Thái Lan từ chối mua tàu ngầm, Trung Quốc bán tàu nổi thay thế
Trung Quốc sẽ bán 2 tàu tuần tra hoặc một tàu hộ tống cho Thái Lan sau khi Bangkok quyết định không tiếp tục mua tàu ngầm của nước này.
Mô hình tàu ngầm S26T của Trung Quốc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Tờ Bangkok Post ngày 28.3 dẫn một nguồn tin Hải quân Thái Lan cho hay chính phủ Trung Quốc đồng ý về mặt nguyên tắc cung cấp 2 tàu tuần tra hoặc một tàu hộ tống cho Thái Lan, thay vì tàu ngầm.
Theo đó, thỏa thuận được thông qua trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Sutin Klungsang. Phái đoàn của ông Sutin gồm Tư lệnh Hải quân Thái Lan Adung Phan-iam và Thứ trưởng Ngoại giao Jakkapong Sangmanee. Chuyến thăm kết thúc hôm 27.3
Nguồn tin cho hay Trung Quốc chấp thuận đề nghị của Thái Lan về việc mua 2 tàu tuần tra xa bờ hoặc một tàu hộ tống, thay cho kế hoạch mua tàu ngầm trước đó.
Việc thanh toán cho thỏa thuận này sẽ được thực hiện bằng cách trả góp mua tàu ngầm của hải quân trong 6 năm qua, với tổng giá trị 8 tỉ baht. Tuy nhiên, các thỏa thuận chi tiết cho sự thay đổi này vẫn chưa hoàn tất.
Việc thay đổi đơn đặt hàng làm dấy lên mối lo ngại đối với công ty đóng tàu quốc tế Trung Quốc CSOC, vốn đã ký hợp đồng đóng tàu ngầm theo thỏa thuận liên chính phủ. Có thông tin tàu ngầm đã hoàn thành 50%.
Vụ tàu khu trục trúng đạn pháo: Hải quân Thái Lan lập ủy ban điều tra
Sau khi trở thành bộ trưởng quốc phòng vào tháng 9.2023, ông Sutin, đại diện liên minh do đảng Pheu Thai dẫn đầu, thông báo vào một tháng sau đó về việc dừng mua tàu ngầm của Trung Quốc.
Thay vào đó, ông thúc đẩy việc mua tàu hộ tống. Quyết định được cho là xuất phát từ việc Trung Quốc không thể lắp đặt động cơ do Đức sản xuất cho tàu ngầm được đặt hàng.
Thỏa thuận ban đầu được ký năm 2017 để mua tàu ngầm S26T lớp Nguyên, trang bị động cơ diesel do Đức sản xuất. Tuy nhiên, Đức cấm sử dụng những động cơ như vậy trong trang thiết bị quân sự và quốc phòng của Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh đề xuất sử dụng động cơ do Trung Quốc sản xuất để thay thế.
Thái Lan bắt đầu trục vớt tàu hộ tống HTMS Sukhothai
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 22/2, Hải quân Thái Lan đã phối hợp với Hải quân Mỹ bắt đầu trục vớt tàu hộ tống HTMS Sukhothai ngoài khơi vùng biển Prachuap Khiri Khan, Vịnh Thái Lan.
Tàu hộ tống HTMS Sukhothai bị nghiêng sau khi nước tràn vào thân ở ngoài khơi tỉnh Prachuap Khiri Khan, Thái Lan, ngày 18/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đô đốc Adung Phan-iam, Tổng tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan, cho biết 35 thợ lặn hải quân Thái Lan và 14 thợ lặn của hải quân Mỹ sẽ cùng nhau lặn xuống xác tàu trong nhiệm vụ kéo dài 19 ngày. Theo ông Adung, các thợ lặn có nhiệm vụ lấy lại bảng tên của tàu HTMS Sukhothai trong ngày 22/2 và trong 5 ngày tới sẽ chụp ảnh toàn bộ con tàu, cũng như tìm kiếm những thủy thủ được xác nhận mất tích.
Đô đốc Adung nhấn mạnh các bức ảnh cho thấy có một vết nứt ở mũi tàu. Ông khẳng định cần có thêm thông tin để đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây ra vụ chìm tàu. Hải quân Thái Lan đã nhận khoản ngân sách 200 triệu baht (5,5 triệu USD) cho hoạt động trục vớt.
HTMS Sukhothai bị chìm cách bờ biển Prachuap Khiri Khan khoảng 35 km vào ngày 18/12/2022 sau khi gặp bão. Trong số 105 thủy thủ đoàn trên tàu, 76 người được giải cứu, 24 người thiệt mạng và 5 người vẫn còn mất tích.
Trung Quốc tăng cường kết nối với Đông Nam Á qua đường sắt cao tốc Trung Quốc đang ấp ủ kịch bản về hành trình đường sắt vạn dặm từ Tây Nam nước này đến Singapore chỉ trong chưa đầy 30 tiếng đồng hồ. Thời gian qua, Trung Quốc đã dành nhiều nguồn lực để gia tăng kết nối với Đông Nam Á bằng tàu cao tốc. Hành khách lên chuyến tàu xuyên biên giới Lào - Trung...