Thái Lan: Ủy ban soạn thảo Hiến pháp sẽ được công bố vào ngày 5/10
Ngày 2/10, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã làm việc với ông Meechai Ruchupan, người được đề nghị làm Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Prayuth thông báo danh sách 40 ứng cử viên được đề nghị cho 20 vị trí thành viên Ủy ban soạn thảo.
Trước đó, Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam đã đề nghị ông Meechai làm Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp, tuy nhiên, ông Meechai chỉ đưa ra quyết định sau khi trao đổi với Thủ tướng Prayuth và biết được danh sách các thành viên dự kiến – những người sẽ hợp tác với ông trong quá trình soạn thảo Hiến pháp mới.
Meechai Ruchupan, người được đề nghị làm Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới. (ảnh: Bangkok Post).
Video đang HOT
Do đó, sau cuộc gặp Thủ tướng Prayuth và xem danh sách các ứng cử viên Ủy ban soạn thảo, ông Meechai cho biết, sẽ đưa ra quyết định vào ngày 5/10.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp, Thủ tướng Prayuth cho biết, ông có danh sách một số ứng cử viên được đề nghị cho vị trí Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp.
Nếu ông Meechai từ chối, một trong số các ứng cử viên còn lại sẽ được lựa chọn và thành viên Ủy ban soạn thảo sẽ được hoàn tất vào ngày 5/10.
Theo kế hoạch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới gồm Chủ tịch và 20 thành viên, sẽ tiến hành xây dựng dự thảo Hiến pháp mới trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 6/10./.
Xuân Hùng
Theo_VOV
Thái Lan thúc đẩy soạn thảo Hiến pháp chính thức
Bản hiến pháp chính thức tới đây sẽ là bản hiến pháp thứ 20 trong lịch sử Thái Lan.
Trong một phát biểu vào ngày hôm nay 16/3, Phó Thủ tướng phụ trách luật pháp Wisanu Krue-ngam cho rằng, vấn đề người dân Thái Lan quan tâm nhất hiện nay trong việc soạn thảo hiến pháp là những quy định về phẩm chất và nguồn gốc của Thủ tướng và Hạ nghị sỹ. Đây là vấn đề phức tạp cũng như gây tranh cãi trước khi hình thành một bản hiến pháp chính thức tại Thái Lan. Bản hiến pháp chính thức tới đây sẽ là bản hiến pháp thứ 20 trong lịch sử Thái Lan.
Quốc hội Thái Lan, nơi làm việc của các cơ quan lập pháp Thái Lan. (Ảnh: Xuân Sơn). Trong khi đó, tại cuộc hội thảo về soạn thảo hiến pháp do Ủy ban soạn thảo hiến pháp Thái Lan (CDC) tổ chức ngày hôm qua 15/3, lãnh đạo Ủy ban này cho biết, dự thảo lần một hiến pháp Thái Lan sẽ được công bố vào ngày 17/4 và nếu không có gì thay đổi, cuối năm nay, Thái Lan sẽ có một bản Hiến pháp chính thức, tuy nhiên việc soạn thảo các bộ luật dưới hiến pháp sẽ được thực hiện trong năm 2016.
Trong một diễn biến liên quan, hôm nay Ủy ban bầu cử Thái Lan cho biết, bản dự thảo hiến pháp mà nước này đang soạn thảo, nếu đưa ra trưng cầu ý dân trên toàn quốc sẽ có mức chi phí 3 tỷ Baht, tương đương 100 triệu USD, tương đương ngân sách để tổ chức một cuộc tổng tuyển cử. Ủy viên Ủy ban bầu cử Thái Lan Somchai Srisutthiyakorn hôm nay 16/3 cho biết, sau khi dự thảo hiến pháp được Hội đồng cải cách quốc gia thông qua và chính phủ lâm thời quyết định tiến hành trưng cầu ý dân, thời gian chuẩn bị tối thiểu cho cuộc trưng cầu ý dân trên toàn quốc là 90 ngày.
Tuy nhiên mốc thời gian này được áp dụng trong trường hợp dự thảo hiến pháp được thông qua theo đúng quy trình và không bị bác bỏ. Theo bản hiến pháp tạm thời năm 2014 đang có hiệu lực hiện nay tại Thái Lan, Ủy ban soạn thảo hiến pháp sẽ soạn thảo và được phép tiếp tục sửa đổi 2 lần, nhưng sau đó vẫn bị Hội đồng cải cách quốc gia bác bỏ, tiến trình soạn thảo hiến pháp sẽ lại bắt đầu từ đầu.
Cho đến thời điểm hiện nay, không rõ chính phủ lâm thời Thái Lan có chấp nhận thực hiện cuộc trưng cầu ý dân dự thảo hiến pháp hay không bởi bản hiến pháp thứ 19 của nước này đang có hiệu lực hiện nay không quy định bắt buộc phải có một cuộc trưng cầu ý dân trước khi công bố áp dụng./.
Xuân Sơn
Theo_VOV
Nga, Mỹ thảo luận khả năng chuyển tiếp chính trị ở Syria Cuộc thảo luận giữa hai Ngoại trưởng Nga và Mỹ diễn ra nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 28/9. Ngày 27/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã thảo luận về sự can dự quân sự của Moskva vào Syria cũng như cách thức giảm...