Thái Lan: Thiết quân luật thành “đặc sản” du lịch
Thái Lan cho rằng thiết quân luật sẽ đảm bảo an toàn cho du khách ở nước này cả ngày lẫn đêm.
Ngày 15/10, các quan chức Thái Lan cho hay họ đang chuẩn bị đưa thiết quân luật vào danh sách các “đặc sản” du lịch của nước này. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi nhiều tổ chức lữ hành Thái Lan kêu gọi chính phủ dỡ bỏ thiết quân luật để ngăn chặn đà giảm sút của lượng du khách đến nước này.
Binh sĩ Thái Lan kiểm tra phương tiện qua lại trên đường phố
Cơ quan Du lịch Thái Lan (TAT) cho hay họ đang chuẩn bị phát động chiến dịch “Tận hưởng Thái Lan 24h” để thu hút du khách nước ngoài trải nghiệm cảm giác thiết quân luật ở nước này.
Theo ông Thawatchai Arunyik, người đứng đầu TAT, thiết quân luật thực ra rất có lợi cho ngành du lịch, bởi nó đảm bảo cho du khách nước ngoài được an toàn trong suốt thời gian lưu trú ở Thái Lan.
Video đang HOT
Ông Arunyik nói: “Chúng tôi muốn du khách cảm thấy tự tin rằng họ có thể đi lại trên đất Thái Lan cả ngày lẫn đêm một cách an toàn”. Ông này cũng hy vọng ý tưởng về “đặc sản” thiết quân luật trên sẽ tạo ra một cơn sốt trên mạng xã hội.
Trước khi sáng kiến này được đưa ra, Hiệp hội Lữ hành Thái Lan (TTAA) đã than phiền về tình trạng giảm sút số lượng du khách nước ngoài đến Thái Lan trong thời gian gần đây.
Ông Sisdivachr Cheewarattanaporn, Chủ tịch TTAA nói: “Người nước ngoài vẫn không chắc chắn về sự an toàn của Thái Lan và cảm thấy không thoải mái khi đến đây trong thời điểm thiết quân luật có hiệu lực. Cách duy nhất để khôi phục niềm tin của du khách là dỡ bỏ thiết quân luật”.
Du khách nước ngoài chụp ảnh cùng binh sĩ Thái Lan trên đường phố
Hồi tháng 9, số lượng khách du lịch đến Thái Lan đã giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi sụt giảm ở mức kỷ lục 11,9% hồi tháng 8. Tuy nhiên Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm 7/10 đã bác bỏ lời kêu gọi dỡ bỏ thiết quân luật và nói rằng quy định này vẫn sẽ được tiếp tục cho đến khi Thái Lan hoàn thành cải cách chính trị.
Thiết quân luật được quân đội Thái Lan áp dụng vào tháng 5 vừa qua để “duy trì luật pháp và trật tự” sau hàng tháng trời căng thẳng giữa chính phủ và phe biểu tình. Cuộc biểu tình rầm rộ này cũng đã châm ngòi cho cuộc đảo chính quân sự của quân đội Thái Lan, lật đổ chính phủ của bà Yingluck Shinawatra.
Trong bài báo kỷ niệm 100 ngày quân đội Thái Lan tổ chức đảo chính, tổ chức Ân xá Quốc tế đã chỉ trích việc thiết quân luật ở Thái Lan. Tổ chức này cho rằng việc thiết quân luật đã tạo ra bầu không khí sợ hãi trong người dân khi cấm tự do ngôn luận, cấm tụ tập quá 5 người, cấm đọc một số tác phẩm văn học và thậm chí là ăn bánh mỳ kẹp nơi công cộng, hành động từng được coi là biểu tượng của phong trào biểu tình hòa bình chống đảo chính.
Theo Khampha
Quân đội Thái Lan bắt giữ 11 người cầm đầu các cuộc biểu tình
Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ trật tự Quốc gia Prayuth kêu gọi mọi người dân và truyền thông báo chí hợp tác sớm ổn định tình hình.
Hôm 26/5, sau khi chính thức tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ trật tự Quốc gia (NCPO), Đại tướng Prayuth trả lời phỏng vấn báo chí cho biết: Kế hoạch hành động của Hội đồng Bảo vệ trật tự Quốc gia sắp tới là bảo vệ an ninh trật tự quốc gia, giải quyết một số vấn đề cấp bách về kinh tế, trong đó có việc trả nợ thu mua gạo của nông dân.
Người biểu tình Thái Lan phản đối việc quân đội đảo chính (Ảnh AFP)
Hội đồng Bảo vệ trật tự Quốc gia sẽ xem xét thành lập các tổ chức làm nhiệm vụ cải cách và sau đó thành lập tổ chức làm nhiệm vụ lập pháp. Tướng Prayuth khẳng định Hội đồng Bảo vệ trật tự Quốc gia sẽ lập Thủ tướng và Chính phủ lâm thời; song không nêu rõ thời điểm và không khẳng định hay phủ nhận liệu ông có làm Thủ tướng lâm thời hay không.
Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ trật tự Quốc gia Prayuth kêu gọi mọi người dân và truyền thông báo chí hợp tác với Hội đồng Bảo vệ trật tự Quốc gia để sớm khôi phục ổn định tình hình; đồng thời nhấn mạnh, Hội đồng Bảo vệ trật tự Quốc gia sẽ kiên quyết xử lý nghiêm những người biểu tình phản đối, vi phạm Thiết quân luật và Lệnh giới nghiêm.
Cùng ngày, lực lượng quân đội Thái Lan cho biết đã bắt giữ 11 người cầm đầu các cuộc biểu tình ở một số địa điểm thuộc Thủ đô Bangkok trong các ngày 24 và 25/5 vừa qua. Trong khi đó, một số tổ chức xã hội, sinh viên ở Thái Lan đã tuyên bố kêu gọi ban lãnh đạo đảo chính sớm khôi phục dân chủ ở nước này.
Cũng trong ngày 26/5, ông Suthep và một số nhà lãnh đạo biểu tình thuộc phe đối lập đã đến trình diện tại Viện Công tố để nhận quyết định khởi tố và nhận cáo buộc về các tội danh mà họ bị quy kết trong quá trình tổ chức biểu tình chống Chính phủ, trong đó riêng ông Suthep còn bị khởi tố về tội ra lệnh đàn áp làm chết nhiều người biểu tình Áo đỏ hồi năm 2010.
Ông Suthep và các nhà lãnh đạo biểu tình nêu trên đã được bảo lãnh tại ngoại với điều kiện không hoạt động biểu tình chống đối và không được ra nước ngoài. Trong khi đó, hàng chục chính trị gia, học giả và doanh nhân nổi tiếng Thái Lan đã phải đến trụ sở Hội đồng Bảo vệ trật tự Quốc gia để trình diện theo lệnh triệu tập của ban lãnh đạo đảo chính.
Theo VOV
Giao thông Thái Lan ra sao trong ngày đầu thiết quân luật? Sau tuyên bố thiết quân luật của Quân đội Thái Lan sáng ngày 20/5, đường phố Thái Lan trở nên căng thẳng hơn bởi sự xuất hiện của các phương tiện vũ trang, binh lính, vũ khí trên khắp các trục đường chính tại thủ đô Bangkok. Tuy vậy, người dân nơi đây vẫn đảm bảo công việc thường ngày diễn ra suôn...