Thái Lan và Trung Quốc nhất trí họp ba bên với Lào về kết nối đường sắt
Thái Lan và Trung Quốc đã đồng ý tổ chức họp ba bên hàng tháng với Lào để xem xét cập nhật về tiến độ trong kế hoạch kết nối hệ thống đường sắt cao tốc Thái-Trung ở Thái Lan với Vientiane.
Theo tờ Bangkok Post, ngày 27/6, thỏa thuận nói trên đạt được tại cuộc họp lần thứ 29 của Ủy ban chung về hợp tác đường sắt Thái Lan-Trung Quốc được tổ chức theo hình thức trực tuyến hôm 25/6.
Mô hình tuyến đường sắt cao tốc Bangkok-Nakhon Ratchasima. (Nguồn: Bangkokpost)
Cuộc họp do Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Saksayam Chidchob và Phó Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc Ninh Cát Triết (Ning Jizhe) đồng chủ trì.
Tờ báo dẫn một nguồn tin tại Bộ Giao thông Thái Lan cho biết, sau khi thảo luận ý kiến của phía Thái Lan tìm kiếm một cuộc họp ba bên với Lào để cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về tiến độ của đề xuất kết nối tuyến đường sắt giữa Nong Khai và Vientiane, cả hai bên nhất trí rằng cuộc họp nên được tổ chức hàng tháng.
Video đang HOT
Vào cuối năm ngoái, sau Lễ ký kết hợp đồng mua thiết bị và phụ tùng cho tuyến đường sắt cao tốc Thái-Trung, Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri đã dẫn lời Thủ tướng Prayut nói rằng, tuyến đường sắt cao tốc là một tài sản chiến lược quan trọng mà sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của đất nước và phát triển các thành phố dọc theo tuyến đường.
Ông Anucha cũng cho biết, tuyến đường cũng sẽ giúp tăng cường quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc.
Theo Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Saksayam Chidchob, dự án đường sắt cao tốc Thái Lan-Trung Quốc, dự kiến hoàn thành vào năm 2025, phù hợp với kế hoạch phát triển quốc gia trong 20 năm của chính phủ nước này.
Ông Saksayam nói rằng, dự án sẽ củng cố tương lai của đất nước về cơ sở hạ tầng và giao thông, đồng thời cũng sẽ giúp phân phối thu nhập một cách bình đẳng và giảm bất bình đẳng trong khi cho phép chuyển giao kiến thức và công nghệ từ Trung Quốc, quốc gia có chuyên môn về đường sắt cao tốc.
Ông Saksayam chia sẻ, dự án sẽ giúp Thái Lan phát triển thành một trung tâm vận tải và hậu cần ở ASEAN, cũng như dẫn đến các cơ hội thương mại, đầu tư và du lịch mới ở các khu vực dọc theo tuyến đường sắt.
Tuyến Bangkok-Nakhon Ratchasima là một phần của dự án đường sắt cao tốc nối Bangkok với tỉnh Nong Khai, giáp biên giới với Lào.
Người Thái lưỡng lự tiêm vaccine Covid-19
Một cuộc thăm dò cho thấy gần 40% dân Thái ngần ngại tiêm vaccine Covid-19, dù nước này sắp khởi động chiến dịch tiêm chủng hàng loạt.
Cuộc khảo sát do YouGov, tổ chức phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường có trụ sở ở Anh, cho thấy số người Thái Lan sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19 vào tháng này là 63%, giảm mạnh so với con số 83% hồi tháng một và thấp hơn 66% ở Philippines.
Một cuộc thăm dò khác từ Suan Dusit, có trụ sở tại Thái Lan, hôm 23/5 cũng cho thấy chỉ khoảng 64% người được hỏi sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19, giảm 2% so với kết quả hồi đầu năm.
Khi được hỏi quan điểm cụ thể về việc tiêm chủng ở Thái Lan, chỉ khoảng 57% người tham gia khảo sát cho rằng vaccine Covid-19 sẽ giúp phát triển khả năng miễn dịch và giảm thiểu tác động từ virus, trong khi 59% tỏ ra lo lắng về các tác dụng phụ của vaccine.
Nhân viên y tế chuẩn bị ống tiêm vaccine Covid-19 tại Bangkok, Thái Lan, hôm 4/5. Ảnh: Reuters.
Chiến dịch tiêm chủng của Thái Lan, dự kiến bắt đầu vào ngày 7/6, chủ yếu sử dụng vaccine của AstraZeneca. Tuy nhiên, cuộc khảo sát cho thấy 66% người Thái Lan được hỏi tin vào loại vaccine này, kém hơn so với 75% tin tưởng vào vaccine Pfizer của Mỹ.
Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số vào cuối năm, con số mà các điểm nóng du lịch cần phải đạt được trước khi mở cửa đón người nhập cảnh đã tiêm vaccine.
Nước này đang thực hiện đăng ký tiêm vaccine cho 16 triệu người đầu tiên, gồm những người trên 60 tuổi hoặc có vấn đề sức khỏe. Tới nay đã có 7,8 triệu người Thái Lan đăng ký tiêm.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri cho biết ông tin rằng người dân sẽ nhanh chóng chấp nhận vaccine khi chương trình tiêm chủng khởi động.
"Khi Thái Lan nhận được nhiều liều vaccine hơn, sẽ có nhiều điểm tiêm chủng hơn. Điều này sẽ giúp tạo ra nhận thức của cộng đồng khi họ chứng kiến phần lớn những người đã tiêm vaccine đều không gặp tác dụng phụ nghiêm trọng", Burapachaisri nói.
Thái Lan gần đây đương đầu đợt bùng phát Covid-19 mới từ các cụm dịch trong nhà tù. Nước này hiện ghi nhận hơn 135.000 ca nhiễm và hơn 830 ca tử vong kể từ khi xuất hiện Covid-19 vào năm ngoái.
Thái Lan áp dụng phong tỏa có chọn lọc để kiềm chế dịch bệnh Chính phủ Thái Lan đã quyết định đóng cửa những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm các khu tập thể công nhân xây dựng ở thủ đô Bangkok và các vùng lân cận cùng 4 tỉnh biên giới phía Nam trong 30 ngày kể từ ngày 28/2. Người dân đợi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh:...