Thái Lan sẽ mua thêm 35 triệu liều vaccine ngừa Covid-19
Ngày 21-4, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết Chính phủ nước này sẽ tìm cách mua thêm khoảng 35 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của từ hai đến ba nhà cung cấp, ngoài 65 triệu liều mà nước này đã đặt mua trước đó.
Người dân Thái Lan tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 tại quận Bang Khae, thủ đô Bangkok. (Ảnh: Bưu điện Bangkok)
Trên tài khoản Facebook chính thức của mình, ông Prayut nói rằng, Ủy ban mua sắm vaccine Covid-19 Thái Lan đã ra quyết định về việc mua thêm khoảng 35 triệu liều vaccine của hai hoặc ba hãng sản xuất. Hiện nay, Chính phủ Thái Lan đã đặt mua 65 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 từ hai tập đoàn AstraZeneca và Sinovac Biotech.
Ông Prayut nói: “Trong số 35 triệu liều vaccine này, có khoảng từ 10 đến 15 triệu liều do các doanh nghiệp khối tư nhân mua để tiêm cho nhân viên của họ. Điều này sẽ giúp tiết kiệm ngân sách chính phủ. Bước tiếp theo là các cơ quan liên quan phải nhanh chóng triển khai kế hoạch, hành động theo quy định của pháp luật. Tôi đã ban hành sắc lệnh về việc hoàn tất phân phối toàn bộ số vaccine vào cuối năm 2021″.
Ủy ban mua sắm vaccine Covid-19 Thái Lan bao gồm đại diện từ Bộ Y tế, Cơ quan Dược phẩm Chính phủ, Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Thái Lan và Hiệp hội các bệnh viện tư nhân. Ủy ban này do Tiến sĩ Piyasakol Sakolsatayadorn, cố vấn Trung tâm Xử lý tình hình dịch Covid-19 Thái Lan (CCSA), làm chủ tịch.
Trước đó, ngày 20-4, trước lời chỉ trích liên quan đến chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của Chính phủ Thái Lan, ông Prayut khẳng định, chương trình không hề bị chậm chễ và cũng không quá ưu ái sản phẩm vaccine của một hãng nào. Ông Prayut cũng cho biết, Thái Lan hiện đang tiến hành tiêm chủng vaccine một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Video đang HOT
Thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh điều Chính phủ Thái Lan quan tâm nhất là sự an toàn của người dân và giải thích kế hoạch mua sắm vaccine đưa ra căn cứ theo tình hình ở thời điểm ra quyết định. Khi đó, Chính phủ Thái Lan không muốn người dân phải chịu rủi ro khi tiêm những vaccine sử dụng các công nghệ chưa được thử nghiệm.
Ông nói: “Tất cả phụ thuộc vào tình hình ở thời điểm đó. Chúng tôi không muốn đặt người dân trước rủi ro khi vaccine vừa mới được đưa ra. Một số quốc gia cũng có lựa chọn tương tự”. Đến nay, khi những vaccine này đã được đưa vào sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, Chính phủ Thái Lan đã cho phép các nhà sản xuất nộp hồ sơ đăng ký và cân nhắc phương thức mua chúng.
Ông Prayut cũng cho biết, Chính phủ đã cho phép các công ty tư nhân được nhập khẩu vaccine từ các hãng sản xuất khác nhau. Hiện Chính phủ Thái Lan cũng đang chờ báo giá từ hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ để đàm phán mua thêm khoảng từ 5 đến 10 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của hãng này.
Từ tháng 2 đến nay, Thái Lan đã tiếp nhận hơn một triệu liều vaccine ngừa Covid-19 từ AstraZeneca và Sinovac. Ngoài ra, tới tháng 6, khoảng 4 đến 6 triệu liều vaccine của AstraZeneca do hãng dược phẩm Siam Bioscience sản xuất cũng sẽ được đưa ra thị trường. Sau đó, sản lượng vaccine được sản xuất sẽ tăng dần và đạt 61 triệu liều vào cuối năm nay.
Cũng trong ngày 20-4, ông Prayut đã tới thăm một bệnh viện dã chiến dành cho các bệnh nhân Covid-19 với 400 giường bệnh ở quận Nong Chock. Đây là bệnh viện dã chiến thứ 4 do chính quyền thủ đô Bangkok thiết lập và đi vào hoạt động ngày 19-4.
Thái Lan đặt 3 mục tiêu cho chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19
Ngày 18/2, Trợ lý phát ngôn viên Trung tâm xử lý tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (CCSA) Apisamai Srirangson cho biết Chính phủ Thái Lan đã đề ra các biện pháp để thực hiện 3 mục tiêu trong việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trao đổi với báo giới, bác sĩ Srirangson cho biết để thực hiện mục tiêu thứ nhất là giảm số lượng bệnh nhân và số ca tử vong vì COVID-19, tiêm chủng sẽ được thực hiện đối với những người trên 60 tuổi và những người mắc bệnh mãn tính.
Đối với mục tiêu thứ hai là để bảo vệ hệ thống y tế quốc gia, những người được tiêm sẽ là nhân viên y tế cũng như người lao động và quan chức có nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh hoặc tiếp xúc với bệnh nhân.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Samut Sakhon, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Đối với mục tiêu thứ ba là để bảo vệ nền kinh tế và xã hội quốc gia, những người được tiêm sẽ là người dân và người lao động trong các ngành dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Người sử dụng lao động sẽ đồng chi trả cho việc tiêm chủng đối với lao động nhập cư đang làm việc cho họ.
Ngoài ra, vaccine cũng sẽ được dự trữ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Bác sĩ Apisamai khẳng định mọi người ở Thái Lan - gồm cả người Thái và người nước ngoài, kể cả lao động nhập cư - sẽ được tiếp cận với vaccine ngừa COVID-19 chất lượng và an toàn.
Theo kế hoạch, lô đầu tiên gồm 200.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của Công ty công nghệ sinh học Sinovac (Trung Quốc) sẽ được Hãng hàng không quốc gia Thái Lan (THAI) vận chuyển từ Trung Quốc về nước vào ngày 24/2 tới.
* Cùng ngày, Đại học Padjadjaran (Unpad) của Indonesia cho biết sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vaccine ngừa COVID-19 do Công ty dược phẩm An Huy (Trung Quốc) bào chế vào đầu tháng 3 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Unpad, ông Rodman Tarigan cho hay vaccine của công ty dược An Huy đã được vận chuyển đến Indonesia để thử nghiệm. Nhóm nghiên cứu sẽ tuyển 2.000 tình nguyện viên từ 18 tuổi trở lên tại huyện Bandung của tỉnh Tây Java và 2.000 người tại thủ đô Jakarta.
Ông Rodman nhấn mạnh yêu cầu chính là các tình nguyện viên phải khỏe mạnh, chưa từng mắc COVID-19 và chưa được tiêm vaccine. Các tình nguyện viên đáp ứng yêu cầu sẽ được tiêm 3 mũi cách nhau một tháng và được theo dõi trong suốt 14 tháng thử nghiệm lâm sàng. Các đợt tuyển tình nguyện viên sẽ kéo dài đến ngày 31/4 tới.
Theo kế hoạch, hoạt động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với sản phẩm vaccine trên sẽ được tiến hành với 29.000 tình nguyện viên tại Uzbekistan, Ecuador, Pakistan, Indonesia và Trung Quốc. Tháng 8 năm ngoái, Unpad đã phối hợp với hãng dược quốc doanh Bio Farma và công ty Sinovach của Trung Quốc tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vaccine của Sinovac với sự tham gia của 1.620 tình nguyện viên tại huyện Bandung.
* Thụy Điển đang lên kế hoạch đẩy nhanh chương trình tiêm chủng đại trà trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 đang lan rộng khắp đất nước.
Phát biểu trên đài truyền hình SVT của Thụy Điển, ông Magnus Thyberg, điều phối viên vấn đề vaccine ở thủ đô Stockholm, cho biết: "Chúng tôi hy vọng có thể bắt đầu chương trình tiêm chủng trên một quy mô nhất định từ tháng 4 trở đi". Ông cho biết hầu hết trường hợp tiêm chủng này sẽ do các phòng khám và trung tâm tiêm chủng chuyên trách xử lý. Người dân được khuyến cáo đặt lịch hẹn trước để tránh phải chờ đợi và làm dịch bệnh lây lan.
Theo SVT, ước tính khoảng 800.000 người ở Vastra Gotaland, miền Tây Thụy Điển và khoảng 470.000 ở Skane, miền Nam nước này sẽ được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19.
* Đài truyền hình Saudi Arabia ngày 18/2 đưa tin Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm nước này đã cấp phép sử dụng đối với vaccine do Đại học Oxford và hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp bào chế.
Hiện vaccine 2 liều ngừa COVID-19 của Oxford/AstraZeneca được hoan nghênh là "vaccine cho thế giới", bởi giá thành rẻ và dễ phân phối hơn một số loại vaccine khác. AstraZeneca đặt mục tiêu sản xuất 3 tỷ liều trong năm nay và sản xuất hơn 200 triệu liều mỗi tháng đến tháng 4 tới đây.
Libya triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 Ngày 17/4, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh quốc gia Libya Dadr Addin Annajar thông báo nước này bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại thủ đô Tripoli. Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tripoli, Libya, ngày 17/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN Cho đến nay, Libya đã nhận được vaccine từ Trung Quốc, Nga và...