Thái Lan sẽ mở hội nghị bất thường về người tị nạn
Ngày 29.5, Thái Lan sẽ tổ chức “Hội nghị đặc biệt về di cư trái phép tại Ấn Độ Dương” để bàn cách giải quyết triệt để vấn đề người tị nạn, theo tờ The Nation (Thái Lan) ngày 14.5.
Cảnh sát Malaysia phát bánh mì cho những ngừoi tị nạn Bangladesh và Rohingya – Ảnh: Reuters
Thành phần tham dự sẽ là các quan chức cao cấp đại diện 15 nước có liên quan như: Úc, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh và Mỹ. Ngoài ra còn có các quan sát viên của Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Tổ chức quốc tế về di dân (IOM)…
Đối với vấn đề người tị nạn đang nóng trong những ngày gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, Tanasak Patimapragorn nói thế giới cần biết rằng dù có một số quan chức dính dáng đến đường dây buôn người, nhưng Thái Lan chỉ là “điểm trung chuyển”, không phải là điểm đến của người tị nạn.
Video đang HOT
“Trước mắt, Thái Lan đang cân nhắc việc lập các trại tạm thời cho những người tị nạn đang ở Thái Lan. Bộ Ngoại giao sẵn sàng hợp tác với các tổ chức quốc tế khi các trại này hoàn thành”, ông nói.
Về lâu dài, để đối phó với tình trạng những người tị nạn, đặc biệt là người Rohingya (người Hồi giáo thiểu số ở Myanmar), ông Tanasak nói điều quan trọng trước hết là các nước sở tại phải đảm bảo những người dân nước mình hạnh phúc với cuộc sống của họ, khi đó họ không cần phải trốn sang các nước khác.
Theo số liệu của IOM, hiện vẫn còn khoảng 7.000 người tị nạn Bangladesh và Rohingya “trôi nổi” đâu đó trên vùng biển thuộc khu vực vịnh Bengal. Trong khi đó, ngày 14.5, giới chức Malaysia buộc một chiếc tàu chở 500 người tị nạn phải quay đầu trở ra biển sau khi cung cấp xăng dầu và thực phẩm. Trước đó, hồi đầu tuần, Indonesia cũng không cho một chiếc tàu chở 600 người tị nạn cập bờ.
Lam Yên
(VP Bangkok)
Theo Thanhnien
Tối thiểu và bị động
Tại hội nghị đặc biệt hôm qua 24.4 tại Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo EU đã đạt được một số thỏa thuận nhằm ngăn chặn nạn nhập cư bất hợp pháp.
Người dân tại Malaga, phía nam Tây Ban Nha, biểu tình phản đối chính sách người nhập cư của Liên minh châu Âu. Người biểu tình dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của vụ chìm tàu trên Địa Trung Hải hôm 19.4 - Ảnh: Reuters
Trong đó có tăng ngân sách dành cho chương trình tuần tra và cứu hộ ở Địa Trung Hải (Triton) từ 3 triệu euro lên 9 triệu euro/tháng. Nhiều nước như Anh, Bỉ, Đức, Pháp cũng cam kết hỗ trợ thêm nhân lực và trang thiết bị cho chương trình này. Tuy nhiên, tất cả chỉ có vậy.
Hội nghị khẩn cấp đã không đạt được những kết quả mang tính đột phá như mong đợi, khi các nhà lãnh đạo EU chỉ đồng ý hỗ trợ tiếp nhận "tùy theo khả năng" những người nhập cư được công nhận là người tị nạn. Trước đó, có ý kiến đề xuất là mỗi nước bắt buộc nhận tối thiểu 5.000 người để chia sẻ áp lực với các quốc gia ven Địa Trung Hải như Hy Lạp, Malta, Tây Ban Nha và đặc biệt là Ý.
Đề xuất xem xét mở chiến dịch quân sự để truy quét các băng nhóm chuyên tổ chức nhập cư lậu tuy rất được ủng hộ nhưng sẽ gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt về pháp lý. Ngoài ra, ngân sách dành cho chương trình Triton tuy được tăng gấp 3 nhưng cũng chỉ bằng mức Ý từng chi cho một chương trình cứu hộ được áp dụng trong những năm trước đây.
Trong khi đó, Địa Trung Hải đang trở thành "mồ chôn tập thể khổng lồ" sau một loạt vụ tai nạn tàu bè chở người nhập cư lậu từ châu Phi với cả ngàn người chết. Bọn tổ chức nhập cảnh trái phép đã khiến EU trở tay không kịp với thủ đoạn để mặc người nhập cư lênh đênh trên những con tàu mỏng manh và vì lý do nhân đạo, các nước EU ven biển không thể bỏ mặc họ.
Những kết quả nói trên cho thấy nhiều thành viên EU vẫn chưa chân thành chung tay chia sẻ gánh nặng này. Liên minh vẫn đang mò mẫm với những giải pháp cho phần ngọn, vẫn xơ cứng về tài chính và bất cập về pháp lý trong khi chuyện người nhập cư đang trở thành vấn đề chính trị xã hội ngày càng nan giải.
Nguyễn Ngọc Lan Chi
Theo Thanhnien
Kiếp nô lệ của ngư dân Thái Công viêc vât va, không co thơi gian nghi ngơi, nhưng Samart Senasook chăng co lưa chon nao hơn ngoai chấp nhận làm viêc trên tau ca. Ngư dân ngươi Thai va Myanmar sinh hoat trong nha tam cua môt công ty đanh băt ca ơ Benjina, Indonesia thang 11/2014. Anh: AP Luc trươc, ông lam bao vê ơ Bangkok, công viêc thât...