Thái Lan tăng cường an ninh tại đại sứ quán Trung Quốc
An ninh được thắt chặt tại đại sứ quán Trung Quốc ở Bangkok, sau vụ nổ bom làm ít nhất 7 người chết và hàng chục người bị thương ở tỉnh Quảng Tây.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Flickriver
Theo đài PBS, lực lượng cảnh sát và quân đội tối 30/9 dựng chốt an ninh để kiểm tra các xe đi qua đường Ratchadapisek, nơi có đại sứ quán Trung Quốc. Cảnh sát mặc thường phục và cảnh sát đặc biệt được triển khai ở khu vực lân cận, đề phòng những vụ việc không mong muốn xảy ra.
Tất cả những nơi liên quan đến biểu tượng Trung Quốc bị giám sát chặt chẽ, cũng như các điểm du lịch, khu vực thương mại khách du lịch Trung Quốc hay đến. Hiện chưa có vụ việc nào được báo cáo, nhưng an ninh sẽ vẫn được thắt chặt trong vài ngày tới để đảm bảo bạo lực không xảy ra.
Video đang HOT
Trung Quốc hôm qua kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 66. Đây cũng là ngày kỷ niệm 60 năm thành lập Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nơi có sự căng thẳng giữa chính quyền Trung Quốc và cư dân Hồi giáo địa phương.
Hơn một chục bom thư phát nổ ở tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, làm ít nhất 7 người chết và hơn 50 người bị thương. Giới chức Trung Quốc loại trừ khả năng khủng bố và cho biết nghi phạm được xác định có họ Wei, 33 tuổi, vẫn chưa bị bắt.
Khu tự trị Quảng Tây cũng có một lượng lớn các dân tộc thiểu số sinh sống và là tuyến đường lớn người Duy Ngô Nhĩ đi qua để rời Trung Quốc một cách bất hợp pháp.
Trọng Giáp
Theo VNE
Vụ đánh bom Bangkok nhằm trả thù cho nhóm buôn người Duy Ngô Nhĩ
Cảnh sát cho rằng mạng lưới buôn người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã gây ra vụ đánh bom để trả thù cho cuộc trấn áp của Thái Lan.
Nghi phạm đánh bom Bangkok (áo vàng) tái hiện vụ án. Ảnh: Reuters
"Đó là vì một mạng lưới buôn người đã bị triệt tiêu", Reuters dẫn lời người đứng đầu lực lượng cảnh sát Thái Lan Somyot Pumpanmuang nói với các phóng viên.
"Nguyên nhân vụ đánh bom là, đơn giản mà nói, chúng tôi triệt tiêu hoạt động của họ và họ tức giận", ông nói thêm.
Không có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ đánh bom ngày 17/8 tại đền Erawan khiến 20 người thiệt mạng. Ông Somyot loại trừ khả năng động cơ vụ đánh bom là trả thù cho việc Thái Lan hồi tháng 7 trục xuất 109 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc.
"Về việc trục xuất 109 người đó, chính quyền Thái Lan đã làm theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi cũng đưa một số người đến Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không chỉ Trung Quốc".
Thái Lan cho đến nay vẫn bác bỏ việc vụ đánh bom có liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ, chủ yếu là những người Hồi giáo, ở khu vực Tân Cương, tây Trung Quốc.
Vấn đề Duy Ngô Nhĩ nhạy cảm đối với chính phủ Thái Lan vì nếu vụ đánh bom liên quan đến việc trục xuất theo yêu cầu của Bắc Kinh, Bangkok có nguy cơ đối mặt với chỉ trích rằng chính sách đối ngoại của họ có thể đã dẫn đến cuộc tấn công.
Phương Vũ
Theo VNE
Thái Lan tránh quy vụ đánh bom Bangkok cho người Duy Ngô Nhĩ Mặc dù các nhà phân tích cho rằng cuộc điều tra của cảnh sát Thái Lan về vụ đánh bom Bangkok đang ngày càng hướng về nghi vấn người Duy Ngô Nhĩ tiến hành nhằm vào du khách Trung Quốc, nhưng chính phủ Thái Lan và Trung Quốc đều không thừa nhận điều này. Nghi phạm (áo vàng) trong vụ đánh bom đền...