Thái Lan tiến tới cấm sử dụng cần sa phục vụ giải trí
Thái Lan đang đề xuất lệnh cấm sử dụng cần sa phục vụ giải trí và sẽ có các hình phạt nặng đối với những người vi phạm theo Dự luật mới.
Những cửa hàng bán cần sa mọc lên khắp Thái Lan. Ảnh: ABC
Thái Lan đang đề xuất lệnh cấm sử dụng cần sa phục vụ giải trí, cũng như đưa ra các hình phạt nặng đối với những người vi phạm theo một dự luật mới nhằm tìm cách chấm dứt khoảng trống pháp lý sau khi nước này trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa.
The tin từ Bloomberg, việc hút cần sa và sử dụng nó dưới bất kỳ hình thức giải trí nào khác sẽ bị cấm theo dự thảo luật được Bộ Y tế Thái Lan công bố hôm 9/1. Việc sử dụng cây cần sa hoặc các sản phẩm của nó sẽ được hạn chế trong khuôn khổ các hoạt động vì mục đích y tế và sức khỏe.
Dự thảo luật này là nỗ lực mới nhất của chính quyền nhằm điều chỉnh ngành cần sa sau khi dự luật trước đó không giành được sự ủng hộ của quốc hội. Nó cũng đáp ứng cam kết bầu cử của Thủ tướng Srettha Thavisin nhằm hạn chế sử dụng cần sa cho mục đích y tế do lo ngại về chứng nghiện.
Theo dự luật được đề xuất, bất kỳ ai hút cần sa trong các hoạt động giải trí sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 60.000 baht (1.720 USD). Những người bán cần sa hoặc các chất chiết xuất của nó cho mục đích giải trí phải đối mặt với án tù một năm hoặc phạt tiền 100.000 baht, hoặc cả hai.
Trên thực tế, ngành công nghiệp cần sa của Thái Lan đang hoạt động trong “vùng xám”, vì loại cây này đã được hợp pháp hóa vào năm 2022 trước khi các nhà lập pháp có thể thống nhất về cách quản lý ngành này.
Chính phủ mới đang tìm cách chấm dứt khoảng trống pháp lý đã dẫn đến sự xuất hiện tràn làn của các cơ sở bán cần sa trên cả nước.
Họ bán tất cả mọi thứ, từ nụ cần sa đến chiết xuất dầu chứa ít hơn 0,2% tetrahydrocannabinol – hợp chất tác động lên thần kinh mang lại cho người dùng cảm giác “phê”.
Video đang HOT
Hợp pháp hoá cần sa kéo theo làn sóng du lịch cần sa từ các nước đến Thái Lan. Ảnh: The Telegraph
Tờ Telegraph nhận định, điều này không chỉ tác động đến tiêu dùng trong nước mà còn thúc đẩy “du lịch cần sa”, một phân khúc mới nổi lên sau khi những hạn chế về cần sa ở Thái Lan được nới lỏng, thu hút một lượng khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến Thái Lan để sử dụng cần sa.
Trước bối cảnh đó, với dự luật đề xuất, cần sa sẽ chỉ được sử dụng nghiêm ngặt trong y tế, và nghiêm cấm rõ ràng việc sử dụng loại chất này cho mục đích giải trí.
Ngoài ra, luật quy định rõ rằng các cửa hàng được ủy quyền chỉ có thể bán các bộ phận của cây cần sa được pháp luật cho phép, như vậy sẽ cấm hoa cần sa do có chưa hàm lượng tetrahydrocannabinol (THC) cao
Theo các quy định được đề xuất, các chiến dịch quảng cáo hoặc tiếp thị nụ hoặc chiết xuất cần sa hoặc bất kỳ thiết bị nào được sử dụng để hút thuốc sẽ bị cấm.
Lái xe trong tình trạng sử dụng cần sa cao cũng có thể bị phạt tới 20.000 baht hoặc phạt tù một năm.
Chính phủ cũng sẽ thắt chặt các quy định cấp phép cho việc trồng, bán, xuất khẩu và nhập khẩu cần sa.
Sau khi các quy định mới có hiệu lực, người trồng sẽ phải nộp đơn xin giấy phép trong vòng 60 ngày, trong khi các cơ sở phân phối hiện tại có thể tiếp tục hoạt động trước khi gia hạn giấy phép.
Công chúng và các bên liên quan trong ngành có thời gian đến ngày 23/1 để gửi phản hồi về dự luật.
Bộ y tế vẫn có thể thực hiện những thay đổi đối với dự luật trước khi trình lên nội các để trình quốc hội phê duyệt.
Quán cà phê cần sa có thể cứu du lịch Thái Lan
Khi ranh giới giữa việc sử dụng cần sa cho mục đích y tế hay giải trí rất khó để phân định, nhiều quán cà phê kinh doanh chất này đang chào đón hàng trăm khách du lịch mỗi ngày.
Quán cà phê cần sa RG420 mới mở cách đây 4 ngày ở Khao San, khu vực nổi tiếng của Bangkok với khách du lịch ba lô, luôn chật kín người.
Một số cửa hàng tương tự mọc lên khắp Bangkok kể từ khi Thái Lan hợp pháp hóa việc trồng và tiêu thụ cần sa vào tháng 6, vài tuần trước khi dỡ bỏ những hạn chế liên quan đến Covid-19 đối với khách du lịch nước ngoài, theo CNN.
Lượng khách quốc tế giảm còn 2 triệu trong nửa đầu năm nay từ gần 40 triệu vào năm 2019. Ongard Panyachatiraksa, chủ sở hữu RG420, và những người khác coi quán cà phê của họ là trung tâm trong nỗ lực hồi sinh ngành du lịch - vốn đóng góp khoảng 12% vào GDP trước khi đại dịch bùng phát.
Ongard cho biết hàng trăm người ghé quán mỗi ngày và anh dự định mở thêm các cơ sở khác.
"Khách hàng châu Âu, Nhật Bản, Mỹ đang tìm kiếm sativa của Thái Lan. Cần sa và du lịch đúng là cặp bài trùng", anh đề cập đến một chủng cần sa khi trò chuyện với Reuters.
Quán cà phê cần sa ở khu Khao San nổi tiếng của Thái Lan luôn đông khách. Ảnh: Athit Perawongmetha/Reuters.
Không phải ai cũng đồng tình.
Năm 2018, Thái Lan trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa cần sa để sử dụng trong y tế.
Luật cần sa mới được ban hành vào tháng 6 dẫn đến sự bùng nổ trong việc sử dụng chất này để giải trí - điều mà các quan chức chính phủ cố gắng ngăn cản vì lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất làm việc liên quan đến sử dụng cần sa bừa bãi.
"Luật không bao gồm sử dụng cần sa để giải trí. Do đó, việc dùng chất này để xúc tiến du lịch tập trung vào khía cạnh y tế", Siripakorn Cheawsamoot, Phó thống đốc cơ quan du lịch quốc gia, cho biết.
Cách giải thích chính sách mới gây ra một số nhầm lẫn. Sau đó, các nhà chức trách phải ban hành quy định chắp vá như cấm hút cần sa nơi công cộng và bán cho người dưới 20 tuổi.
Một ủy ban quốc hội đang tranh luận về dự luật điều chỉnh việc sử dụng cần sa dự kiến hoàn thành vào tháng 9. Điều này có thể ảnh hưởng đến các quán cà phê cần sa.
Akira Wongwan, nhà kinh doanh cần sa trong lĩnh vực y tế và cố vấn của ủy ban, cho biết cô mong muốn việc sử dụng để giải trí phải tuân theo luật phân vùng.
Trong khi đó, giữa căn phòng đông đúc ở RG420, Briton Malik Khan (26 tuổi) vừa rít xong một hơi cần sa.
"Đất nước này thật tuyệt và có quá nhiều điều để làm ở đây. Cần sa khiến lựa chọn trở nên độc đáo", anh nói.
Khả năng cảnh sát Trung Quốc tuần tra tại các thành phố du lịch Thái Lan Thái Lan đang thảo luận về khả năng "bật đèn xanh" để sĩ quan cảnh sát Trung Quốc tham gia tuần tra tại một số thành phố du lịch ở nước này. Động thái nhằm giúp du khách Trung Quốc an tâm hơn khi đến "xứ sở chùa Vàng". Khách du lịch tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan ở thủ đô...