Thái Lan xâm chiếm thành công thị trường Việt
Năm 2015, người Việt đã chi tổng cộng 8,3 tỷ USD nhập khẩu hàng hoá Thái Lan từ lọ muối cho đến chiếc ôtô.
Thương nhân buôn hàng Trung Quốc chuyển sang hàng Thái
Chỉ tính trong quý 1/2016, kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan cũng tăng 1,8 tỷ USD. Năm 2015 Việt Nam đã nhập 25.136 ôtô, nếu tính cả phụ tùng ôtô, người Việt đã chi hơn 1 tỷ USD nhập khẩu mặt hàng này từ Thái Lan.
Thậm chí, nhiều mặt hàng trong nước tự sản xuất được, có thế mạnh, hàng Thái cũng được nhập khẩu như: rau quả, sữa, thuỷ sản, cao su…Ngoài ra, Việt Nam còn tăng cường nhập các loại dầu mỏ, sắt thép, kim loại quý, hoá chất, vải, và nhiều loại máy móc, hàng điện gia dụng, dược phẩm.
Cho đến thời điểm hiện tại, hàng Thái đã và đang “hất cẳng” hàng Trung Quốc tại Việt Nam. Trên thực tế, nhiều mặt hàng tiêu dùng Thái Lan đã được bày bán tràn lan tại Việt Nam. Hệ thống cửa hàng tiện lợi chuyên đồ Thái Lan đã phát triển nhanh.
Trên thị trường bán lẻ, hàng hóa chủ yếu là nhập khẩu Thái Lan
Trên quy mô lớn, hàng loạt công ty Việt đã được thành lập với mục đích nhập khẩu và phân phối hàng tiêu dùng Thái. Các công ty này sẽ trực tiếp ký hợp đồng với một vài nhãn hàng tại Thái Lan và phân phối cho các đại lý tại Việt Nam.
Với chính sách chiết khấu cao, nhiều khuyến mại, giá cả hợp lý, hỗ trợ vận chuyển…nhiều thương nhân trước đây kinh doanh hàng Trung Quốc đã chuyển sang nhập hàng Thái về bán, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Video đang HOT
Cũng bởi vì, cơ cấu hàng Thái của công ty rất đa dạng gồm: đồ thuỷ tinh, khăn giấy, thực phẩm, hàng nhựa, đồ điện, thời trang và quần áo, bột giặt, nước tẩy rửa.
Trên hệ thống các siêu thị vài năm gần đây cũng có hiện tượng “thay máu” các sản phẩm Trung Quốc bằng hàng gia dụng, tiêu dùng xuất xứ Thái Lan. Nhận thấy hàng hóa Thái đang bán chạy, nhiều hãng bán lẻ đang hoạt động tại Việt Nam như Aeon, Big C và Lotte Mart đã tăng cường tỷ lệ hàng Thái.
Thái Lan tổ chức tư vấn cho doanh nghiệp xâm nhập thị trường Việt
Trước đó, cuộc đua sở hữu Big C Việt Nam đã kết thúc khi Casino Group (Pháp) bán cho Central Group, một tập đoàn đến từ Thái Lan với giá 1,04 tỷ USD tương ứng 23.300 tỷ đồng. Hoàn tất thương vụ này, người Thái đã có trong tay 4 chuỗi siêu thị thuộc bậc lớn nhất tại Việt Nam.
Trong một diễn biến liên quan khác, Power Buy – đơn vị thuộc Tập đoàn Central Group của tỷ phú Thái Lan Chirathivat – đã mua 49% cổ phần của điện máy Nguyễn Kim. Đại gia này chính là chủ của chuỗi siêu thị Robins tại Việt Nam với mục tiêu phân phối hàng Thái tại Hà Nội và TP HCM.
Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của tỷ phú giàu thứ hai Thái Lan – Charoen Sirivadhanabhakdi đã chi gần 880 triệu USD mua lại hệ thống 19 siêu thị Metro tại Việt Nam.
Từ dầu rửa bát, xà phòng cho đến các mặt hàng thiết yếu khác đều nhập từ Thái Lan
Hãng này cũng đã đầu tư vào chuỗi siêu thị Family Mart (nay đổi tên thành B”s Mart) với tham vọng xây dựng hàng nghìn cửa hàng tiêu dùng tại Việt Nam.
Trước vấn đề trên, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội khẳng định việc sở hữu hàng loạt các chuỗi siêu thị lớn của Việt Nam sẽ biến đây trở thành kênh phân phối chính thức hàng Thái tại Việt Nam.
Cùng với tâm lý yêu thích hàng Thái, chính sách về chiết khấu, khuyến mại lớn, mẫu mã đẹp…, hàng Thái đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Việt. Ông Phú khẳng định tỷ lệ 80% hàng Việt trong các siêu thị sẽ giảm đi trong thời gian tới.
Ông cũng chỉ rõ bước đi khôn ngoan của doanh nghiệp bán lẻ ngoại, trong đó có Thái Lan, đó là họ không những đầu tư vào phân phối mà còn đầu tư vào sản xuất. Hiện nay, có tới 80% sản phẩm thịt, gà trên quầy siêu thị Việt Nam là của Tập đoàn CP Thái Lan. Họ đầu tư cả giống, phân bón, thức ăn, chăn nuôi, giết mổ… nông dân Việt đi làm thuê cho doanh nghiệp Thái và họ bắt đầu ép.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh tại một cuộc hội thảo đã thẳng thắn chia sẻ: “Giới quan chức, doanh nghiệp Thái đang tích cực đi học tiếng Việt để hiểu về thị trường cũng như tâm lý của người Việt.
Thái Lan rất quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp, tập đoàn của nước này xâm nhập vào Việt Nam. Họ có tổ chức tư vấn xâm nhập thị trường”.
Ngân Giang(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Di dời dân khỏi các chung cư nguy hiểm: Làm hết trách nhiệm vì sự an toàn của người dân
Sau khi UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 2000/UBND-XDGT yêu cầu di dời dân khỏi các tòa nhà nguy hiểm tại các phường Thành Công, Ngọc Khánh, Cống Vị (quận Ba Đình), nhiều ý kiến người dân đang sống ở những khu nhà này đã đồng tình và mong muốn được triển khai sớm...
Cận cảnh chung cư nguy hiểm nhà A Ngọc Khánh
Sẵn sàng ủng hộ
Theo quan sát của phóng viên, sáng 27-4, tại các đơn nguyên 1, 2 chung cư G6A (phường Thành Công); đơn nguyên 1 nhà A Ngọc Khánh; đơn nguyên 1 và 3 - Tập thể Bộ Tư pháp (phường Cống Vị) - là những chung cư nguy hiểm mức độ D được thành phố chỉ đạo di dời - người dân vẫn sinh hoạt bình thường. Tại khu nhà A Ngọc Khánh, UBND phường Cống Vị có gắn bảng thông báo về tình trạng nguy hiểm của khu chung cư này và đề nghị các nhà ở đơn nguyên 1 chủ động tự tháo dỡ các phần cơi nới... Chị Phương (phòng 506, đơn nguyên 1, nhà A Ngọc Khánh) cho biết: "Tôi mới được biết chỉ đạo của UBND TP qua báo chí. Chúng tôi rất mừng. Gần chục năm nay nhà tôi nằm ngay vị trí vết nứt của tòa nhà. Dù rất lo sợ nhưng chúng tôi chẳng biết chuyển đi đâu. Tôi mong có phương án cải tạo lại tòa nhà và tái định cư phù hợp nhất...".
Là một trong những người sống tại nhà A Ngọc Khánh từ lúc công trình mới hoàn thành, ông Tâm (phòng 203) cho biết, người dân ở đây ủng hộ việc di dời. "Không ai muốn sống trong khu nhà đã quá xập xệ, nguy hiểm như thế này. Được di dời là điều tốt nhưng chúng tôi mong muốn được quay trở lại đây sinh sống sau khi tòa nhà được cải tạo lại. Cùng với việc di dời, mong chính quyền có thêm phương án hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống vì đa số người dân ở đây có hoàn cảnh khó khăn", ông Tâm nói. Có cùng tâm sự, bà Hoa (nhà G6A Thành Công) cho biết, người dân sẵng sàng phối hợp với các cơ quan chức năng để dự án phá dỡ, xây dựng lại các chung cu cũ này sớm được triển khai.
Cam kết làm hết trách nhiệm
Chiều 27-4, trao đổi với phóng viên Báo An ninh Thủ đô, ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, từ khi thành phố có chủ trương di dời các hộ dân khỏi các chung cư nguy hiểm cấp D trên địa bàn quận, UBND quận Ba Đình đã chủ động thực hiện một số phần việc liên quan.
Cụ thể, UBND quận Ba Đình đã tuyên truyền tới hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân thuộc các tòa nhà nói trên về chủ trương, đồng thời giao UBND các phường liên quan vận động các hộ dân tự giác tháo dỡ các hạng mục cơi nới để giảm tải phần nào cho các tòa nhà. Quận cũng đã đặt các biển cảnh báo nhà nguy hiểm và chủ động đề xuất với Sở Xây dựng lập quỹ nhà tạm cư. Cùng đó, Ban quản lý dự án quận Ba Đình đã khẩn trương lên phương án chống đỡ tạm thời cho các tòa nhà.
Cũng theo ông Đỗ Viết Bình, trong tuần tới, UBND quận sẽ công khai tới các hộ dân nội dung Quyết định của UBND TP Hà Nội và tổ chức lấy ý kiến người dân về một số nội dung theo chỉ đạo của thành phố. Cùng với đó, UBND quận Ba Đình sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt để tiến hành điều tra, khảo sát từng căn hộ trong các tòa nhà thuộc diện phải di dời. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để UBND quận dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ để di dời dân khỏi các tòa nhà nguy hiểm.
UBND quận cũng sẽ tranh thủ ý kiến các sở ngành chuyên môn của thành phố trong quá trình triển khai thực hiện quyết định của thành phố. "UBND quận Ba Đình sẽ nghiêm túc triển khai nhanh nhất Quyết định của UBND TP. Dù xác định có nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ làm hết trách nhiệm của mình vì sự an toàn của người dân" - ông Đỗ Viết Bình nói.
Theo_An ninh thủ đô
10 năm "Bí quyết thành công trong sản xuất và kinh doanh của Toyota" Monozukuri - tạm dịch là Bí quyết thành công trong sản xuất và kinh doanh của Toyota lần đầu tiên tổ chức năm 2005, đã tạo được đội ngũ GV chuyên nghiệp và nhiều SV xuất sắc của các trường kỹ thuật. Ngày 15/04/2016, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), Quỹ Toyota Việt Nam (TVF) và Đại học Bách Khoa Hà...