Thái Lan sẽ thúc đẩy 3 chương trình nghị sự chính tại các Hội nghị Cấp cao ASEAN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha sẽ thúc đẩy 3 chương trình nghị sự chính tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 cùng các hội nghị cấp cao liên quan từ 26-28/10.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha.. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết các chương trình nghị sự chính mà Thủ tướng Prayut sẽ thúc đẩy tại chuỗi 12 hội nghị trong khuôn khổ ASEAN bao gồm ứng phó với sự lây lan và tác động của dịch COVID-19, phục hồi và củng cố một tương lai bền vững hậu COVID-19, và duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực để đối phó với biến động địa chính trị.
Về ứng phó với sự lây lan và tác động của COVID-19, người phát ngôn cho biết đây là chương trình nghị sự chính của hầu hết mọi khuôn khổ hội nghị. Trong khuôn khổ ASEAN cũng như khuôn khổ ASEAN và các Đối tác Đối thoại, Thái Lan sẽ bày tỏ sự ủng hộ một phản ứng toàn diện đối với sự lây lan và tác động của COVID-19 .
Quan chức trên cho biết phục hồi và củng cố một tương lai bền vững hậu COVID-19 song song với việc áp dụng mô hình kinh tế BCG (Sinh học-Tuần hoàn-Xanh) là nhằm tạo ra sự cân bằng cho sự phục hồi và phát triển kinh tế và xã hội trong kỷ nguyên “Bình thường Tiếp theo”.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Brunei với chủ đề bao trùm “Chúng ta quan tâm, Chúng ta chuẩn bị, Chúng ta thịnh vượng”. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh 2021 là một năm đầy thách thức trên nhiều phương diện, cả sự lây lan của COVID-19, biến động địa chính trị và tình hình khu vực, đặc biệt là tình hình Myanmar.
Tham dự các Hội nghị có lãnh đạo hoặc đại diện các nước thành viên ASEAN, Tổng thư ký ASEAN và lãnh đạo các đối tác đối thoại của ASEAN gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Nga và New Zealand. Các Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng đã được mời tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 16 để trình bày về việc thúc đẩy hợp tác và giảm thiểu COVID-19 nhằm ứng phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Theo người phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Thủ tướng Prayut cũng sẽ thông qua 25 văn kiện kết quả tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 cùng các hội nghị cấp cao liên quan.
COVID-19 tại ASEAN hết 22/10: Toàn khối xấp xỉ 13 triệu ca bệnh; Malaysia dỡ bỏ lệnh cấm lao động nhập cư
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 22/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 28.731 ca bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước; Trong khi tổng số ca tử vong tới nay tăng lên trên 274.700 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho thanh thiếu niên tại Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á đang tiếp tục xu thế hạ nhiệt, số ca mắc mới tại các nước đi ngang trong mấy ngày gần đây. Trừ Philippines, còn lại ca tử vong nhìn chung cũng đang giảm trong toàn khối. Dịch bệnh có xu thế xuất hiện đều tại các nước, thay vì tập trung tạp một vài điểm nóng như mấy tháng trước đây.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia và Việt Nam.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, "quốc gia vạn đảo" chỉ ghi nhận 760 ca bệnh mới và chỉ có 33 ca tử vong.
Người dân sát khuẩn tay phòng dịch COVID-19 tại một khu chợ ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 11/10/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Diễn biến dịch dù đã bớt nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, song số ca tử vong lại có chiều hướng tăng lại. Ngày 22/10, Philippines ghi nhận số ca tử vong lên tới 283 trường hợp. Malaysia từng là điểm nóng, song 1 ngày qua chỉ ghi nhận 6.630 ca mắc mới và 78 ca tử vong. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 925 ca bệnh và 26 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Trong khi đó, Thái Lan nổi lên thành điểm dịch nóng nhất Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 22/10 ghi nhận thêm trên 9.000 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 66 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 19/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia có xu thể dịch đi ngang mấy ngày trước đây, với 148 bệnh nhân mới và 11 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 274.767 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 553 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên xấp xỉ 13 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 12 triệu trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 22/10:
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 29/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia dỡ bỏ lệnh cấm lao động nhập cư
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob ngày 22/10 thông báo nước này sẽ cho phép lao động nước ngoài quay trở lại làm việc sau gần 16 tháng gián đoạn do đại dịch COVID-19, cũng như cho phép một số du khách quay trở lại hòn đảo nghỉ dưỡng Langkawi.
Theo Thủ tướng Ismail, Ủy ban đặc biệt về quản lý đại dịch đã nhất trí để người lao động nước ngoài vào làm việc tại Malaysia, đáp ứng nhu cầu của một số ngành, trong đó có các đồn điền dầu cọ và sản xuất găng tay cao su.
Nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của Malaysia phụ thuộc chủ yếu vào khoảng 2 triệu lao động nước ngoài. Tháng trước, quốc gia Đông Nam Á này thông báo sẽ ưu tiên để 32.000 lao động làm việc trong ngành trồng rừng trở lại nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, tác động đến ngành sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó, ngành sản xuất găng tay cao su cũng đã đề nghị chính phủ cho phép lao động nhập cư trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong năm nay và năm sau.
Bên cạnh đó, từ giữa tháng 11 tới, Malaysia cũng sẽ cho phép một số du khách quốc tế đến hòn đảo nghỉ dưỡng Langkawi. Đây là lần đầu tiên Malaysia mở cửa biên giới với du khách nước ngoài kể từ khi đại dịch bùng phát.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia cho phép mở cửa toàn bộ các trường học
Báo Khmer Times dẫn thông báo của Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao nước này ngày 21/10, cho biết bộ này đã cho phép mở cửa trở lại tất cả các trường công và tư trên cả nước bắt đầu từ 1/11 tới với điều kiện các trường học phải tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế để ngăn chặn lây nhiễm dịch bệnh trong lớp học.
Bộ trên cho biết thêm các lớp học chỉ tập trung từ 15-20 học sinh để đảm bảo giãn cách, học sinh và giáo viên phải rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang trong suốt buổi học, và tiếp tục không cho bán đồ ăn trong trường. Ngoài ra, bộ này cũng không cho phép giáo viên chưa tiêm phòng COVID-19 được giảng dạy trực tiếp, song có thể dạy trực tuyến cho học sinh, đồng thời khuyến khích giáo viên đi tiêm phòng sớm nhất có thể.
Trước đó, từ ngày 15/9, học sinh lớp 9 và lớp 12 tại Campuchia đã bắt đầu quay trở lại trường để chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp.
Sáng 22/10, tại cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Campuchia, Thủ tướng nước này Samdech Techo Hun Sen đã yêu cầu các bộ, ngành xem xét mở lại các đường bay với các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines để đón du khách và nhà đầu tư tới Campuchia.
Về tình hình dịch COVID-19 tại Campuchia, ngày thứ 15 sau khi Lễ Pchum Ben kết thúc và Thủ tướng Hun Sen đưa ra một số thông báo quan trọng về cuộc sống bình thường mới, số ca mắc COVID-19 tại nước này tiếp tục ở mức thấp ngày thứ 15 liên tiếp và là mức thấp nhất kể từ ngày 18/4. Trong thông cáo ngày 22/10, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 148 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, bao gồm 22 ca nhập cảnh và 126 ca lây nhiễm cộng đồng. Thông cáo cũng cho biết đã có thêm 11 ca tử vong, trong đó có 7 ca chưa tiêm vaccine phòng bệnh.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Lào, Bộ Y tế Lào ngày 22/10 cho biết trong 24 giờ qua, tại nước này đã có thêm 520 ca mắc COVID-19, trong đó có tới 518 ca lây nhiễm cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Số ca mắc mới này được ghi nhận ở 12 tỉnh, thành, điều này cho thấy dịch bệnh đã lan ra nhiều địa phương. Đặc biệt, Bộ Y tế Lào lo ngại nguy cơ dịch lan rộng khi thủ đô Viêng Chăn tiếp tục ghi nhận số ca lây nhiễm cộng đồng tăng cao trong một ngày với 289 ca. Điều này khiến số quận và bản được quy định là vùng đỏ tại thủ đô tăng lên 9 quận với 225 bản. Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 34.519 ca, trong đó có 49 ca tử vong.
Cũng theo Bộ Y tế Lào, nước này đã nỗ lực phân bổ các thiết bị xét nghiệm PCR trên toàn quốc để cải thiện khả năng tầm soát virus SARS-CoV-2 trong bối cảnh số ca mắc bệnh tiếp tục tăng cao, gây áp lực lớn cho các đơn vị xét nghiệm. Bên cạnh đó, Bộ Y tế Lào đã cho phép các cơ quan có thẩm quyền đủ điều kiện được sử dụng thiết bị xét nghiệm nhanh để nâng cao năng lực xét nghiệm. Trong khi đó, cá nhân và các đơn vị dịch vụ y tế tư nhân trên cả nước bị cấm sử dụng thiết bị xét nghiệm nhanh COVID-19; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật có liên quan.
Cuộc đua "chiêu dụ" người giàu nước ngoài của Thái Lan Để tạo một cú hích cho nền kinh tế, chính phủ Thái Lan đang tìm cách thu hút 1 triệu "công dân mới giàu có toàn cầu" đến định cư trong 5 năm tới. Thành phố Pattaya của Thái Lan (Ảnh minh họa: Xinhua). Kế hoạch trên, được nội các Thái Lan thông qua hồi tháng 9, đặt mục tiêu thu hút 1...