Thái Lan sẽ tiêm chủng miễn phí cho một nửa dân số trong năm 2021
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha mới đây đã tái khẳng định rằng một nửa dân số Thái Lan sẽ được tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 miễn phí trong năm nay. Công tác tiêm phòng sẽ bắt đầu vào tháng tới.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Truyền thông Thái Lan ngày 7/1 đưa tin, trên trang Facebook cá nhân, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã công bố một kế hoạch dài hạn để đảm bảo người dân Thái Lan sẽ được tiếp cận với các loại vaccine sản xuất trong nước với giá cả phải chăng.
Cụ thể, Thái Lan sẽ nhận được 200.000 liều vaccine đầu tiên do công ty dược phẩm Sinovac của Trung Quốc sản xuất vào tháng 2. Số vaccine này sẽ được dành cho nhân viên y tế tuyến đầu và những người cao tuổi có nguy cơ cao. Đây là lô đầu tiên của đơn đặt hàng gồm 2 triệu liều vaccine mà Chính phủ Thái Lan đặt mua từ Sinovac. Lô thứ 2 gồm 800.000 liều và 1 triệu liều còn lại sẽ đến vào cuối tháng 3 và tháng 4 tới.
Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã đặt hàng trước 26 triệu liều vaccine từ công ty AstraZeneca và đang tìm mua thêm 35 triệu liều vaccine nữa.
Video đang HOT
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha khẳng định chính quyền và ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc nghiên cứu và sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tại địa phương. Theo ông Prayut Chan-o-cha, công ty dược phẩm Siam Bioscience đã nhận được nhượng quyền từ Đại học Oxford và công ty AstraZeneca để sản xuất vaccine và có kế hoạch sản xuất 200 triệu liều/năm. Ngoài ra, các cơ sở y khoa tại Đại học Chulalongkorn cũng có kế hoạch sản xuất vaccine ngừa COVID-19 riêng.
Trong ngày 7/1, Thái Lan ghi nhận thêm 305 ca mắc COVID-19 và 1 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á này lên 9.636 ca, trong đó có 67 ca tử vong do COVID-19.
* Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong buổi họp báo ngày 7/1, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của nước này có thể bắt đầu sớm nhất là vào giữa tháng 2, với mục tiêu có 4 triệu người Australia được tiêm chủng vào cuối tháng 3.
Theo ông Morrison, đợt tiêm chủng đầu tiên sẽ bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng 2, với 80.000 mũi/tuần dành cho những người có nguy cơ cao nhất, bao gồm nhân viên tại các cơ sở cách ly người nhập cảnh và những người làm các công việc có liên quan đến người nhập cảnh, nhân viên y tế, nhân viên chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật, người cao tuổi và người khuyết tật. Trẻ em sẽ là nhóm cuối cùng được tiêm chủng, do ít nguy cơ mắc bệnh cũng như chưa có đủ dữ liệu về tác dụng của vaccine đối với các nhóm nhỏ tuổi.
Ông Morrison cho biết chính phủ sẽ đẩy nhanh quá trình phê duyệt và phân phối vaccine trong khi vẫn bảo đảm đầy đủ các bước theo quy định.
Dự kiến, vaccine của Pfizer sẽ là loại vaccine đầu tiên được Cơ quan quản lý sản phẩm trị liệu Australia (TGA) phê duyệt vào cuối tháng 1. Sau khi được phê duyệt, sẽ mất khoảng hai tuần để các lô vaccine cập cảng Australia và mất thêm một tuần nữa cho việc thử nghiệm lần cuối, trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Bộ trưởng Y tế liên bang Australia, Giáo sư Brendan Murphy cho biết vaccine của Pfizer cần được tiêm hai mũi, với 2 mũi cách nhau một vài tuần. Sau đó, Australia sẽ tiến hành tiêm phòng toàn dân với vaccine của AstraZeneca, loại vaccine này sẽ được sản xuất với số lượng lớn ngay tại Australia.
Cũng tại buổi họp báo, Thủ tướng Morrison cảnh báo chương trình tiêm chủng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 và Australia sẽ duy trì các biện pháp phòng dịch trong năm 2021.
Một số quốc gia Đông Nam Á ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19 trong ngày
Ngày 5/1, Thái Lan ghi nhận thêm 527 ca mắc COVID-19, hầu hết là những người di cư từ Myanmar sinh sống tại tỉnh Samut Sakhon ở miền Trung.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan, ngày 22/12/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo Trung tâm quản lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA), trong số các ca mới phát hiện có 521 ca lây nhiễm trong nước, với 439 ca là người di cư từ Myanmar và người Thái Lan ở tỉnh Samut Sakhon, tỉnh đầu tiên phát hiện dịch bệnh trên cả nước. Tính tới nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 8.966 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.900 ca lây nhiễm trong nước và 2.066 ca trong các khu cách ly. Theo CCSA, 4.397 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Thái Lan đã hồi phục và xuất viện trong khi 4.504 bệnh nhân vẫn đang điều trị. Tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Thái Lan hiện là 65 ca. Đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất ảnh hưởng tới 56 tỉnh, trong đó 28 tỉnh đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhất, với 5 tỉnh trong nhóm này buộc phải triển khai các biện pháp ngăn chặn bổ sung.
*Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines (DOH) thông báo thêm 937 ca mắc, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này lên 479.693 trường hợp. Như vậy, đây là ngày thứ 3 liên tiếp số ca mắc mới trong ngày tại Philippines dưới mức 1.000. Tuy nhiên, DOH cho rằng số ca mắc mới giảm chủ yếu vì công tác xét nghiệm chậm lại trong kỳ nghỉ lễ cuối năm và không loại trừ khả năng số ca mắc mới tăng trở lại trong những tuần tới.
Tổng số ca tử vong vì dịch bệnh tại Philippines hiện là 9.321, tăng 58 ca trong 1 ngày qua. Số bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục ở quốc gia này là 448.375 ca. Philippines đang phân tích chuỗi gen virus trong cơ thể của 74 ca bệnh trở về từ Anh và từ 20 quốc gia và khu vực khác trong danh sách hạn chế di chuyển của quốc gia này để kiểm tra xem liệu biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguy cơ lây nhiễm cao hơn có trong những ca bệnh này hay không.
Philippines đã xét nghiệm cho hơn 6,4 triệu người trên tổng số 110 triệu dân cả nước kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại quốc gia này. Để tránh biến thể mới của virus SARS-CoV-2, từ cuối tháng 12/2020, Philippines đã hạn chế nhập cảnh với những người nước ngoài từng đến Anh (nơi phát hiện biến thể mới) trong thời gian gần và 20 quốc gia và khu vực khác.
*Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, tính từ cuối tháng 12/2020 đến ngày 4/1/2021, đã có 6.465 lao động Campuchia từ Thái Lan trở về nước và các lao động đều thực hiện cách ly 14 ngày tại các trung tâm cách ly các tỉnh giáp biên giới Thái Lan. Hiện nay lao động nhập cư được cách ly tại 14 trung tâm cách ly trên địa bàn tỉnh Oddar Meanchey. Chính quyền tỉnh Banteay Meanchey cũng đang trưng dụng 12 trường học và Trung tâm Y tế làm cơ sở cách ly theo chỉ đạo của Bộ Y tế Campuchia. Trong khi đó, tỉnh Battambang đã chuẩn bị 7 trung tâm cách ly để đón nhận hơn 1.800 lao động Campuchia từ Thái Lan nhập cảnh.
Tổng số lao động Campuchia từ Thái Lan về có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 là 17 người, trên tổng số 382 ca mắc COVID-19 của cả nước.
Thái Lan thông báo gia hạn tình trạng khẩn cấp cho tới cuối tháng 2/2021 Một ủy ban thuộc Trung tâm quản lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) ngày 4/1 đã thông qua việc gia hạn tình trạng khẩn cấp ở nước này cho tới cuối tháng 2/2021. Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN Việc gia hạn 45 ngày đối với sắc lệnh...