Thái Lan xây dựng ‘ngân hàng nước’ ở Bangkok để chống ngập lụt
Dự án đầu tiên tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt Asok- Din Daeng sẽ được đưa vào sử dụng ngay trong tháng 8 tới.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha trực tiếp khảo sát một dự án ‘ngân hàng nước’ ở Bangkok. (Nguồn: bangkokpost)
Chính quyền thành phố Bangkok đang đẩy nhanh việc xây dựng các “ngân hàng nước” ngầm dưới lòng đất nhằm giải cứu những khu vực trũng thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa.
Theo kế hoạch, 5 “ngân hàng nước” với tổng dung tích lên tới 27.030m3 sẽ được hoàn tất trong năm nay. Dự án đầu tiên tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt Asok-Din Daeng sẽ được đưa vào sử dụng ngay trong tháng 8 tới.
Thủ đô Bangkok của Thái Lan thường xuyên bị ngập vào mùa mưa và bị lụt do nước từ miền Bắc tràn vào khi thủy triều lên cao tác động đến các nhánh sông trong vùng.
Việc nước biển dâng cao vào sông Chao Phraya chảy qua thành phố có thể được giải quyết bằng cách san nước vào những cánh đồng ven sông ở phía Bắc thành phố, song nhà chức trách gặp khó khăn khi tìm cách kiểm soát nước mưa.
Hệ thống cống cũ kỹ của thành phố quá nhỏ để thoát nước, trong khi tầng ngậm nước tự nhiên trong lòng đất, vốn từng giúp đối phó với lụt lội, đã bị thay thế bởi các lớp bê tông không thấm nước để làm đường và vỉa hè.
Biện pháp chống lụt mới ở thủ đô Bangkok này được thực hiện theo mô hình các ngân hàng nước ở Nhật Bản, theo đó, các giếng bê tông khổng lồ được xây ngầm dưới lòng đất để trữ nước khi mưa to. Các giếng này cũng được kết nối với hệ thống ống dẫn nước và cống để chứa nước lụt.
Theo Phó Thống đốc Bangkok Jakkraphan Phewngam, Asok-Din Daeng lâu nay được coi là vùng ngập lụt nặng nhất ở Bangkok do địa hình thấp.
Video đang HOT
Cứ mưa xuống thì không chỉ người dân sống dọc theo tuyến đường Asok-Din Daeng lo lắng vì nước ngập mà cả những người lái xe cũng lo lắng tình trạng tắc đường trầm trọng.
Đến nay, tiến độ xây dựng ngân hàng nước ngầm ở Asok-Din Daeng đã hoàn thành được 40% và một máy bơm cỡ lớn với tốc độ 1,25m3/giây sẽ được lắp đặt để bơm nước qua một đường ống dài 400m vào giếng.
Chính quyền Bangkok hy vọng sau khi hoàn thành, tình trạng ngập lụt dọc tuyến đường Asok-Din Daeng sẽ được cải thiện đáng kể. Tiếp theo dự án này, 4 giếng ngầm nữa sẽ được xây dựng tại những nơi thường xuyên bị ngập lụt khác.
Ngoài ra, chính quyền Bangkok cũng đang áp dụng những biện pháp khác để đối phó với lũ lụt dựa theo các vùng địa lý khác nhau của thành phố, như lắp đặt các đường ống ngầm sử dụng công nghệ kích đẩy ống ( Pipe jacking) tại những tuyến phố phỏ nhưng đông đúc và xây dựng 5 hồ lớn chứa nước mưa ở ngoại ô với tổng dung tích 141.100m3./.
Theo Ngọc Quang (TTXVN/Vietnam )
Thái Lan muốn hạn chế lượng khách ở các danh lam thắng cảnh
Trong một nỗ lực phát triển du lịch bền vững, Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch giới hạn lượng khách tham quan tại các danh lam thắng cảnh của nước này.
Hôm 17-6, Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết đang hợp tác Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia Thái Lan (NSTDA) để nghiên cứu đặt ra lượng du khách tối đa được phép ghé thăm các danh lam thắng cảnh trong nước.
Hai cơ quan này đã ký kết bản thỏa thuận ghi nhớ về việc áp dụng khoa học, công nghệ và sáng tạo để thiết lập các hướng dẫn quốc gia cho ngành du lịch, bao gồm sức tiếp nhận du khách tối đa ở ba hạng mục tham gia gồm: núi non, sông biển và các di tích văn hóa, lịch sử.
Theo văn bản ghi nhớ, các chuyên gia của NSTDA sẽ có các chuyến đi thực địa để đánh giá tác động sinh thái đối với mỗi địa điểm tham quan, từ đó, đưa ra khuyến nghị về số lượng du khách tối đa mà mỗi địa điểm được phép tiếp nhận. NSTDA dự báo sẽ mất khoảng một năm để hoàn thành công việc này cũng như để thẩm định chi phí bảo tồn cho mỗi địa điểm tham quan.
Du khách ở bãi biển ở Vịnh Maya trên đảo Phil Phil. Ảnh: SCMP
Chủ tịch NSTDA Narong Sirilertworakul cho biết khi thẩm định các điểm tham quan, NSTDA sẽ áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu của tổ chức du lịch thế giới bao gồm tài khoản vệ tinh du lịch (Tourism Satellite Account - TSA) và hệ thống hạch toán kinh tế môi trường (SEEA). TSA là một hệ thống các khái niệm, định nghĩa, bảng biểu và chỉ tiêu thống kê được sắp xếp logic và thống nhất nhằm đo lường và phản ánh kết quả hoạt động của du lịch theo quan điểm cung - cầu và trong mối quan hệ tương quan với các ngành kinh tế khác theo nguyên tắc tính toán của tài khoản quốc gia.
Các phương pháp thẩm định này giúp thúc đẩy tính bền vững trong du lịch và đóng góp cho sự phát triển hệ sinh thái như đã được nêu trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNSDG).
Kết quả thẩm định cuối cùng sẽ được cập nhật trên các nền tảng trực tuyến của Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cũng như Trung tâm Thông tin du lịch và Danh bạ du lịch Thái Lan.
Theo kế hoạch, ban dầu, Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan và NSTDA sẽ chọn ra 8 điểm tham quan để thí điểm áp dụng quy định lượng khách tối đa được phép tiếp nhận.
8 địa điểm tham quan này nằm ở các khu vực du lịch quan trọng chẳng hạn biển Andaman (phía tây Thái Lan), Vịnh Thái Lan, sông Mê Kông, sông Chao Phraya và vùng Lan Na, nơi vương quốc cổ Lan Na từng tồn tại từ cuối thế kỷ 13 đến gần cuối thế kỷ 18 ở miền núi phía bắc của Thái Lan hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan Chote Trachu cho rằng việc đặt ra hạn ngạch du khách viếng thăm mỗi địa điểm tham quan sẽ giúp bảo tồn thiên nhiên và hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp du lịch.
"Du lịch tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường và điều này là vấn đề khẩn cấp nhất mà chúng ta cần giải quyết vì kinh tế và môi trường cần phải được chú trọng như nhau để tạo ra sự bền vững", ông nói.
Du khách tập nập trên một kênh đào ở Amasterdam, Hà Lan. Ảnh Getty
Kế hoạch hạn chế lượng du khách đến thăm các danh lam thắng cảnh là chính sách thứ hai do ông Chote khởi xướng để bảo tồn các địa điểm tham quan.
Hồi tháng trước, ông cho biết đã thuê Đại học Naresuan nghiên cứu tính khả thi của việc thu "thuế du lịch" từ du khách nước ngoài và sử dụng nguồn thu này để phục hồi các danh lam thắng cảnh cũng như cải thiện các cơ sở hạ tầng du lịch, chẳng hạn như xây dựng bến du thuyền phục vụ các du khách châu Âu đến thăm Thái Lan bằng đường biển.
Ông Chote cũng đã chỉ đạo Bộ Du lịch và Thể thao thảo luận với các bên liên quan trong ngành du lịch để tư vấn đưa ra mức thuế du lịch phù hợp. Ông khẳng định rằng mức thuế này sẽ không vượt qua 100 baht (74.000 đồng) /du khách.
Du lịch là động lực tăng trưởng của Thái Lan trong thập kỷ qua. Năm ngoái, Thái Lan đón hơn 38 triệu du khách quốc tế, thu về hơn 2.000 tỉ baht. Kết hợp với lượng khách trong nước, ngành thu lịch Thái Lan đạt doanh thu 3.000 tỉ baht trong năm 2018.
Năm nay, Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan dự báo có 41 triệu du khách quốc tế đến Thái Lan, tạo ra nguồn thu 2.200 tỉ baht.
Tuy nhiên, tình trạng du khách quá đông đã khiến nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở Thái Lan trở nên quá tải, đe dọa cảnh quan môi trường. Chẳng hạn, lượng khách đến vịnh Maya ở đảo Phi Phi quá đông khiến môi trường nơi đây xuống cấp nghiêm trọng do rác xả tràn lan trên các bãi biển; các rặng san hô bị hư hại do bị các neo tàu móc vào.
Hồi tháng 3-2018, nhà chức trách quyết định đóng cửa vịnh Maya bốn tháng từ tháng 6 đến tháng 9 để giúp môi trường phục hồi. Sau khi mở cửa trở lại, vịnh này sẽ đón tối đa 2.000 du khách mỗi ngày, thay vì 4.000-5.000 du khách mỗi ngày như trước đây.
Với những cánh đồng hoa tulip nổi tiếng, những chiếc cối xay gió, những làng quê đẹp như tranh vẽ với mạng lưới kênh đào thơ mộng, Hà Lan là trong một nước được hưởng lớn nhờ các hoạt động du lịch. Năm 2018, ngành du lịch đóng góp 82 tỉ euro cho nền kinh tế Hà Lan, chủ yếu nhờ lượng du khách nước ngoài ngày càng tăng.
Song đất nước này cũng đang nhận ra rằng "du lịch quá mức" đang gây sức ép lên môi trường, cảnh quan và cuộc sống của người dân khi những đội quân du khách dẫm đạp các cánh đồng hoa tulip và ồ ạt tràn vào các làng quê, phá tan không khí thanh bình lâu nay, xả rác bừa bãi, gây bức xúc cho người dân địa phương. Chẳng hạn, Giethoorn, một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Overijssel, Hà Lan, chỉ có 2.500 dân, nổi tiếng với hệ thống kênh đào xinh đẹp, phải gồng mình đón 350.000 du khách Trung Quốc mỗi năm.
Sức ép này sẽ còn gia tăng trong những năm tới khi lượng khách quốc tế đến thăm Hà Lan được dự báo tăng từ 18 triệu người vào năm 2018 lên 42 triệu người vào năm 2030.
Báo cáo cho biết tính sống động của Amsterdam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng du lịch quá mức nếu không có các biện pháp hành động. Hội đồng thành phố Amsterdam đang áp dụng một số biện pháp nhằm hạn chế du khách bao gồm tăng gấp đôi mức thuế lưu trú khách sạn, áp thuế 9 đô la mỗi du khách đến thành phố này bằng du thuyền, ngưng cấp phép các cửa hàng phục vụ du khách và bắt đầu từ năm sau sẽ cấm các tour đến thăm khu phố đèn đỏ nổi tiếng của Amsterdam.
Theo thesaigontimes
5 ngôi đền, chùa đáng kinh ngạc ở Thái Lan bạn nên ghé qua Thái Lan có khoảng 40.000 ngôi chùa, đên Phật giáo và hàng trăm tàn tích lich sư, tôn giao rải rác khắp đất nước. Dươi đây la danh sach cac ngôi đên, chua ân tương ơ Thai Lan ban đừng quên ghé thăm. 1.Wat Pho: Bangkok Wat Pho năm ở Bangkok, ngay ngoài sông Chao Phraya và ngay bên cạnh Cung điện Lớn....