Thái Lan thúc đẩy soạn thảo Hiến pháp chính thức
Bản hiến pháp chính thức tới đây sẽ là bản hiến pháp thứ 20 trong lịch sử Thái Lan.
Trong một phát biểu vào ngày hôm nay 16/3, Phó Thủ tướng phụ trách luật pháp Wisanu Krue-ngam cho rằng, vấn đề người dân Thái Lan quan tâm nhất hiện nay trong việc soạn thảo hiến pháp là những quy định về phẩm chất và nguồn gốc của Thủ tướng và Hạ nghị sỹ. Đây là vấn đề phức tạp cũng như gây tranh cãi trước khi hình thành một bản hiến pháp chính thức tại Thái Lan. Bản hiến pháp chính thức tới đây sẽ là bản hiến pháp thứ 20 trong lịch sử Thái Lan.
Quốc hội Thái Lan, nơi làm việc của các cơ quan lập pháp Thái Lan. (Ảnh: Xuân Sơn). Trong khi đó, tại cuộc hội thảo về soạn thảo hiến pháp do Ủy ban soạn thảo hiến pháp Thái Lan (CDC) tổ chức ngày hôm qua 15/3, lãnh đạo Ủy ban này cho biết, dự thảo lần một hiến pháp Thái Lan sẽ được công bố vào ngày 17/4 và nếu không có gì thay đổi, cuối năm nay, Thái Lan sẽ có một bản Hiến pháp chính thức, tuy nhiên việc soạn thảo các bộ luật dưới hiến pháp sẽ được thực hiện trong năm 2016.
Trong một diễn biến liên quan, hôm nay Ủy ban bầu cử Thái Lan cho biết, bản dự thảo hiến pháp mà nước này đang soạn thảo, nếu đưa ra trưng cầu ý dân trên toàn quốc sẽ có mức chi phí 3 tỷ Baht, tương đương 100 triệu USD, tương đương ngân sách để tổ chức một cuộc tổng tuyển cử. Ủy viên Ủy ban bầu cử Thái Lan Somchai Srisutthiyakorn hôm nay 16/3 cho biết, sau khi dự thảo hiến pháp được Hội đồng cải cách quốc gia thông qua và chính phủ lâm thời quyết định tiến hành trưng cầu ý dân, thời gian chuẩn bị tối thiểu cho cuộc trưng cầu ý dân trên toàn quốc là 90 ngày.
Video đang HOT
Tuy nhiên mốc thời gian này được áp dụng trong trường hợp dự thảo hiến pháp được thông qua theo đúng quy trình và không bị bác bỏ. Theo bản hiến pháp tạm thời năm 2014 đang có hiệu lực hiện nay tại Thái Lan, Ủy ban soạn thảo hiến pháp sẽ soạn thảo và được phép tiếp tục sửa đổi 2 lần, nhưng sau đó vẫn bị Hội đồng cải cách quốc gia bác bỏ, tiến trình soạn thảo hiến pháp sẽ lại bắt đầu từ đầu.
Cho đến thời điểm hiện nay, không rõ chính phủ lâm thời Thái Lan có chấp nhận thực hiện cuộc trưng cầu ý dân dự thảo hiến pháp hay không bởi bản hiến pháp thứ 19 của nước này đang có hiệu lực hiện nay không quy định bắt buộc phải có một cuộc trưng cầu ý dân trước khi công bố áp dụng./.
Xuân Sơn
Theo_VOV
Ukraine sẵn sàng trưng cầu ý dân ở Donetsk và Lugansk
Ngày 20/4, Tổng thống lâm thời Ukraine Alexander Turchinov phát biểu trên truyền hình nước này rằng Ukraine sẽ tổ chức trưng cầu ý dân ở vùng Donetsk và Lugansk khi bổ nhiệm Thống đốc.
"Tôi sẵn lòng bổ nhiệm vị trí Thống đốc dựa vào ý kiến và nguyện vọng của nhân dân Ukraine tại vùng Donetsk và Lugansk khi giới thiệu Hiến pháp mới", ông Turchinov tuyên bố.
Những người biểu tình ủng hộ Nga biểu tình trước một trụ sở chính quyền tại Donetsk (Ảnh AFP)
Ông Turchinov khẳng định, việc cải tổ Chính quyền địa phương sẽ không thể thực hiện được trước khi Hiến pháp mới ra đời.
"Việc sửa đổi Hiến pháp đòi hỏi trải qua ít nhất 2 kỳ bỏ phiếu", ông Turchinov nói.
Ông Turchinov đồng thời hy vọng, Hiến pháp mới sẽ được Quốc hội Ukraine thông qua trước khi tháng 5 kết thúc. Theo đó, Hiến pháp mới sẽ phân quyền nhiều hơn cho các hội đồng địa phương tại khu vực phía Đông nước này, kể cả việc củng cố vị thế của tiếng Nga tại Ukraine.
"Dự kiến trước khi hết tháng 5, chúng tôi sẽ bỏ phiếu lần 1 cho Hiến pháp mới. Tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay, Hiến pháp mới sẽ được áp dụng trên toàn quốc", ông Turchinov cho biết thêm.
Tổng thống lâm thời Ukraine nhấn mạnh, hiện tại an ninh ở các khu vực phía Đông nước này mới là vấn đề đáng lưu tâm hơn là việc bổ nhiệm vị trí người đứng đầu.
Theo VOV
Tác động vụ hành quyết con tin lên chính sách đối ngoại Nhật Bản? Nhật Bản, quốc gia vốn luôn cảm thấy xa lạ với những vấn đề địa chính trị, vừa trải qua một cú sốc khi hai công dân của nước này bị các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Syria giết hại. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) rời cuộc họp nội các tại Tokyo sau khi đoạn băng video mới được...