Thái Lan sẽ phân phát 1 triệu cây cần sa để người dân trồng tại nhà
Chính phủ Thái Lan sẽ phân phát một triệu cây cần sa miễn phí cho các hộ gia đình trên toàn quốc sau khi quy định cho phép người dân trồng cần sa tại nhà có hiệu lực vào tháng 6.
Cần sa tại nông trại Rak Jang ở Thái Lan, một trong những nông trại đầu tiên được chính phủ Thái Lan cấp phép trồng và cung cấp cần sa y tế REUTERS
CNN ngày 11.5 đưa tin chính phủ Thái Lan sẽ phân phát một triệu cây cần sa miễn phí cho các hộ gia đình trên toàn quốc vào tháng 6 để đánh dấu việc quy định mới cho phép người dân trồng cần sa tại nhà có hiệu lực.
Hoạt động này được Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul thông báo trong một bài đăng trên Facebook vào ngày 8.5. Ông Charnvirakul nói rằng cây cần sa có thể được trồng như “cây trồng gia đình”.
Video đang HOT
Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 9.6. Theo đó, người dân có thể trồng cây cần sa tại nhà sau khi thông báo với chính quyền địa phương. Tuy nhiên, những cây cần sa này sẽ phải là cần sa y tế và chỉ được sử dụng cho mục đích y học. Ngoài ra, cần sa không thể được sử dụng cho mục đích thương mại nếu không xin thêm giấy phép.
Đây là bước đi mới nhất trong kế hoạch của Thái Lan nhằm đưa cần sa thành cây hoa màu. Theo Ngân hàng Thế giới, khoảng một phần ba lực lượng lao động của Thái Lan làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Năm 2018, Thái Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa cần sa để nghiên cứu và sử dụng trong y tế.
Thái Lan cũng đã nới lỏng luật pháp về cần sa. Năm ngoái, các công ty đồ uống và mỹ phẩm Thái Lan đã vội vã tung ra các sản phẩm có chiết xuất từ cây gai dầu và CBD, một hợp chất không gây cảm giác hưng phấn cho người dùng, sau khi chúng được chấp thuận dùng trong sản phẩm tiêu dùng.
Trong một bài đăng trên Facebook vào ngày 10.5, Bộ trưởng Anutin cũng lưu ý rằng các công ty Thái Lan sở hữu giấy phép có thể bán các sản phẩm cần sa chứa ít hơn 0,2% tetrahydrocannabinol (THC), chất gây hưng phấn có trong cần sa.
“Điều này sẽ giúp người dân và chính phủ thu được hơn 10 tỉ baht (289 triệu USD) mỗi năm từ cần sa và cây gai dầu”, ông Anutin viết.
Thái Lan: 12/77 tỉnh tiến tới tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu
Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) cho biết 12/77 tỉnh, thành của quốc gia Đông Nam Á này sẽ sớm có thể tuyên bố COVID-19 là một bệnh đặc hữu trước thời hạn đặt ra để chấm dứt đại dịch trên toàn quốc vào tháng 7.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 12/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Các tỉnh ở Thái Lan sẽ chuyển sang giai đoạn COVID-19 là bệnh đặc hữu khi tỷ lệ tử vong giảm xuống dưới 0,1% các ca nhiễm trong 2 tuần liên tiếp. Chính phủ Thái Lan đã ấn định thời hạn chót là ngày 1/7 để tuyên bố chấm dứt đại dịch.
Theo người phát ngôn CCSA Taweesilp Visanuyothin, 12 tỉnh có tỷ lệ tử vong đang giảm gần tới mức để tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu gồm Phetchaburi, Surat Thani, Krabi, Ranong, Trang, Nakhon Si Thammarat, Phuket, Satun, Songkhla, Yala, Pattani và Narathiwat.
Quá trình chuyển đổi COVID-19 từ đại dịch sang bệnh đặc hữu ở Thái Lan gồm 4 giai đoạn: Chiến đấu (cấp độ 4) từ 12/3 đến đầu tháng 4, Bình ổn (cấp độ 3) từ tháng 4 đến tháng 5, Suy giảm (cấp độ độ 2) từ cuối tháng 5 đến tháng 6 và Hậu đại dịch (cấp độ 1) từ ngày 1/7 trở đi.
Ngoài 12 tỉnh trên, hiện Thái Lan có 21 tỉnh đang ở cấp độ 4 và 44 tỉnh đang ở cấp độ 3. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên toàn quốc vẫn tăng mặc dù số ca nhiễm có khả năng giảm xuống. Tỉ lệ tử vong vì COVID-19 trên toàn quốc hiện nay là 0,31%. Người phát ngôn Taweesilp cho biết hầu hết các trường hợp tử vong là những người chưa tiêm chủng và có bệnh mãn tính.
CCSA đã thông qua lộ trình 3 điểm để chuyển đổi COVID-19 sang bệnh đặc hữu là: công chúng tiếp cận điều trị dễ dàng, hiệu quả với tỷ lệ tử vong thấp hơn 0,1%, hơn 60% dân số được tiêm nhắc lại và xây dựng nhận thức của cộng đồng về cách chuyển COVID-19 từ đại dịch sang bệnh đặc hữu một cách an toàn. Trong khi đó, Ủy ban Sức khỏe Cộng đồng ngày 24/4 cho rằng việc xét nghiệm COVID-19 hàng ngày và tiêm chủng phải được tăng cường để có thể tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu vào tháng 7.
Thái Lan sáng 24/4 ghi nhận thêm 17.784 ca mới cùng 126 ca tử vong trong 24 giờ qua. Con số này chưa bao gồm 14.937ca có kết quả xét nghiệm dương tính bằng phương pháp kháng nguyên mà nếu được tính vào sẽ nâng tổng số camới lên 32.721 ca. Kể từ khi ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào đầu năm 2020, Thái Lan đã có tổng cộng 4.165.874 ca, trong đó có 27.775 người không qua khỏi.
Tính đến ngày 23/4, Thái Lan đã tiêm được 132,56 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó 80,7% dân số được tiêm ít nhất một liều, 73,3% được tiêm ít nhất hai liều và 36,6% được tiêm ít nhất một liều nhắc lại.
Ấn Độ đang thoát khỏi làn sóng dịch thứ ba, kinh tế trên đà phục hồi mạnh mẽ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI - ngân hàng trung ương) nhận định nền kinh tế Ấn Độ đang đạt được đà phát triển khi thoát ra khỏi làn sóng COVID-19 thứ ba ít tai hại hơn, theo một xu hướng khác với kịch bản kinh tế toàn cầu. Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh...