Thái Lan tích hợp tên lửa chống hạm siêu thanh cho Type-071E?
Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang muốn tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071E sắp mua từ Trung Quốc đảm nhiệm được cả chức năng của khu trục hạm.
Vào hôm 9/9, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành lễ ký kết với đối tác Trung Quốc hợp đồng chế tạo tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071E có lượng giãn nước 22.000 tấn. Đây là phiên bản sửa đổi từ chiếc Type 071 đang phục vụ trong Hải quân Trung Quốc với một số sửa đổi về thiết kế sàn đáp máy bay.
Dự kiến sau khi hoàn thành, tàu đổ bộ Type 071E sẽ là chiến hạm lớn nhất của Thái Lan, khi chiều dài và lượng giãn nước của nó còn lớn hơn cả chiếc tàu sân bay cỡ nhỏ Chakri Naruebet đang phục vụ trong biên chế.
Rõ ràng tham vọng của Hải quân Thái Lan là rất lớn, tuy nhiên dự án này cũng bị phàn nàn là có một số điểm bất cập, trong đó quan trọng nhất là kích thước quá lớn của con tàu có vẻ như vượt quá nhu cầu thực tế của Bangkok.
Type 071E sẽ là chiến hạm lớn nhất của Hải quân Thái Lan cũng như trong khu vực Đông Nam Á
Nhưng vấn đề gây thắc mắc nhiều nhất với báo chí Thái Lan nằm ở giá thành được đánh giá là khá rẻ của con tàu, khi chi phí chế tạo chỉ là 200 triệu USD cho một chiến hạm 22.000 tấn.
Video đang HOT
Điều này thực ra cũng dễ hiểu vì đơn giá trên chưa bao gồm thiết bị cũng như vũ khí kèm theo, các thành phần này dự kiến sẽ được bổ sung trong một gói thầu thứ hai.
Băn khoăn tiếp theo của truyền thông Thái Lan đó là hải quân nước này chưa xây dựng được những biên đội hộ tống mạnh như Hải quân Trung Quốc, chiếc Type 071E chỉ được vũ trang bằng 1 pháo H/PJ-26 cỡ 76,2 mm, 4 pháo cao tốc AK-630M cỡ 30 mm và 1 bệ phóng tên lửa FL-3000N sẽ tỏ ra quá yếu thế nếu bị tấn công.
Để giải quyết vấn đề này, Hải quân Thái Lan đã công bố ý định xây dựng tàu đổ bộ của mình theo hình mẫu khu trục hạm mang trực thăng lớp Hyuga hay Izumo của Nhật Bản khi dự định tích hợp cho nó tên lửa chống hạm siêu âm.
Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm CX-1 có thể sẽ được tích hợp lên tàu đổ bộ Type 071E
Trong các ứng viên được Hải quân Thái Lan để mắt tới thì hai sản phẩm tên lửa CX-1 ( sao chép BrahMos) hay YJ-18 (sao chép Kalibr-NK) do Trung Quốc sản xuất là có nhiều tiềm năng nhất, việc tích hợp cũng tương đối dễ dàng vì đều là sản phẩm “made in China”.
Nếu cấu hình trên được thông qua, tàu đổ bộ Type 071E thậm chí có năng lực chống hạm vượt trội nhiều khu trục hạm đích thực khi nó có nhiều không gian để mang đạn cũng như được trang bị dàn radar dẫn bắn mạnh mẽ hơn.
Mặc dù vậy phương án này cũng có thách thức đó là sẽ yêu cầu phải thiết kế lại không gian trên tàu để lắp các bệ phóng thẳng đứng, ngoài ra giá thành sẽ tăng vọt trong khi tàu vẫn chưa thực sự an toàn trước cuộc tấn công đường không của máy bay đối phương.
Thông qua trường hợp tàu sân bay Chakri Naruebet, sẽ không ngạc nhiên nếu chiến hạm Thái Lan được quảng cáo rất mạnh trong giai đoạn tiền xây dựng nhưng rồi thực chất lại có cấu hình thua xa kỳ vọng ban đầu.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Thái-lan mua tàu đổ bộ của Trung Quốc
Ngày 12-9, Hải quân Hoàng gia Thái-lan cho biết cơ quan này đã ký thỏa thuận với Trung Quốc mua một tàu đổ bộ (LPD) với giá 6,1 tỷ baht (khoảng 200 triệu USD) nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho tàu HTMS Angthong.
Thái-lan mua tàu đổ bộ của Trung Quốc. (Ảnh: Bangkok Post)
Tư lệnh Hải quân Thái-lan Luechai Ruddit cho biết, việc đóng con tàu mới sẽ mất khoảng ba năm và khi được đưa vào sử dụng, tàu đổ bộ mới sẽ giúp hải quân nước này thực hiện các chiến dịch quy mô lớn hơn.
HTMS Angthong hiện là tàu vận tải đổ bộ duy nhất của Hải quân Thái-lan còn hoạt động. Con tàu được đóng tại Singapore với giá 4,9 tỷ baht (160 triệu USD) và được sử dụng trong nhiều sứ mệnh khác nhau.
Lễ ký hợp đồng mua tàu đổ bộ diễn ra ở Bắc Kinh (Trung Quốc) với sự tham dự của Đô đốc Chorchat Krathes, cố vấn đặc biệt của Hải quân Thái-lan và sẽ trở thành Phó Tư lệnh của lực lượng này.
Theo Tư lệnh Hải quân Thái-lan Luechai cho biết, chiếc tàu đổ bộ thứ hai nói trên không chỉ giúp giảm nhẹ gánh nặng cho tàu HTMS Angthong, mà còn hỗ trợ cho các hoạt động của tàu ngầm S26T lớp Yuan đầu tiên mà Thái-lan mua của Trung Quốc năm 2017 với giá 13,5 tỷ baht. Hiện chiếc tàu này cũng đang được đóng và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2023.
MINH ĐỨC - TUẤN ANH
Phóng viên thường trú Báo Nhân Dân tại Thái-lan
Theo nhandan
Thông điệp TQ gửi đến thế giới trong lễ duyệt lớn nhất trong 7 thập kỷ Lễ duyệt binh quy mô lớn của Trung Quốc năm nay nhằm phô diễn các trang thiết bị vũ khí tối tân nhất, mang ý nghĩa răn đe chiến lược, đánh dấu bước chuyển mình của quân đội Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình. Tên lửa đạn đạo chiến lược DF-41 sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh năm nay của...