân chứng đầu tiên khai trước tòa ngày 15-3 là một người đàn ông Rohingya. Ông cho biết những kẻ buôn người nói dối ông về một công việc xây dựng và tương lai tươi sáng ở Malaysia. Ông sẽ đến Malaysia từ quê nhà là bang Rakhine (Myanmar) trên một con thuyền lớn, có phòng riêng được trang bị tivi, máy điều hòa, ngày được phục vụ ba bữa ăn.
Thực tế sau đó ông phải chen chúc với 270 con người khác trên một con thuyền nhỏ với các quy định khắc nghiệt, không được đi lại, mỗi ngày chỉ được ăn một bữa chỉ có cơm và một quả ớt, lúc nào cũng bị các tay súng vũ trang giám sát.
Quá trình xét xử có thể mất đến một năm. Các tổ chức quốc tế lo ngại về sự an toàn của khoảng 400 nhân chứng trong vụ án và kêu gọi Thái Lan chú trọng hơn công tác bảo vệ nhân chứng.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Liên minh quân sự "ra tay"
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) một liên minh quân sự hùng mạnh đã mở rộng chiến dịch chống buôn người trên biển Aegean thuộc Địa Trung Hải nhằm góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư đang làm chao đảo cả châu Âu.
Tàu chiến của các nước EU phát hiện và cứu những người di cư trên đường từ Thổ Nhĩ Kỳ
vượt biển Aegean sang Hy Lạp
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 6-3 cho biết, liên minh quân sự này đang mở rộng chiến dịch ngăn chặn nạn buôn người vào châu Âu bằng việc triển khai các tàu chiến tới các vùng biển Aegean thuộc Địa Trung Hải giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến dịch của NATO cũng nhằm tăng cường thêm nỗ lực chống nạn buôn người di cư trên Địa Trung Hải mà Cơ quan Bảo vệ biên giới châu Âu (Frontex) thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai gần một năm qua.
Theo ông Stoltenberg, NATO triển khai các hoạt động do thám, giám sát, thu thập và chia sẻ thông tin với lực lượng bảo vệ bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp cũng như Frontex, giúp họ xử lý cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn, đồng thời cắt đứt các đường dây buôn lậu và buôn người. Nhóm tàu chiến của NATO ngăn chặn hoạt động buôn người trên biển Aegean do Đức dẫn đầu, hiện đã có các tàu chiến của Canada, Italia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chiến dịch.
Dù được công bố chỉ một ngày trước Hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ về khủng hoảng di cư tại Brussels (Bỉ), nơi đặt trụ sở của cả NATO và EU, song quyết định trên của NATO thực ra đã được đưa ra sau khi các Bộ trưởng Quốc phòng của 28 nước thành viên EU ngày 11-2 vừa qua lên tiếng yêu cầu lập tức cử các tàu của liên minh quân sự này tới biển Aegean. Ngoài Đức, Canada, Italia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng Thư ký NATO Stoltenberg cho biết, hiện Pháp đã thông báo gửi 1 tàu chiến, Anh cử 3 tàu chiến tham gia chiến dịch tuần tra trên biển của NATO để phát hiện các nhóm buôn người và ngăn chặn làn sóng người di cư.
NATO vào cuộc chống buôn lậu người di cư trên Địa Trung Hải cho thấy đây không đơn thuần chỉ là một cuộc khủng hoảng nhập cư với châu Âu mà còn là một vấn đề an ninh lớn với liên minh quân sự này tại một địa bàn chiến lược trọng yếu. NATO buộc phải "ra tay" khi nỗ lực của từng thành viên và cả EU chưa đủ để ngăn chặn hữu hiệu dòng người di cư đang ào ạt đổ từ Trung Đông, Bắc Phi vào châu Âu.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng nhập cư bùng nổ, biển Aegean là một tuyến đường nóng để hàng trăm nghìn người di cư sau khi tới Thổ Nhĩ Kỳ đi tiếp tới Hy Lạp, "điểm đến" đầu tiên trên hành trình tới "miền đất hứa" châu Âu. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), từ đầu năm đến nay, 125.819 người di cư cập bến các hòn đảo của Hy Lạp và trong số đó 321 người đã thiệt mạng khi qua biển Aegean. Nếu như lượng người di cư tràn đến châu Âu vào năm 2015 là hơn 1 triệu người, thì có tới hơn 850.000 người vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp, trong đó đã có 805 người thiệt mạng trên vùng biển này.
Bản thân EU từ tháng 5-2015 cũng đã triển khai chiến dịch hải quân nhằm triệt phá các đường dây buôn người đang lôi kéo hàng nghìn người di cư vượt Địa Trung Hải tới châu Âu. Hàng chục tàu chiến cùng máy bay trực thăng của nhiều nước thành viên đã được huy động nhằm phát hiện, tấn công, bắt giữ và phá hủy các tàu của bọn buôn người tị nạn vào châu Âu, song dường như những nỗ lực ngăn chặn dòng di cư vẫn chưa ăn thua và chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Đúng là EU đang gặp khó. Vậy thì, liệu việc ra tay của NATO có giúp giải quyết được cuộc khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng của châu Âu?
Theo_An ninh thủ đô
Thổ Nhĩ Kỳ bỏ tù nhóm buôn người khiến cậu bé Syria chết đuối Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ kết án hơn 4 năm tù đối với hai kẻ buôn người Syria liên quan đến cái chết của bé Aylan Kurdi và 4 người di cư khác trong vụ lật thuyền năm ngoái. Hình ảnh bé trai 3 tuổi úp mặt trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ gây chấn động thế giới năm ngoái. Ảnh: AFP Theo...