Thái Lan sẽ thành lập hai ủy ban đặc biệt để giải quyết khủng hoảng kinh tế
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 4/7 cho biết Chính phủ nước này đang lên kế hoạch thành lập hai ủy ban đặc biệt để có thể đưa ra các biện pháp hiệu quả giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế và năng lượng, cũng như giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt của người dân.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha. Ảnh: AFP/TTXVN
Ủy ban đầu tiên trực tiếp do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha lãnh đạo và sẽ tập trung vào điều tiết nền kinh tế của đất nước. Ủy ban thứ hai, do Bộ trưởng Năng lượng Supattanapong Punmeechaow đứng đầu với nhiệm vụ theo dõi tình hình kinh tế và năng lượng toàn cầu, đồng thời phân tích tác động của nó đối với Thái Lan. Thông tin về hai ủy ban này được ông Prayut chính thức công bố ngày 4/7 sau khi ông tham dự cuộc họp kéo dài 3 giờ với Hội đồng An ninh Quốc gia để giải quyết các vấn đề kinh tế.
Bên cạnh đó, ông Prayut Chan-o-cha khẳng định sẽ rà soát và đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện nhằm giúp người dân giảm chi phí sinh hoạt, qua đó tính toán mở rộng nhóm đối tượng được hỗ trợ cho đến cuối năm nay trên cơ sở ngân sách hiện có. Đối với những biện pháp không còn cần thiết hoặc không hiệu quả, ông Prayut cho rằng cần dừng lại để không tạo thêm gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Video đang HOT
Thủ tướng Thái Lan cũng cho biết ông đã chỉ thị cho Bộ Năng lượng nước này tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế để đảm bảo Thái Lan có đủ năng lượng sử dụng trong tất cả các lĩnh vực bất chấp cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang diễn ra.
Đức đối mặt với khủng hoảng kinh tế khi Nga giảm nguồn cung năng lượng
Nỗi sợ hãi suy thoái của Đức gia tăng khi dòng khí đốt của Nga chậm lại.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck. Ảnh: Politico.eu
Đức có thể phải đối mặt với việc ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt của Nga vào giữa tháng 7, Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Robert Habeck cảnh báo, làm gia tăng lo ngại rằng nước này có thể bị đẩy vào một cuộc suy thoái.
Phát biểu tại một sự kiện ở Munich, ông Habeck nói rằng việc "phong tỏa hoàn toàn" đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) có thể bắt đầu vào ngày 11/7 tới, khi tập đoàn năng lượng Gazprom cho biết họ có kế hoạch tạm dừng giao hàng trên đường ống dưới biển từ Nga đến Đức để bảo trì định kỳ.
Ông Habeck, người đã kích hoạt cảnh báo thiếu khí đốt cao cấp độ 2 hai của Đức, cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể lấy lý do là vấn đề kỹ thuật để khiến đường ống ngừng hoạt động. Nga cũng đang viện những lý do tương tự để siết chặt việc giao hàng.
Đầu tháng 6, công ty độc quyền xuất khẩu khí đốt của Nga (Gazprom) đã thông báo giảm nguồn cung cấp khí đốt qua Nord Stream xuống 67 triệu mét khối mỗi ngày từ mức 167 triệu mét khối một ngày, đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt mà họ cho là đang ngăn cản đưa thiết bị đi bảo dưỡng cho Canada. Ông Habeck gọi đó là "cái cớ" và nói rằng Đức đang bị Nga "tấn công kinh tế".
Đức và phần còn lại của EU đang chạy đua để nạp đầy các kho khí đốt của mình trước mùa Đông năm nay - EU muốn chúng được nạp đầy 80% vào ngày 1/11 - để ngăn chặn việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga. Tuy nhiên, kế hoạch đó có thể không hiệu quả nếu Điện Kremlin ngừng cung cấp sớm.
Việc cung cấp khí đốt của Nga bị gián đoạn nghiêm trọng hơn có thể khiến Đức phải ban bố tình trạng khẩn cấp cấp độ 3, theo đó Chính phủ nước này phải can thiệp trực tiếp vào thị trường khí đốt để đảm bảo nguồn cung cho "khách hàng được bảo vệ", chẳng hạn như các hộ gia đình tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và bệnh viện, vốn chiếm 37% lượng tiêu thụ khí đốt. Ông Habeck cho rằng Đức sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt khoảng 10% lượng tiêu thụ khí đốt nếu Nga ngừng cung cấp hoàn toàn.
Một phân tích từ Capital Economics cho biết "gánh nặng sẽ đổ lên vai các công ty sử dụng nhiều năng lượng và khí đốt nhất, chủ yếu trong lĩnh vực hóa chất, kim loại cơ bản, sản phẩm kim loại tinh chế và thủy tinh". Capital Economics dự đoán điều đó sẽ làm giảm sản lượng sản xuất của Đức khoảng 5% và GDP khoảng 1%.
George Saravelos, trưởng bộ phận nghiên cứu FX toàn cầu của ngân hàng Deutsche cho biết: "Chúng tôi ngày càng lo ngại về tình hình năng lượng đang diễn ra ở Đức".
Các công ty của Đức đã và đang cảm nhận được khó khăn. Giá cổ phiếu của Uniper đã giảm 18% vào giữa tuần trước sau khi cắt giảm dự báo lợi nhuận và cho biết họ đang đàm phán với chính phủ về một gói cứu trợ, đổ lỗi cho "sự không chắc chắn lớn về tình hình địa chính trị, thời gian và mức độ cắt giảm khí đốt của Nga".
Tin xấu cũng đang có tác động đến tâm lý người tiêu dùng, điều này trở nên tồi tệ hơn đáng kể trong bối cảnh lạm phát tăng vọt và lo ngại về việc Đức sẽ vượt qua mùa Đông lạnh giá sắp tới như thế nào.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cảnh báo rằng "những ngày đen tối đang ở phía trước". Ông Lindner nói: "Có nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế rất nghiêm trọng vì giá năng lượng tăng mạnh, các vấn đề về chuỗi cung ứng và vì lạm phát".
Quốc hội Hàn Quốc có Chủ tịch mới Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong phiên họp toàn thể ngày 4/7, ông Kim Jin-pyo - nghị sĩ kỳ cựu của đảng Dân chủ (DP) đối lập chính, đã được bầu làm c. Như vậy, ông Kim sẽ lãnh đạo nửa nhiệm kỳ sau của Quốc hội khóa 21 cho đến tháng 5/2024. Nghị sĩ Kim Jin-pyo đã được bầu làm Chủ...